Mụn nước hay phồng rộp, là một phần da nổi lên chứa đầy chất lỏng. Bạn có thể quen với vết phồng rộp nếu bạn đeo giày không phù hợp quá lâu.
Mụn nước thường gây khó chịu, đau đớn, phiền toái. Những nốt thường nổi ở kẽ tay, bàn chân, hay nổi khắp cơ khi mụn nước vỡ, bong tróc sẽ để lại làn da sần sùi kém xinh. Đây là tình trạng bạn không thể coi thường bởi chúng là dấu hiệu của việc cơ thể đang không hoạt động bình thường hoặc là biểu hiện ban đầu của một vài bệnh nguy hiểm như: Bệnh chàm, dị ứng, viêm da, bệnh zona (giời leo), nhiễm khuẩn, Herpes rộp nước, thủy đậu hay các bệnh lý về gan. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân để phòng ngừa và cách chữa trị mụn nước hiệu quả.
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết
Mục lục
Nguyên nhân gây mụn nước
Mụn nước có thể được gây ra bởi ma sát, nhiễm trùng hoặc trong trường hợp hiếm gặp là tình trạng da. Dưới đây là 16 nguyên nhân có thể gây ra mụn nước.
Lở môi (cold sores hay fever blisters)
Là một bệnh nhiễm trùng do siêu vi rất thường thấy. Lở môi lan truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như khi hôn
Các triệu chứng bao gồm: nhiều mụn nước đỏ, đau và chứa đầu dịch xuất hiện gần miệng và môi
Trước khi xuất hiện các vết đau, da ở khu vực bị ảnh hưởng sẽ thấy râm ran và bỏng rát.
Bùng phát cũng có thể đi kèm với các triệu chứng nhẹ, giống cúm như sốt nhẹ, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết
Herpes
Virus HSV-1 và HSV-2 gây tổn thương miệng và bộ phận sinh dục
Những mụn nước đau đớn này xuất hiện một mình hoặc thành cụm và rỉ ra chất lỏng màu vàng và sau đó đóng vảy.
Các dấu hiệu cũng bao gồm các triệu chứng giống như cúm nhẹ: sốt, mệt mỏi, sưng hạch, đau đầu, đau nhức cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn
Mụn nước có thể tái phát khi bị căng thẳng, mãn kinh, ốm yếu hoặc phơi nắng
Mụn rộp sinh dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) này là do virus HSV-2 và HSV-1 gây ra.
Nó gây ra mụn giộp như herpes, đó là những vết phồng rộp đau đớn chứa đầy chất lỏng có thể vỡ ra và chảy dịch.
Các khu vực bị nhiễm bệnh thường bắt đầu bằng ngứa, hoặc râm ran trước khi xuất hiện mụn nước.
Các triệu chứng bao gồm sưng hạch bạch huyết, sốt nhẹ, đau đầu và đau nhức cơ thể.
Chốc lở
Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chốc lở là nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
Bỏng
Đây được coi là một tình trạng cấp cứu trong y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp.
Mức độ nghiêm trọng của bỏng được phân loại theo cả độ sâu và kích thước
- Bỏng độ I: viêm da cấp do bỏng: phù nề, sưng, nóng, đỏ, đau ở lớp nông của da, khỏi không để lại sẹo. Hay gặp do bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo.
- Bỏng độ II: Trên nền da đỏ, xuất hiện những nốt phỏng nước chứa dịch trong hoặc vàng nhạt, có thể xuất hiện muộn từ 12-24 giờ sau khi bị bỏng, khi khỏi không để lại sẹo. Khỏi sau 10 – 14 ngày. Hay gặp: bỏng nước sôi chỗ có quần áo…
- Bỏng độ III (Bỏng trung bì). Hoại tử toàn bộ lớp thượng bì, tổn thương phần lớn các thành phần lớp trung bì, nhưng các thành phần phụ thuộc của da (gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn), còn nguyên vẹn. Loại này chia thành hai loại: IIIa và IIIb, là trung gian giữa bỏng nông và bỏng sâu.
