Bạn có biết bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều phương thức khác nhau và có nguy cơ trở thành đại dịch nếu không ngăn chặn kịp thời. Hầu hết người mắc thủy đậu đều có các biểu hiện lành tính, có thể khỏi bệnh sau 1-2 tuần điều trị. Tuy vậy một số trường hợp biến chứng có thể phát sinh thành các chứng viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng da, viêm mô tế bào, viêm gan…
Bạn đã hiểu biết những gì về căn bệnh này? hiểu được nguyên nhân, nhận biết được các triệu chứng của bệnh giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh thủy đậu.
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết
Mục lục
- Bệnh thủy đậu là gì?
- Các triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?
- Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu?
- Ai có nguy cơ bị bệnh thủy đậu?
- Bệnh thủy đậu được chẩn đoán như thế nào?
- Các biến chứng có thể có của thủy đậu là gì?
- Bệnh thủy đậu được điều trị như thế nào?
- Tiến triển của bệnh
- Làm thế nào có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu?
- Lời kết
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu, còn được gọi là varicella, được đặc trưng bởi các mụn nước đỏ ngứa xuất hiện trên khắp cơ thể. Bệnh gây ra bởi virus Varicella Zoste (VZV). Nó thường ảnh hưởng đến trẻ em, và rất phổ biến, nó được coi là một bệnh “ đương nhiên” trong thời thơ ấu.
Rất hiếm khi bị nhiễm thủy đậu nhiều hơn một lần. Và kể từ khi vắc-xin thủy đậu được sử dụng vào giữa những năm 1990, các trường hợp mắc bệnh đã giảm.
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng từ 7 đến 21 ngày trước khi xuất hiện phát ban và các triệu chứng khác. Bạn bắt đầu truyền bệnh cho những người xung quanh 48 giờ trước khi phát ban da bắt đầu xảy ra.
Phát ban ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thủy đậu.
Các triệu chứng ngoài phát ban có thể kéo dài một vài ngày và bao gồm:
- Sốt
- Đau đầu
- Ăn mất ngon
Một hoặc hai ngày sau khi bạn gặp các triệu chứng này, phát ban kinh điển sẽ bắt đầu phát triển. Phát ban trải qua ba giai đoạn trước khi bạn hồi phục. Bao gồm các giai đoạn sau:
- Các vết ban sưng đỏ hoặc hồng xuất hiện khắp cơ thể
- Xuất hiện các nốt mụn nước, bong bóng nước hình tròn trên da và niêm mạc ở khắp toàn thân, rải rác tại tay, chân, lưng, mặt… Trong các bong bóng nước có chứa dịch trong, sau 24 giờ xuất hiện thì hóa đục và có thể lan rộng trên da nếu nốt mụn bị vỡ phần dịch. Ngoài ra bong bóng nước cũng có thể mọc tại các vùng niêm mạc ở miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, âm đạo… gây khó chịu. Một số trường hợp xuất hiện mụn nước dạng xuất huyết.
- Sau 7-9 ngày phát bệnh, các nốt mụn, bong bóng nước sẽ vỡ ra, khô lại và đóng vảy. Thời kì hồi phục kéo dài liên tục 3-4 ngày cho đến khi làn da trở lại bình thường và cơ thể dần khỏe mạnh hơn.
Các nốt trên cơ thể bạn sẽ không xuất hiện và mất đi cùng một lúc. Những vết sưng mới sẽ liên tục xuất hiện trong suốt quá trình nhiễm trùng. Phát ban có thể rất ngứa, đặc biệt là trước khi nó đóng vảy.
Bạn vẫn có khả năng truyền bệnh cho mọi người xung quanh tới đến khi tất cả các mụn nước trên cơ thể của bạn đóng vảy. các vảy nhanh chóng bị rơi ra và phải mất 7 đến 14 ngày để biến mất hoàn toàn.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu?
