Da bạn khô, ngứa ngáy rất khó chịu, có khi còn nổi cả mụn nước và đóng vảy nữa. rất có thể bạn đã mắc viêm da cơ địa rồi. Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp nhất hiện nay, bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, mọi độ tuổi khác nhau.
Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh. Vì vậy hiểu được bệnh viêm da cơ địa là gì? Dấu hiệu,triệu chứng và cách chữa là hết sức cần thiết với những ai không may mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh thông qua bài viết dưới đây!
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết
Mục lục
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm da cơ địa (eczema) rất khác nhau giữa mỗi người và thường bao gồm:
- Da khô
- Ngứa, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm
- Các mảng có màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, nếp khuỷu tay và khoeo, ở trẻ sơ sinh thường thấy ở mặt và da đầu.
- Các nốt nhỏ, nổi lên, khi bị trầy xước có thể chảy dịch và sau đó đóng vảy.
- Da dày, nứt nẻ, bong vảy
- Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi
Viêm da cơ địa thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành. Đối với một số người, nó bùng phát định kỳ và sau đó biến mất trong một thời gian, thậm chí trong vài năm.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn:
- Cảm thấy chịu khi tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày
- Bị nhiễm trùng da – trên da xuất hiện những vệt đỏ, chảy mủ, vảy vàng
- Các triệu chứng vẫn không thuyên giảm mặc dù đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà
- Đưa con bạn đi khám lập tức nếu bé bị sốt và phát ban có vẻ bị nhiễm trùng
Nguyên nhân
Một làn da khỏe mạnh có thể giữ lại được độ ẩm và bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, chất kích thích và dị ứng. Bệnh viêm da cơ địa có liên quan đến một biến đổi trong gen ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sự bảo vệ này của da. Điều này làm cho làn da của bạn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, chất kích thích và dị ứng.
Ở một số trẻ, dị ứng thực phẩm có thể đóng vai trò gây ra bệnh này.
Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ chính của viêm da dị ứng là có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh chàm, dị ứng, dị ứng phân hoa hoặc hen suyễn
Biến chứng
Biến chứng của viêm da dị ứng (chàm) có thể bao gồm:
Hen suyễn và dị ứng phấn hoa
Bệnh viêm da cơ địa đôi khi có trước những tình trạng này. Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa phát triển thành hen suyễn và dị ứng phấn hoa ở tuổi 13.
Ngứa mạn tính, da có vảy
Một tình trạng da gọi là viêm da thần kinh (neurodermatitis hay viêm da liken hóa mạn tính) bắt đầu bằng việc xuất hiện mảng da ngứa. Bạn gãi khu vực này để giảm ngứa, nhưng thậm chí còn làm cho nó ngứa hơn. Cuối cùng, bạn có thể gãi chỉ đơn giản vì thói quen. Tình trạng này có thể làm cho da bị ảnh hưởng bị đổi màu, sạm da và dày da.
Nhiễm trùng da
Gãi nhiều lần làm trầy xước da có thể gây ra vết loét và vết nứt. Những thứ này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và vi-rút, bao gồm cả virus herpes simplex.
Viêm da bàn tay do chất kích thích (Irritant hand dermatitis)
Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có công việc đòi hỏi tay của họ thường bị ướt và tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và chất khử trùng mạnh.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Tình trạng này là phổ biến ở những người bị viêm da cơ địa.
Gặp các vấn đề về giấc ngủ
Những đợt ngứa có thể khiến chất lượng giấc ngủ kém đi.
Phòng ngừa
Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh các đợt viêm da cơ địa bùng phát và giảm thiểu khô da sau khi tắm:
Dưỡng ẩm cho làn da của bạn ít nhất hai lần một ngày
Sử dụng dưỡng ẩm dạng kem, lotion hay thuốc mỡ. Chọn một hoặc nhiều sản phẩm phù hợp với bạn. Sử dụng sáp dầu- petroleum jelly cho da em bé có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của viêm da cơ địa.
Cố gắng xác định và tránh các tác nhân làm xấu đi tình trạng da
Những thứ có thể làm xấu đi tình trạng của da bao gồm mồ hôi, căng thẳng, béo phì, xà phòng, chất tẩy rửa, bụi và phấn hoa. Giảm tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da.
Tránh thực phẩm gây dị ứng
Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể gặp phải tình trạng bùng phát khi ăn một số loại thực phẩm, bao gồm trứng, sữa, đậu nành và lúa mì. Xác định các loại thực phẩm có thể gây bùng phát để tránh tối đa.
Thời gian tắm ngắn hơn
Thời gian tắm nên giới hạn từ 10-15 phút. Và sử dụng nước ấm chứ không phải nước nóng.
Tắm trắng hay Bleach bath therapy
Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên xem xét tắm trắng để ngăn ngừa các đợt bùng phát. Tắm thuốc tẩy trắng pha loãng làm giảm vi khuẩn trên da và các bệnh nhiễm trùng liên quan. Thêm 1/2 cốc (118 ml) chất tẩy trắng, vào bồn tắm 40 gallon (151 lít) chứa đầy nước ấm. Nên mua loại có chứa 6% sodium hypochlorite. Cho quá nhiều chất tẩy trắng có thể làm kích ứng làn da, còn nếu cho không đủ thì không có tác dụng. Ngâm từ cổ trở xuống hoặc chỉ các vùng da bị ảnh hưởng trong khoảng 10 phút. Không ngâm quá đầu. Sử dụng biện pháp này không quá hai lần một tuần.
Chỉ sử dụng xà phòng nhẹ nhàng
Chọn xà phòng nhẹ. Xà phòng khử mùi và xà phòng kháng khuẩn có thể loại bỏ mất lớp dầu bảo vệ tự nhiên và làm khô da của bạn.
Lau khô người cẩn thận
Sau khi tắm nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho tới khi da khô bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm ngay khi da bạn còn ẩm.
Lời kết
Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng hoặc eczema là tình trạng khiến da bạn đỏ và ngứa. Nó phổ biến ở trẻ em nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa kéo dài (mãn tính) và có xu hướng bùng phát định kỳ. Nó có thể đi kèm với hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa.
Không có phương pháp điều trị nào khỏi hoàn toàn cho viêm da dị ứng. Nhưng phương pháp điều trị và các biện pháp tự chăm sóc có thể làm giảm ngứa và ngăn chặn sự bùng phát mới. Ví dụ, hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, giữ ẩm cho làn da của bạn thường xuyên và bôi kem dưỡng hay thuốc mỡ.