Phát ban là một thay đổi đáng chú ý trong kết cấu hoặc màu da của bạn. Da của bạn có thể trở nên bong vảy, nổi mẩn, ngứa hoặc bị kích thích. Bạn đã bao giờ bị phát bạn chưa? Bạn đã biết những gì về phát ban? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu về nguyên nhân gây phát ban để từ đó điều trị và phòng tránh đúng cách.
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những gì bạn cần biết
Mục lục
21 nguyên nhân chính gây phát ban
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra phát ban. Dưới đây là 21 nguyên nhân gây phát ban:
Vết cắn của bọ chét
Thường tập trung thành cụm ở phần thấp của chân và bàn chân.
Ngứa, vết sưng đỏ bao quanh bởi một quầng đỏ
Các triệu chứng bắt đầu ngay sau khi bị cắn
Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn (Fifth Disease)
Nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi, tiêu chảy và buồn nôn
Bệnh hay xuất hiện ở trẻ em hơn ở người lớn
Ban tròn, nổi mẩn đỏ trên má
Nổi mẩn đỏ ở cánh tay, chân và phần trên cơ thể có thể thấy rõ hơn sau khi tắm nước nóng.
Rosacea (chứng đỏ mặt)
Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên có da nhạt màu
Bệnh da mãn tính trải qua nhiều chu kì tái phát, xuất hiện do sự giãn nở bất thường của các mạch máu trên da.
Bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn do thức ăn cay, đồ uống có cồn, ánh sáng mặt trời, căng thẳng và vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori
Các triệu chứng phổ biến bao gồm đỏ bừng mặt, nổi mụn đỏ, mụn mủ, đỏ da mặt, khô da và nóng rát, châm chích và khó chịu
Chốc lở
Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thường nằm ở khu vực xung quanh miệng, cằm và mũi
Phát ban khó chịu và mụn nước chứa chất lỏng dễ vỡ và tạo thành một lớp vỏ màu mật ong
Hắc lào
Phát ban có vảy hình tròn với đường viền nổi
Da ở giữa khu vực trung tâm hình tròn có xu hướng lành hơn khu vực ở rìa, tổn thương có xu hướng lan rộng
Ngứa
Viêm da tiếp xúc
Xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
Có giới hạn rõ ràng và xuất hiện nơi da bạn chạm vào chất kích thích
Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp
Mụn nước mà dễ vỡ, rỉ nước hoặc trở nên đóng vảy cứng.
Bệnh chàm dị ứng
Trông giống như một vết bỏng
Thường thấy ở bàn tay và cẳng tay
Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp
Mụn nước mà dễ vỡ, rỉ nước hoặc trở nên đóng vảy cứng.
Bệnh tay chân miệng
Thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi
Đau, nổi mụn nước đỏ ở miệng và trên lưỡi và nướu
Những mụn đỏ phẳng hoặc nổi lên nằm ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
Mụn cũng có thể xuất hiện trên mông hoặc khu vực sinh dục
Hăm tã
Xuất hiện ở khu vực da tiếp xúc với tã
Da trông đỏ, ẩm ướt và bị kích thích
Khi chạm vào da thấy ấm nóng
Bệnh chàm (Eczema)
Có các vảy màu vàng hoặc trắng bong ra
Các khu vực bị ảnh hưởng có thể xuất hiện đỏ da, ngứa, bóng dầu hoặc nhờn
Rụng tóc có thể xảy ra trong khu vực bị phát ban
Bệnh vẩy nến
Vảy nến có màu trắng bạc xuất hiện trên nền da màu đỏ. Đôi khi các phần da này sẽ bị bứt ra và chảy máu.
Thường nằm ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới
Có thể bị ngứa hoặc không có triệu chứng.
Thủy đậu
Các nốt mụn nước đỏ, trong có chứa nhiều dịch, ở nhiều giai đoạn khác nhau xuất hiện khắp cơ thể.
Phát ban đi kèm với sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn
Có khả năng lây truyền cho đến khi tất cả các mụn nước đã vỡ.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Đây là một bệnh tự miễn biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và cơ quan khác nhau
Bao gồm một loạt các triệu chứng da và niêm mạc, từ phát ban đến loét
Phát ban hình cánh bướm ở mặt
Phát ban có thể xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi phơi nắng.
