Viêm mô tế bào là bệnh thường gặp có thể điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên nó có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Viêm mô tế bào có thể dẫn tới các đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết trong xương, viêm màng não hoặc nhiễm trùng mạch bạch huyết.
Đặc biệt, viêm mô tế bào ở trẻ em sẽ nguy hiểm hơn so với ở người lớn. Vì thế, chúng ta cần phát hiện kịp thời các biểu hiện của căn bệnh này và có phương pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.hãy cùng tìm hiểu bệnh viêm mô tế bào qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết
Mục lục
Viêm mô tế bào là gì?
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do vi khuẩn. Đầu tiên, viêm mô tế bào có thể xuất hiện dưới dạng một khu vực da sưng đỏ, cảm thấy nóng và đau khi chạm vào. Các vết đỏ và sưng thường lan nhanh. Đau là cảm giác thường có trong viêm mô tế bào.
Trong hầu hết các trường hợp, khu vực da vùng cẳng chân thường bị viêm mô tế bào hơn, mặc dù nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể hoặc khuôn mặt của bạn. Viêm mô tế bào thường ảnh hưởng đến bề mặt da của bạn, nhưng nó cũng có thể lan đến các mô bên dưới. Viêm tế bào cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu.
Nếu viêm mô tế bào không được điều trị, nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Bạn nên đi khám ngay nếu gặp các triệu chứng viêm mô tế bào.
Triệu chứng viêm mô tế bào
Các triệu chứng của viêm mô tế bào có thể bao gồm:
- Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện đột ngột.
- Một vùng da của cơ thể bị viêm quầng (erysipelas) trở nên sưng, nóng, đỏ và đau, giới hạn không rõ có tính chất lan tỏa.
- Giữa tổn thương có thể có bọng nước, xuất huyết.
- Người bệnh có biểu hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.
- Các biểu hiện này giảm nhanh chóng khi được điều trị.
- Trường hợp nặng có thể có hoại tử, áp xe dưới da, viêm cơ, cân cơ, nhiễm khuẩn huyết và những nhiễm khuẩn nặng khác có thể xảy ra, nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường hoặc trẻ em.
- Cẳng chân là vị trí thường gặp nhất. Sang chấn nhỏ ngay cả những tổn thương nông, bề mặt, hoặc loét, viêm kẽ đều là cửa ngõ để vi khuân thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Một số triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng viêm mô tế bào nghiêm trọng hơn là:
- Run rẩy
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Đau đầu nhẹ
- Đau cơ
- Da ấm nóng
- Đổ mồ hôi
Các triệu chứng sau đây có thể báo hiệu rằng viêm mô tế bào đang lan rộng:
- Buồn ngủ
- Thờ ơ
- Phồng rộp
- Da xuất hiện những vệt đỏ
Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào xảy ra khi một số loại vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt hoặc vết nứt trên da. Viêm mô tế bào thường do vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus gây ra.
Các vết thương ngoài da như vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc vết mổ phẫu thuật thường là vị trí nhiễm trùng. Một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ phát triển của viêm mô tế bào.
Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Tình trạng da gây ra nứt da, chẳng hạn như chàm và bệnh bàn chân lực sĩ (athlete’s foot)
- Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV)
- Bệnh tiểu đường
- Tiền sử viêm mô tế bào
Chẩn đoán viêm mô tế bào
Hầu hết các bác sĩ có thể chấn đoán viêm mô tế bào thông qua việc quan sát tổn thương, nhưng họ sẽ khám tổng thể để xác định mức độ của bệnh. Bài kiểm tra này có thể phát hiện:
- Vùng da bị sưng
- Da đỏ và ấm ở khu vực bị ảnh hưởng
- Sưng hạch
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể muốn theo dõi khu vực bị ảnh hưởng có đỏ và sưng lan rộng hay không trong một vài ngày. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện lấy máu hoặc nuôi cấy dịch từ vết thương để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn.
Điều trị viêm mô tế bào
Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường uống từ 10 đến 21 ngày để điều trị viêm mô tế bào. Thời gian điều trị bằng kháng sinh đường uống sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện trong vòng vài ngày, điều quan trọng là bạn phải uống tất cả các loại thuốc được kê đơn để đảm bảo điều trị đúng cách, không được tự ý dừng thuốc giữa chừng.
Trong khi bạn dùng thuốc kháng sinh, hãy theo dõi tình trạng để xem các triệu chứng có cải thiện không. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ cải thiện hoặc biến mất trong vòng một vài ngày.
Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau.
Bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Trong khi bạn nghỉ ngơi, kê chân bị ảnh hưởng cao hơn tim để giảm sưng.
Liên hệ với bác sĩ điều trị ngay lập tức nếu bạn không đáp ứng điều trị (nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bạn bị sốt) trong vòng ba ngày sau khi bắt đầu một đợt kháng sinh.
Viêm mô tế bào thường hết trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh. Điều trị lâu hơn có thể là cần thiết nếu nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn mắc một căn bệnh mãn tính hoặc nếu hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt.
Những người mắc các bệnh khác kèm theo và có các yếu tố nguy cơ có thể cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi trong quá trình điều trị. Bác sĩ có thể khuyên nhập viện nếu bạn:
- Sốt cao
- Huyết áp cao
- Bệnh không cải thiện khi dùng kháng sinh.
- Suy giảm miễn dịch do một bệnh khác
Bạn cũng có thể phải nhập viện nếu bạn cần dùng kháng sinh đường tiêm khi kháng sinh đường uống không có tác dụng điều trị.
Biến chứng của viêm mô tế bào
Đôi khi viêm mô tế bào có thể lan rộng khắp cơ thể, xâm nhập vào các hạch bạch huyết và máu. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể xâm nhập vào các lớp mô sâu hơn. Các biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra là:
- Nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng xương
- Viêm mạch bạch huyết
- Hoại tử mô
Ngăn ngừa viêm mô tế bào
Nếu bạn có một vết nứt trên da, hãy làm sạch nó ngay lập tức và bôi thuốc mỡ kháng sinh thường xuyên. Che vết thương của bạn bằng băng sạch và thay băng hàng ngày, cho đến khi hình thành vảy. Kiểm tra xem vết thương của bạn có đỏ, chảy dịch và đau không. Những triệu chứng này có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng.
Những người có tuần hoàn kém hoặc có bệnh lí từ trước khiến họ có nguy cơ bị viêm mô tế bào nên có biện pháp phòng ngừa thêm, bao gồm:
- Giữ ẩm cho da để ngăn ngừa nứt nẻ
- điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng da bề mặt, chẳng hạn chàm và bệnh bàn chân lực sĩ
- Mặc đồ bảo hộ khi làm việc hoặc khi chơi những trò có thể gây xây xát
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm dấu hiệu chấn thương hoặc nhiễm trùng