Virus Varicella-zoster (VZV) là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Hầu hết các trường hợp xảy ra thông qua tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh. Vi-rút này dễ lây cho những người xung quanh bạn từ một đến hai ngày trước khi mụn nước của bạn xuất hiện. VZV vẫn truyền nhiễm cho đến khi tất cả các mụn nước đã vỡ. Virus có thể lây lan qua:
- Người chưa có kháng thể miễn dịch với virus Varicella Zoster khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu có thể bị lây nhiễm qua đường hô hấp. Do virus sẽ đi theo các bọt nước trong khoang miệng bệnh nhân thủy đậu lúc ho, hắt hơi, nói chuyện… lẫn vào trong không khí.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, ăn uống chung….
- Chạm phải chất dịch ở trong các nốt bong bóng nước trên da bệnh nhân thủy đậu, tiếp xúc với quần áo, khăn mặt, vật dụng làm việc có dính chất dịch từ da bệnh nhân thủy đậu.
Ai có nguy cơ bị bệnh thủy đậu?
Từng mắc thủy đậu hoặc tiêm vắc-xin trước đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Miễn dịch từ người mẹ có thể được truyền sang em bé khi mang thai. Miễn dịch kéo dài khoảng ba tháng sau khi sinh.
Bất cứ ai chưa bị mắc bệnh hay tiêm phòng đều có thể nhiễm virus. Rủi ro mắc bệnh tăng theo bất kỳ điều kiện nào sau đây:
- Bạn đã tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh gần đây.
- Bạn dưới 12 tuổi.
- Bạn là một người lớn sống với trẻ em.
- Bạn đã dành thời gian trong một trường học hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em.
- Hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại do bệnh tật hoặc thuốc men.
Bệnh thủy đậu được chẩn đoán như thế nào?
Bạn cần đi khám bất cứ khi nào bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân, đặc biệt là nếu nó kèm theo các triệu chứng cảm lạnh hoặc sốt. Đây là dấu hiệu bạn có thể bị mắc cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn đang mang thai và đã tiếp xúc với mầm bệnh.
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng cách kiểm tra các đặc điểm, tính chất của mụn nước trên cơ thể bạn. Hoặc, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể xác nhận nguyên nhân của mụn nước.
Các biến chứng có thể có của thủy đậu là gì?
Nếu nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị thủy đậu, hãy tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời vì thủy đậu còn có thể dẫn đến biến chứng thần kinh (theo nghiên cứu thuộc Khoa Y, Jawaharlal Viện Giáo dục và Nghiên cứu Y khoa Sau đại học, Pondicherry, Ấn Độ). Ngoài ra, phải lập tức báo bác sĩ biết nếu bạn gặp những trường hợp sau:
- Các nốt ban lan rộng đến một hoặc cả hai mắt;
- Các nốt ban rất đỏ, cảm giác nóng hoặc nhạy cảm, có thể đó là dấu hiệu của việc da bị nhiễm trùng;
- Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run rẩy, ho nặng, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39,4 độ C;
- Khi có bất cứ người nào trong gia đình miễn dịch yếu hoặc có trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Khi các biến chứng xảy ra, chúng thường ảnh hưởng nhất tới:
- Trẻ sơ sinh
- Người cao tuổi
- Người có hệ miễn dịch yếu
- Phụ nữ mang thai
Những nhóm này cũng có thể bị viêm phổi do VZV hoặc nhiễm khuẩn ở da, khớp hoặc xương.
Phụ nữ bị thủy đậu khi mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh, bao gồm:
- Tăng trưởng kém
- Kích thước đầu nhỏ
- Những vấn đề về mắt
- Thiểu năng trí tuệ
Xem thêm: Bệnh Zona là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thủy đậu được điều trị như thế nào?
Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu sẽ được khuyên nên kiểm soát các triệu chứng trong khi chờ virus tự thoái lui khỏi cơ thể. Phụ huynh sẽ được yêu cầu để trẻ nghỉ học, chăm sóc và theo dõi để ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút. Người lớn bị nhiễm bệnh cũng sẽ cần phải ở nhà, tránh lây lan cho người khác.
Bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc kháng histamine hoặc thuốc mỡ tại chỗ, hoặc bạn có thể dễ dàng mua chúng ở các hiệu thuốc để giảm ngứa. Bạn cũng có thể làm dịu da ngứa bằng cách:
- Tắm nước ấm
- Bôi kem dưỡng da không mùi
- Mặc quần áo nhẹ, thoáng mát để tránh ảnh hưởng đến các nốt mụn nước.
- Cắt ngắn móng tay, giữ tay sạch sẽ để tránh gây tổn thương đến các nốt mụn nước.
- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể, không dùng xà bông khi tắm và chỉ nên tắm rửa bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế cọ xát có thể làm các nốt bong bóng nước vỡ.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút nếu bạn gặp biến chứng do vi-rút hoặc có nguy cơ bị tác dụng phụ. Những người có nguy cơ cao thường là trẻ em, người lớn tuổi hoặc những người có tình trạng bệnh lý nào đó. Những loại thuốc kháng vi-rút này không chữa được bệnh thủy đậu. Chúng làm cho các triệu chứng bớt nghiêm trọng hơn bằng cách làm chậm hoạt động của virus. Điều này sẽ cho phép hệ thống miễn dịch cơ thể của bạn hồi phục nhanh hơn.
Tiến triển của bệnh
Cơ thể có thể tự chống lại hầu hết các trường hợp thủy đậu. Mọi người thường trở lại hoạt động bình thường trong vòng một đến hai tuần.
Một khi bệnh thủy đậu lành, hầu hết mọi người đều có miễn dịch với virus. Khả năng tái phát thủy đậu là rất thấp, bởi trong quá trình điều trị cơ thể đã tự hình thành kháng thể miễn bệnh, ngăn ngừa nguy cơ virus xâm nhập về sau. Trong một số ít trường hợp, nó có thể xuất hiện trở lại để gây ra một đợt thủy đậu khác.
Bệnh zona cũng thường xyar ra, đây một tình trạng khác biệt với thủy đậu cũng được kích hoạt bởi VZV, xảy ra sau này trong tuổi trưởng thành. Nếu hệ thống miễn dịch của một người bị suy yếu tạm thời, VZV có thể hoạt động trở lại dưới dạng bệnh zona. Điều này thường xảy ra do tuổi cao hoặc bị bệnh suy nhược.
Làm thế nào có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu?
Tiêm đủ 2 lần vacxin thủy đậu có thể ngăn ngừa thủy đậu tới 98. Con bạn nên tiêm khi chúng được 12 đến 15 tháng tuổi. Trẻ em được tiêm tăng cường từ 4 đến 6 tuổi.
Trẻ lớn hơn và người lớn chưa được tiêm vắc-xin hoặc phơi nhiễm vẫn có thể tiêm vắc-xin. Vì bệnh thủy đậu có xu hướng nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi, những người chưa được tiêm vắc-xin có thể lựa chọn tiêm ngừa sau đó.
Những người không thể nhận vắc-xin có thể cố gắng tránh vi-rút bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Nhưng điều này có thể khó khăn vì bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trước khi xuất hiện phát ban và mụn nước.
Lời kết
Thủy đậu là một bệnh do virus gây ra khá thường gặp và dễ lây lan. Bệnh biểu hiện bằng nhiều nốt mụn rộp nước nổi khắp cơ thể. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng cơ thể thường có khả năng tự chống lại bệnh. Tiêm vacxin có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh thủy đậu lên tới 98%, nếu bạn nằm trong 2% còn lại thì triệu chứng của bệnh cũng sẽ nhẹ hơn và ít gặp biến chứng hơn. Bạn cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc thủy đậu và có ý thức phòng tránh lây lan cho người khác khi mắc bệnh.