- Bỏng độ IV (Bỏng toàn bộ lớp da): Đám da trắng bạch (như thịt luộc), đỏ xám hoặc đá hoa vân. Lớp tế bào đáy bị phá huỷ, bỏng ăn lan tới trung bì, gây hoại tử da diện rộng. Vì mất lớp tế bào sinh sản, da không được bảo vệ, nên bỏng loại này hầu hết bị nhiễm khuẩn. Đám da có thể hoại tử ướt hoặc hoại tử khô. Thường gặp bỏng do xăng, acid, bỏng điện…
- Bỏng độ V: tác nhân gây bỏng phá huỷ hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương, cả một vùng của da bị cháy đen. Thường gặp do điện cao thế, sét đánh, cháy nhà (trong các thảm hoạ cháy nhà cao tầng), cháy ô tô chở khách…).
Viêm da tiếp xúc
Xuất hiện hàng giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
Phát ban có đường viền rõ ràng và xuất hiện nơi da bạn chạm vào chất kích thích
Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp
Các mụn nước ứ nước, rỉ nước hoặc trở nên cứng
Viêm miệng
Viêm miệng là một vết loét hoặc viêm trên môi hoặc bên trong miệng có thể do nhiễm trùng, căng thẳng, chấn thương, nhạy cảm hoặc bệnh khác.
Hai dạng viêm miệng chính là viêm miệng herpes, còn được gọi là lở môi và áp-tơ miệng, còn được gọi là viêm loét miệng.
Các triệu chứng viêm miệng herpes bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, sưng hạch bạch huyết và đau rộp, xuất hiện nhiều mụn nước trên môi hoặc trong miệng vỡ ra và loét.
Với bệnh áp-tơ miệng, vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục với đường viền viêm màu đỏ và trung tâm màu vàng hoặc trắng.
Bỏng lạnh
Tình trạng này được coi là một cấp cứu y tế. Chăm sóc khẩn cấp có thể cần thiết.
Bỏng lạnh (Frostbite) là một thuật ngữ y học để chỉ tổn thương tại chỗ gây cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai…
Bỏng lạnh được chia thành 4 cấp độ
- Cấp độ 1: chỉ bị tổn thương tới bề mặt da, biểu hiện với triệu chứng ngứa, đau, biến đổi màu sắc, da có thể trắng tiến tới đỏ và vàng, rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh.
- Cấp độ 2: da cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Giai đoạn này có thể xuất hiện các bọng nước, da có thể trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
- Cấp độ 3, 4: tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử do dinh dưỡng, nếu có bội nhiễm vi khuẩn là yếu tố tiên lượng nặng, đòi hỏi can thiệp ngay.
Zona thần kinh
Phát ban rất đau như thế bị bỏng, ngứa ran hoặc châm chích, ngay cả khi không có mụn nước
Mụn nước tập trung thành cụm, chứa đầy chất lỏng dễ vỡ và chảy dịch
Phát ban và mụn nước mọc theo đường đi của dây thần kinh, hình đường thẳng, xuất hiện phổ biến
trên thân mình, nhưng có thể xảy ra trên các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt. Ban và
mụn nước không bao giờ mọc quá đường giữa cơ thể.
Có thể kèm theo sốt nhẹ, ớn lạnh, đau đầu hoặc mệt mỏi
Bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt của bàn tay, bàn chân; còn gọi là eczema bàn tay, bàn chân; có tên khoa học là pompholyx hay dyshidrotic eczema.
Bệnh khởi phát đột ngột, các mụn nước chứa dịch trong sâu dưới da rất ngứa ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay
Nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết, nhưng nó có thể liên quan đến dị ứng, như dị ứng hoa cỏ
Các triệu chứng khác như: da khô, đỏ, có vảy với các vết nứt sâu.
Bệnh pemphigus
Pemphigus là một nhóm những bệnh bọng nước tự miễn dịch hiếm gặp của da và/hay các niêm mạc. … Các desmosome là cầu nối giữa những tế bào gai giữ cho da nguyên vẹn. Khi những tự kháng thể tấn công các desmosome, các tế bào gai bị chia tách, dịch gian bào tập trung tại vị trí tổn thương hình thành bọng nước.
Có nhiều loại pemphigoid khác nhau dựa trên vị trí và thời điểm mụn nước xảy ra.
Phát ban đỏ thường phát triển trước mụn nước.
Các mụn nước dày, lớn và chứa đầy chất lỏng, thường có màu trong nhưng có thể chứa một ít máu.