Zona
Phát ban rất đau như thế bị bỏng, ngứa ran hoặc châm chích, ngay cả khi không có mụn nước
Mụn nước tập trung thành cụm, chứa đầy chất lỏng dễ vỡ và chảy dịch
Phát ban và mụn nước mọc theo đường đi của dây thần kinh, hình đường thẳng, xuất hiện phổ biến trên thân mình, nhưng có thể xảy ra trên các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt. Ban và mụn nước không bao giờ mọc quá đường giữa cơ thể.
Có thể kèm theo sốt nhẹ, ớn lạnh, đau đầu hoặc mệt mỏi
Viêm mô tế bào
Tình trạng này được coi là một cấp cứu y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp
Gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập qua vết nứt hoặc vết cắt trên da
Da đỏ, đau, sưng có hoặc không chảy dịch và lan nhanh
Nóng và mềm khi chạm vào
Sốt, ớn lạnh và vệt đỏ do phát ban có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế
Dị ứng thuốc
Tình trạng này được coi là một cấp cứu y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp
- Dị ứng nhẹ: Ngứa, nổi mẩn đỏ có thể xảy ra vài ngày đến vài tuần sau khi dùng thuốc
- Dị ứng thuốc nghiêm trọng: Có thể đe dọa đến tính mạng và các triệu chứng bao gồm nổi mề đay, tim đập, sưng, ngứa và khó thở
Các triệu chứng khác bao gồm sốt, rối loạn tiêu hóa và các chấm nhỏ màu tím hoặc đỏ trên da
Bệnh ghẻ
Thời kì ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 6 tuần.
Ngứa rất nhiều, ngứa nhiều hơn về đêm, ngoại trừ đầu, mặt. Tổn thương gồm nhiều sẩn, mụn nước nằm rải rác, đặc biệt ở vùng da non.
Nhiều người trong gia đình cùng bị ngứa
Rãnh ghẻ: rãnh màu xám hoặc giống màu da, dài 0,5-1cm, thẳng hay ngoằn ngoèo, có mụn nước, sẩn ở 2 đầu, giữa các ngón hay mặt trước ngón
Dấu trầy xước do cào gãi, vết chàm hóa.
Bệnh sởi
Các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, đỏ, chảy nước mắt, chán ăn, ho và sổ mũi
Phát ban đỏ lan từ mặt xuống cơ thể, xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay ba đến năm ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện
Những đốm nhỏ màu đỏ với trung tâm màu trắng xanh xuất hiện bên trong miệng
Bọ ve cắn
Đau hoặc sưng ở vùng cắn
Phát ban, cảm giác nóng rát, phồng rộp hoặc khó thở
Bọ ve thường bám trên da trong một thời gian dài
Vết cắn hiếm khi xuất hiện tập trung thành đám
Bệnh Eczema da dầu
Da có các vảy bong màu vàng hoặc trắng
Da ở các khu vực bị ảnh hưởng có thể đỏ, ngứa, dính hoặc nhờn
Rụng tóc có thể xảy ra ở vùng phát ban
Bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlet fever)
Xảy ra cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn
Nổi mẩn đỏ trên khắp cơ thể (nhưng không có ở tay và chân), thường đi kèm với viêm họng và sốt cao
Ban tinh hồng nhiệt xuất hiện sau khi có dấu hiệu sốt 12-48 giờ, đầu tiên là ở vùng dưới tai, cổ, ngực, nách, háng, sau đó lan ra các vùng khác của cơ thể sau 24 giờ. Ban dạng cát thô, nhỏ, bóng, đồng đều, có nơi tập trung thành mảng. Khi thương tổn da lan rộng, sờ vào da có cảm giác như sờ vào giấy nhám.lưỡi đỏ tươi
Bệnh Kawasaki
Tình trạng này được coi là một cấp cứu y tế và cần được chăm sóc khẩn cấp
Bệnh Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi.
Sốt liên tục 5 ngày hoặc hơn
Thay đổi khoang miệng: Môi đỏ sẫm , mọng hoặc rỉ máu; Phù đỏ khoang miệng; Lưỡi đỏ nổi gai, “ lưỡi dâu tây” ( Strawberry tongue),
Thay đổi đầu chi:
- Giai đoạn đầu: Phù mu tay, mu chân; Đỏ tía gan bàn tay, bàn chân,
- Giai đoan bán cấp: Bong da đầu ngón tay, đầu ngón chân
Sưng hạch góc hàm, >1,5 cm , không hóa mủ.
