Bạn có nghe nói đến tinh dầu phong lữ, nhưng bạn lại không biết gì nhiều về nó ngoài cái tên! Bạn đang muốn tìm hiểu kỹ về loại tinh dầu này để xem:
- Tinh dầu phong lữ là gì? Nó được chiết xuất ra sao? Thành phần của nó gồm những chất nào?
- Tinh dầu phong lữ có tác dụng gì với sức khỏe?
- Nếu muốn mua thì mua của hãng nào tốt? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
- Cách sử dụng thế nào cho hiệu quả, an toàn?
Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì còn chờ gì nữa mà không đọc tiếp bài viết này ngay để tìm câu trả lời!
Bạn thắc mắc không biết hiện có những loại tinh dầu phổ biến nào? Tác dụng và cách dùng chúng ra sao? Hãy tìm ngay câu trả lời qua bài: Tổng hợp các loại tinh dầu phổ biến hiện nay
Mục lục
Tinh dầu phong lữ là gì?
Tinh dầu phong lữ được chiết xuất từ thân, lá và hoa của cây phong lữ bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Loại tinh dầu này thường được sử dụng để sát trùng, chữa lành vết thương, chống trầm cảm.
Loại tinh dầu này đã được sử dụng rất lâu trước kia bởi người Ai Cập để chăm sóc da. Ngày nay nó còn được dùng để điều trị mụn trứng cá, giảm viêm, giảm bớt tâm trạng lo lắng và cân bằng nội tiết tố.
Các thành phần hóa học chính của tinh dầu phong lữ gồm: eugenol, geranic, citronellol, geraniol, linalool, citronellyl formate, citral, myrtenol, terpineol, methone và sabinene.
Tác dụng của tinh dầu phong lữ
1. Chăm sóc da
Có thể nói đây là một trong số những loại tinh dầu có khả năng chăm sóc da rất tốt. Bạn có thể dùng nó để:
- Ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa da, làm giảm nếp nhăn hoặc tình trạng da bị khô
- Điều trị mụn trứng cá, viêm da và các bệnh ngoài da
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng chăm sóc da của tinh dầu phong lữ bằng cách tham khảo tại đây.
Để tận dụng tối đa lợi ích này của tinh dầu phong lữ hãy pha nó với dầu dẫn (ví dụ dầu dừa) rồi thoa nó lên vùng da cần điều trị. Loại tinh dầu này hoàn toàn an toàn khi sử dụng để bôi ngoài da.
2. Giảm đau cơ
Bạn đang gặp phải tình trạng đau cơ do tập luyện hay vận động quá mức mà chưa tìm được một biện pháp an toàn và hiệu quả để điều trị? Nếu vậy tinh dầu phong lữ có thể giúp bạn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh loại tinh dầu này có khả năng làm giảm tình trạng đau và căng cứng cơ.
3. Kháng khuẩn, chống nấm
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu phong lữ có khả năng kháng khuẩn và chống nấm mạnh. Nó có thể ngăn chặn và tiêu diệt khoảng 24 loại vi khuẩn và nấm khác nhau. Nhờ đặc tính này tinh dầu phong lữ có khả năng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng (xem nghiên cứu tại đây).
Để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào vết thương, vết loét ngoài da bạn hãy pha 2 giọt tinh dầu phong lữ với 1 thìa cà phê dầu dừa rồi thoa lên vùng da gặp vấn đề.
Để ngăn chặn sự nhiễm nấm ở chân, tay hãy cho thêm vài giọt tinh dầu vào nước ngâm chân. Thực hiện điều này 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Tinh dầu tỏi có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Mua loại nào tốt?
4. Kích thích tiểu tiện
Có thể coi tinh dầu phong lữ như một loại thuốc lợi thiên nhiên có tác dụng nhẹ. Việc tăng cường đào thải nước tiểu sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ đi một số hóa chất độc hại, kim loại nặng, đường, muối. Đi tiểu cũng giúp loại bỏ mật và acid dạ dày bị thừa.
5. Tốt cho bệnh Alzheimer và chứng mất trí
Một nghiên cứu được công bố năm 2010 đã chứng minh tác dụng chống viêm thần kinh ấn tượng của tinh dầu phong lữ. Khi nói đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, sự hoạt hóa của các tế bào mrogolial (các tế bào miễn dịch chính trong não) và sự giải phóng tiếp theo của các yếu tố gây viêm bao gồm nitric oxide (NO) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến triển bệnh. Và tinh dầu phong lữ có khả năng ngăn chặn quá trình viêm này (xem nghiên cứu tại đây).
6. Ngăn chặn nhiễm trùng hô hấp
Một đánh giá khoa học vào năm 2013 đã xem xét dữ liệu về việc sử dụng chiết xuất Pelargonium sidoides (chiết xuất từ cây phong lữ Nam Phi) ở dạng lỏng hoặc dạng viên so với giả dược trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chiết xuất từ cây phong lữ có thể có hiệu quả trong việc làm giảm viêm mũi cấp tính và các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, nó cũng có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính ở người lớn cũng như trẻ em và nhiễm trùng xoang ở người lớn (xem nghiên cứu tại đây).
Một loại tinh dầu rất tốt cho các bệnh đường hô hấp mà mình nghĩ bạn nên tìm hiểu, đó chính là: Tinh dầu khuynh diệp
7. Giảm lo lắng và trầm cảm
Mùi hương ngọt ngào và quyến rũ của tinh dầu phong lữ có tác dụng làm giảm sự lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.
Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 thậm chí còn cho thấy rằng tinh dầu phong lữ có thể giúp phụ nữ mang thai làm giảm sự lo lắng của họ trong quá trình chuyển dạ. Nghiên cứu tiến hành trên 100 phụ nữ kết luận rằng “mùi thơm của tinh dầu phong lữ có thể làm giảm sự lo lắng trong quá trình chuyển dạ và có thể được khuyến cáo như là một loại thuốc chống lo âu không xâm lấn trong khi sinh”. Phụ nữ cũng biểu hiện giảm huyết áp tâm trương sau khi ngửi thấy mùi tinh dầu phong lữ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về nghiên cứu này tại đây.
Có một loại tinh dầu cũng có tác dụng tương tự tinh dầu phong lữ mà mình muốn bạn tìm hiểu, đó chính là: Tinh dầu hoa hồng
8. Chất chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu phong lữ là một bài thuốc thiên nhiên an toàn cho việc giảm viêm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy tinh dầu phong lữ là một bài thuốc an toàn và hiệu quả hơn khi so với thuốc chống viêm thường dùng. Dữ liệu thống kê cho thấy tinh dầu phong lữ làm giảm viêm trong cơ thể và có ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc giảm cholesterol và đau khớp (xem nghiên cứu tại đây).
9. Xua đuổi côn trùng
Tinh dầu phong lữ thường được sử dụng trong các thuốc chống côn trùng có nguồn gốc thiên nhiên. Nó hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi và một số loại côn trùng khác.
Để tận dụng tác dụng tuyệt vời này hãy pha tinh dầu phong lữ với nước cất rồi xịt nó lên quần áo hay cơ thể bạn.
Nhắc đến tinh dầu có khả năng xua đuổi không thể không nhắc đến: Tinh dầu sả
Nên mua tinh dầu phong lữ nào tốt? Mua ở đâu?
Đọc hết chỗ tác dụng bên trên, chắc hẳn nhiều bạn cũng muốn mua một lọ về dùng thử rồi! Nhưng bạn lại không biết nên mua của hãng nào? Mua ở đâu?
Đừng lo lắng, dưới đây là một số sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay mà mình tổng hợp được:
Tinh dầu phong lữ Heber
- Thương hiệu Heber Natural Life Việt Nam
- Sản xuất tại Ấn Độ
- Chất lượng đảm bảo, xuất xứ rõ ràng
- Đang là một trong số những thương hiệu tinh dầu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
- Mức giá hợp lý
Giá và địa chỉ bán
Tinh dầu phong lữ Kobi
- Thương hiệu KOBI Việt Nam
- Sản xuất tại Việt Nam
- Xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo
- Địa chỉ công ty, địa chỉ trang web rõ ràng
- Chế độ chăm sóc khách hàng khá tốt
- Mức giá bình dân
Giá và địa chỉ bán
Tinh dầu phong lữ Noison
- Thương hiệu Việt Nam nhập khẩu
- Sản xuất tại Ấn Độ
- Xuất xứ rõ, chất lượng đảm bảo
- Được đánh giá cao nhờ chất lượng tốt, chăm sóc khách hàng tốt
- Địa chỉ trang web, địa chỉ công ty rõ ràng
- Mức giá khá cao
Giá và địa chỉ bán
Cách sử dụng tinh dầu phong lữ hiệu quả, an toàn
- Khuếch tán: Cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán hoặc đèn xông rồi bật nó lên mỗi tối. Cách này giúp giảm căng thẳng, giảm lo lắng, ngăn ngừa trầm cảm. Đồng thời nó cũng giúp xua đuổi muỗi, côn trùng và làm sạch không khí
- Hít: Mở nắp lọ tinh dầu để cách mũi khoảng 3 cm, hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ. Cách này giúp giảm triệu chứng của bệnh đường hô hấp, trị cảm lạnh thông thường, cải thiện tinh thần
- Thoa lên da: Pha tinh dầu nguyên chất với dầu dẫn (dầu dừa) rồi thoa lên vùng da gặp vấn đề. Bạn có thể thêm nó vào sữa rửa mặt, dầu gội cũng được
- Xoa bóp: Pha tinh dầu nguyên chất với dầu dẫn rồi xoa bóp lên vùng cơ, vùng khớp gặp vấn đề. Cách này giúp giảm đau cơ, giảm đau khớp hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu phong lữ
- Mặc dù loại tinh dầu này rất an toàn khi bôi lên da. Nhưng trong lần đầu sử dụng hãy pha loãng nó với nước hoặc dầu mang rồi thoa một chút lên mu tay nếu thấy mẩn đỏ, ngứa hãy dừng sử dụng ngay!
- Không thoa trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da, hãy pha loãng nó trước khi thoa lên da!
- Tránh thoa lên mắt hoặc vùng da gần mắt
- Tinh dầu phong lữ có thể uống được, nhưng bạn chỉ nên uống khi chắc chắn tinh dầu bạn đang sở hữu nguyên chất 100% và được chiết xuất từ thiên nhiên
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng tinh dầu phong lữ
- Để lọ tinh dầu của bạn tránh xa tầm tay trẻ em
- Nếu bạn có ý định uống nó hãy chắc chắn rằng bạn đang không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào!
Trên đây là những chia sẻ của mình về tinh dầu phong lữ mà mình tổng hợp được. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!