Da xung quanh mụn nước có thể trông bình thường, hoặc hơi đỏ hoặc sậm màu.
Các mụn nước đã vỡ thường đau.
Pemphigus Vulgaris
Pemphigus Vulgaris là một bệnh tự miễn hiếm gặp
Nó ảnh hưởng đến da và niêm mạc miệng, cổ họng, mũi, mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn và phổi
Đau rát, ngứa rộp da, dễ vỡ và chảy máu
Mụn nước ở miệng và cổ họng có thể gây đau khi nuốt và ăn
Bệnh chàm dị ứng
Hình dạng có thể trông giống như một vết bỏng.
Thường thấy ở bàn tay và cẳng tay
Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp
Các mụn nước ứ nước, rỉ nước hoặc trở nên cứng
Thủy đậu
Các nốt mụn nước đỏ, trong có chúa nhiều dịch, ở nhiều giai đoạn khác nhau xuất hiện khắp cơ thể.
Phát ban đi kèm với sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn
Có khả năng lây truyền cho đến khi tất cả các mụn nước đã vỡ
Viêm quầng
Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp trên cùng của da
Nó thường được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus nhóm A.
Đám viêm quầng màu đỏ tươi, hơi cao hơn mặt da, nề, cộm, ranh giới rõ, có bờ con trạch gồ cao. Đau tự nhiên hay bóp vào thì đau. Ở những vùng tổ chức lỏng lẻo có khi tạo phù nề nặng hoặc ban đỏ có giới hạn rõ và có thể thấy mụn nước ở rìa và có khi là đám phù nề, sưng nóng, đỏ, đau giới hạn rõ và , ở giữa đám tổn thương là phỏng nước them chí là tổ chức loét hoại tử.
Không điều trị gì thì bệnh kéo dài 1-3 tuần rồi khỏi dần, đám da giảm dần, bề mặt có thể xuất hiện róc vẩy da nhất là ở các vùng có mụn nước hay phỏng nước.
Vị trí thông thường của tổn thương là bong, mặt, da đầu, tai. ở người lớn gặp ở chân 50%, mặt 35%, tai 3%.
Triệu chứng toàn thân thường nặng ở những người có sức đề kháng yếu. Toàn trạng sốt cao, li bì, hạch lympho sưng to, đau.
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis)
Viêm da dạng herpes có tổn thương cơ bản là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước, sẩn mày đay, các mụn nước sắp xếp lẻ tẻ hay cụm, mang tính chất đối xứng, ở đầu vai, cùi tay, ở đùi, cẳng chân, cẳng tay, cánh tay, kế tiếp là ở mông, kẽ mông, đùi ,lưng bụng, sau đó là ở lưng và bụng
Có tiền triệu ngứa rát nhiều giờ ở vùng da sắp nổi mụn bọng nước mới
Các bọng nước to bằng hạt ngô ,căng ,chứa dịch trong hay màu vàng chanh. Bọng nước tồn tại 5 – 7 ngày sau làm mủ, vỡ ra vết trợt đóng vảy tiết
Đó là một triệu chứng của không dung nạp gluten tự miễn và bệnh celiac.
Các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng cách tuân theo chế độ ăn không có gluten.
Nguyên nhân gây phồng rộp
Có nhiều nguyên nhân tạm thời gây ra mụn nước.
- Ví dụ như xuất hiện do ma sát khi một thứ gì đó cọ vào da bạn trong một thời gian dài. Điều này xảy ra phổ biến nhất trên tay và chân.
- Viêm da tiếp xúc cũng có thể gây mụn nước. Đây là một phản ứng da với các chất gây dị ứng, như cây thường xuân độc, latex, chất kết dính hoặc chất kích thích như hóa chất hoặc thuốc trừ sâu. Nó có thể gây đỏ, viêm da và phồng rộp.
- Bỏng, nếu đủ nghiêm trọng, có thể tạo ra phồng rộp. Điều này bao gồm bỏng từ nhiệt, hóa chất và cháy nắng.
- Bệnh chàm dị ứng là tình trạng da bị gây ra hoặc trở nên tồi tệ hơn do các chất gây dị ứng và có thể tạo ra mụn nước. Một loại khác của bệnh chàm là bệnh tổ đỉa, cũng dẫn đến xuất hiện mụn nước; nhưng nguyên nhân của nó là không rõ, và nó có xu hướng tự xuất hiện là tự lành.