Viêm đỏ kết mạc 2 bên
Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, tuy nhiên, bệnh thường diễn biến tốt lên.
Điều gì gây ra phát ban?
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban. Loại phát ban này xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất lạ gây ra phản ứng, dẫn đến phát ban. Phát ban có thể là ngứa, đỏ hoặc viêm. Nguyên nhân có thể gây viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Sản phẩm làm đẹp, xà phòng và bột giặt
- Thuốc nhuộm trong quần áo
- Tiếp xúc với hóa chất trong cao su, nhựa hoặc latex
- Chạm vào cây độc, chẳng hạn như sồi độc, cây thường xuân độc hay cây sơn độc
Thuốc
Uống thuốc cũng có thể gây phát ban. Ban có thể là kết quả của:
- Một phản ứng dị ứng với thuốc
- Tác dụng phụ của thuốc
- Nhạy cảm với thuốc
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân có thể khác gây phát ban bao gồm:
- Phát ban đôi khi có thể xuất hiện trong khu vực bị bọ cắn, chẳng hạn như vết cắn của bọ chét. Bọ ve là mối quan tâm đặc biệt bởi vì chúng có thể truyền bệnh.
- Bệnh chàm, hay viêm da cơ địa, là phát ban chủ yếu xảy ra ở những người bị hen suyễn hoặc dị ứng. Phát ban thường có màu đỏ và ngứa đi kèm với vảy da.
- Bệnh vẩy nến là một tình trạng da phổ biến có thể gây ra đỏ da, ngứa và bong vảy ở da đầu, khuỷu tay và ở các khớp.
- Bệnh eczema da dầu là một loại bệnh thường ảnh hưởng đến da đầu và gây đỏ da, bong vảy và gàu. Nó cũng có thể xảy ra trên tai, miệng hoặc mũi. Khi xuất hiện ở em bé có nó được gọi là “cứt trâu”
- Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn gây ra phát ban ở má và mũi. Phát ban này được biết đến là ban hình cánh bướm ở mặt.
- Rosacea (chứng đỏ mặt) là một tình trạng da mãn tính không rõ nguyên nhân. Rosacea có nhiều loại, nhưng tất cả đều được đặc trưng bởi đỏ và phát ban trên mặt.
- Bệnh hắc lào là một bệnh nhiễm nấm gây ra phát ban hình nhẫn đặc biệt. Cùng một loại nấm gây ra bệnh hắc lào của cơ thể và da đầu cũng gây ra chứng nấm da đùi và bệnh bàn chân lực sĩ.
- Hăm tã là một kích ứng da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nó xuất hiện khi trẻ phải đóng tã quá lâu mà không được thay.
- Bệnh ghẻ là bệnh truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng bắt buộc là cái ghẻ ( Sarcoptes scabiei, giống Hominis) xâm nhập ở lớp thượng bì gây ra. Chúng thường đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng.
- Viêm tế bào là một bệnh nhiễm trùng của da do vi khuẩn. Nó thường xuất hiện dưới dạng một vùng đỏ, sưng đau và đau khi chạm vào. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng gây ra viêm mô tế bào có thể lan rộng và đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân gây phát ban ở trẻ em
Trẻ em đặc biệt dễ bị phát ban do bệnh tật, chẳng hạn như:
- Thủy đậu là một loại bệnh do virus đặc trưng bởi các mụn nước đỏ và ngứa.
- Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.
- Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A tạo ra độc tố gây phát ban giống như giấy nhám màu đỏ tươi.
- Bệnh tay, chân và miệng là một bệnh nhiễm virut có thể gây ra các tổn thương đỏ trên miệng và phát ban ở tay và chân.
- Bệnh thứ 5 hay còn gọi là bệnh ban đỏ nhiễm trùng , đó là 1 tình trạng nhiễm trùng gây nổi ban, sốt và một số triệu chứng khác. Nguyên nhân gây bệnh là virus Human parvovirus.
- Bệnh Kawasaki là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra phát ban và sốt ở giai đoạn đầu và có thể dẫn đến biến chứng là phình động mạch vành.