- Bỏng lạnh ít phổ biến hơn, nhưng nó có thể gây mụn nước trên da khi tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh trong một thời gian dài.
Mụn nước cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm:
- Bệnh chốc lở, một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, có thể gây ra mụn nước.
- Thủy đậu, một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, tạo ra các nốt ngứa và thường nổi mụn nước trên da.
- Loại virus tương tự gây bệnh thủy đậu cũng gây ra bệnh zona, hay herpes zoster. Virus xuất hiện trở lại ở một số người và tạo ra phát ban da với các mụn nước có thể vỡ.
- Herpes và kết quả của lở môi có thể dẫn đến phồng rộp da.
- Viêm miệng gây ra một vết loét bên trong miệng có thể do herpes simplex 1.
- Mụn rộp sinh dục cũng có thể dẫn đến mụn nước quanh vùng sinh dục.
- Viêm quầng là một bệnh nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Streptococcus gây ra, nổi mụn nước trên da là một triệu chứng của nó.
Hiếm gặp hơn, mụn nước là kết quả của một số bệnh như:
- Bệnh porphyrias
- Bệnh pemphigus
- Viêm da dạng herpes
- Bệnh ly thượng bì bọng nước (epidermolysis bullosa)
Điều trị mụn nước
Hầu hết các mụn nước không cần điều trị. Nếu bạn để chúng một mình, chúng sẽ biến mất, và lớp da trên cùng ngăn ngừa sẽ bị nhiễm trùng.
Nếu bạn biết nguyên nhân gây ra vết phồng rộp của mình, bạn có thể điều trị bằng cách băng lại bằng một miếng băng để giữ nó được bảo vệ Cuối cùng, chất lỏng sẽ thấm trở lại vào mô và vết phồng sẽ biến mất.
Bạn không nên đâm thủng nốt mụn nước trừ khi nó rất đau, vì da trên chất lỏng bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Mụn nước do ma sát, dị ứng và bỏng là những phản ứng tạm thời đối với các kích thích. Trong những trường hợp này, cách điều trị tốt nhất là tránh những gì khiến da bạn bị phồng rộp.
Các mụn nước do nhiễm trùng cũng là tạm thời, nhưng chúng có thể cần điều trị. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài thuốc điều trị nhiễm trùng, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một vài biện pháp để điều trị các triệu chứng. Nếu có một nguyên nhân được biết đến gây ra các mụn nước, chẳng hạn như tiếp xúc với một hóa chất nhất định hoặc sử dụng một loại thuốc, hãy ngừng sử dụng sản phẩm đó.
Một số điều kiện có thể gây mụn nước, chẳng hạn như pemphigus, sẽ không có cách điều trị triệt để. Bác sĩ có thể kê toa các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn quản lý các triệu chứng. Điều này có thể bao gồm các loại kem steroid để làm giảm phát ban da hoặc kháng sinh để chữa nhiễm trùng da.
Tiên lượng
Trong hầu hết các trường hợp, mụn nước không phải là tình trạng đe dọa tính mạng. Hầu hết sẽ biến mất mà không cần điều trị, nhưng có thể khiến bạn đau đớn và khó chịu trong lúc này.
Số lượng mụn nước bạn có, và liệu chúng có bị vỡ hoặc bị nhiễm trùng hay không, rất quan trọng trong tình trạng của bạn. Nếu bạn điều trị nhiễm trùng gây ra mụn nước, tiên lượng bệnh của bạn là tốt. Đối với tình trạng da hiếm gặp, việc điều trị tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào bệnh cảnh của từng người.
Ngăn ngừa mụn nước do ma sát
Đối với các mụn nước phổ biến nhất đó là những mụn nước, phồng rộp gây ra do ma sát trên da bàn chân – bạn có thể thực hành các biện pháp phòng ngừa cơ bản:
- Luôn mang giày thoải mái, vừa vặn.
- Nếu bạn phải đi bộ trong một thời gian dài, hãy sử dụng những đôi tất có đệm dày để giảm ma sát.
- Khi bạn đi bộ, bạn có thể cảm thấy một vết phồng bắt đầu hình thành. Hãy dừng lại và bảo vệ vùng da này bằng cách dán một miếng băng để tránh ma sát thêm.