- Chốc lở là nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
Chăm sóc phát ban tại nhà
Bạn có thể điều trị hầu hết các phát ban tiếp xúc, nhưng nó phụ thuộc vào nguyên nhân. Thực hiện theo các hướng dẫn này để giúp giảm bớt sự khó chịu và tăng tốc quá trình chữa bệnh:
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, nhẹ nhàng thay vì xà phòng thơm, nó có mạnh với làn da đang bị kích thích.
- Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để làm sạch da và tóc.
- Vỗ nhẹ lên vùng da bị phát ban tới khi khô thay vì chà xát, lau chùi nó.
- Hãy để cho vùng da bị phát ban “thở”. Nếu nó có thể, hãy tránh che nó bằng quần áo, hãy để nó thoáng mát.
- Ngừng sử dụng mỹ phẩm mới hoặc các loại kem có thể là nguyên nhân gây ra phát ban.
- Bôi kem dưỡng ẩm không chưa hương liệu cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm.
- Tránh làm trầy xước phát ban vì làm như vậy có thể làm cho nó tồi tệ hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Bôi một loại kem chứa hydrocortisone không kê đơn vào khu vực bị ảnh hưởng nếu phát ban rất ngứa và gây khó chịu.
- Tắm bằng bột yến mạch. Điều này có thể làm dịu cơn ngứa liên quan đến phát ban do bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến. Xem cách tắm bằng bột yến mạch tại đây.
- Vệ sinh tóc và da đầu thường xuyên bằng dầu gội trị gàu nếu bạn bị gàu cùng với phát ban. Dầu gội trị gàu thường có sẵn tại các nhà thuốc, nhưng bác sĩ có thể kê toa các loại mạnh hơn nếu bạn cần chúng.
Thuốc không theo toa
Uống acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen trong liều cho phép để giảm đau nhẹ liên quan đến phát ban. Hỏi bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng các loại thuốc này, và tránh dùng chúng trong một thời gian dài vì chúng có thể có tác dụng phụ. Bạn có thể không dùng được nếu bạn bị bệnh gan hoặc thận hoặc có tiền sử loét dạ dày.
Khi nào cần gặp bắc sĩ nếu bạn bị phát ban?
Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị phát ban cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Đau hoặc đổi màu da ở vùng phát ban
- Đau hoặc ngứa ở cổ họng
- Khó thở
- Sưng mặt hoặc tứ chi
- Sốt 38 °C hoặc cao hơn
- Lơ mơ
- Chóng mặt
- Đau đầu hoặc cổ nghiêm trọng
- Nôn hoặc tiêu chảy nhiều lần
Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị phát ban cũng như các triệu chứng toàn thân khác bao gồm:
- Đau khớp
- Đau họng
- Sốt nhẹ trên 38 °C
- Các vệt đỏ hoặc các khu vực nhạy cảm gần phát ban
- Có vết bọ cắn hoặc vết cắn của động vật gần đây
Bạn sẽ được bác sĩ hỏi bệnh và các câu hỏi sẽ liên quan tới:
- Tiền sử bệnh
- Chế độ ăn
- Sử dụng gần đây các sản phẩm hoặc thuốc
- Vệ sinh
Bạn sẽ được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm bao gồm:
- Đo nhiệt độ cơ thể
- Các xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm dị ứng hoặc công thức máu toàn bộ
- Tiền hành sinh thiết da, trong đó lấy một mẫu mô da nhỏ để phân tích
- Giới thiệu bạn tới bác sĩ chuyên khoa da liễu để đánh giá thêm
- Bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc kem dưỡng da để làm giảm phát ban. Hầu hết mọi người có thể điều trị phát ban hiệu quả bằng các phương pháp điều trị y tế và chăm sóc tại nhà.
Những gì bạn có thể làm ngay bây giờ?
Thực hiện theo các mẹo sau nếu bạn bị phát ban:
- Sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để làm dịu phát ban tiếp xúc nhẹ.
- Xác định các tác nhân tiềm ẩn gây phát ban và tránh chúng càng nhiều càng tốt
- Đi khám ngay nếu phát ban không biến mất với các phương pháp điều trị tại nhà, hoặc nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác ngoài phát ban và nghi ngờ bạn bị bệnh.
- Cẩn thận làm theo bất kỳ phương pháp điều trị bác sĩ kê toa, trao đổi lại với bác sĩ nếu phát ban vẫn còn hoặc tồi tệ hơn sau khi điều trị.