Chất dinh dưỡng

Pectin là gì? Tác dụng của Pectin với sức khỏe ra sao? Sử dụng thế nào?

Pectin có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “đông tụ” là một chất bột có màu từ trắng đến nâu nhạt, chủ yếu được chiết xuất từ ​​các loại trái cây họ cam quýt và được sử dụng như một chất kết dính, đặc biệt là trong mứt và thạch rau câu.

Vậy bạn có biết pectin còn có khả năng chống lại tiểu đường, cholesterol máu cao, hỗ trợ giảm cân và điều trị một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa chưa? Thần kì quá phải không? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu về pectin nhé.

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn: Pectin là gì? Tác dụng của pectin với sức khỏe? Các nguồn thực phẩm giàu pectin, cách bạn có thể tự làm pectin tại nhà và một số lưu ý khi sử dụng pectin.

Pectin là gì?

pectin

Pectin là một chất xơ tự nhiên có trong hầu hết các loại thực vật. Ví dụ, đặc biệt táo và cam có hàm lượng pectin cao, với nồng độ cao nhất trong da, lõi và hạt.

  • Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ
  • Pectin tinh chế có dạng chất bột trắng, màu xám nhạt
  • Là một chất keo hút nước và rất dễ tan trong nước
  • Có khả năng tạo gel và tạo đông khi có mặt của acid và đường

Trong thực vật, pectin tồn tại dưới hai dạng: hòa tan và không hòa tan

5 tác dụng của Pectin với sức khỏe

1. Hàm lượng chất xơ cao

Chất xơ Pectin không chỉ là chất điều chỉnh – mà còn là chất xơ có nhiều lợi ích, hòa tan trong nước, giúp giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Là một chất xơ hòa tan, pectin có khả năng liên kết với các chất béo trong đường tiêu hóa, bao gồm cholesterol và độc tố giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Điều này có nghĩa là pectin có lợi cho việc giải độc của cơ thể, giúp điều chỉnh việc sử dụng đường và cholesterol của cơ thể, đồng thời cải thiện đường ruột và sức khỏe tiêu hóa.

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Agricultural and Food Chemistry cho thấy pectin làm giảm mức độ tiêu hóa lipid, do sự tương tác liên kết với các thành phần đặc biệt của đường tiêu hóa. Những giọt chất béo lớn được chia nhỏ thành những hạt bé hơn bởi enzyme lipase do tuyến tụy tiết ra. Điều này giúp cơ thể của bạn phân hủy chất béo thành các axit béo.

Một nghiên cứu năm 1994 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, sau 28 ngày ăn chế độ ăn bổ sung pectin, những con chuột được cho ăn chế độ ăn có chứa pectin thì nồng độ LDL và cholesterol thấp hơn những con chuột không được ăn.

2. Làm giảm cholesterol

Pectin là một chất hòa tan trong nước có thể liên kết cholesterol trong ruột, do đó ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol vào máu. Pectin có thể được bổ sung trực tiếp từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và hạt. Thêm vào đó, những thực phẩm lành mạnh này được biết với khả năng làm giảm cholesterol vì hàm lượng chất xơ của chúng.

Một nghiên cứu năm 1998 được công bố trên Tạp chí Physiology and Biochemistry cho thấy rằng việc ăn pectin làm giảm nồng độ cholesterol trong gan và huyết thanh cũng như tăng nồng độ cholesterol trong chất thải. Nghiên cứu trên chuột, một nhóm được cho ăn chế độ ăn có chứa 2,5% hoặc 5% pectin táo hoặc cam trong vòng 3 tuần và một nhóm không được cho ăn pectin. Kiểm tra nồng độ cholesterol trong gan, trong huyết thanh và trong chất thải (phân) sau một tuần, hai tuần và ba tuần. Kết quả cho thấy có sự gia tăng đáng kể nồng độ cholesterol trong chất thải vào tuần thứ ba ở những con chuột ăn chế độ 5% pectin. Nồng độ cholesterol trong gan giảm đáng kể ở các nhóm ăn bổ sung pectin.

Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Y khoa Đại học Florida phát hiện ra rằng một chế độ ăn bổ sung pectin bưởi, không thay đổi lối sống, có thể làm giảm đáng kể cholesterol huyết tương. Nghiên cứu kéo dài trong 16 tuần, với 27 tình nguyện viên là những người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành do tăng cholesterol máu từ trung bình đến cao. Nghiên cứu không can thiệp vào chế độ ăn uống hoặc lối sống của người tham gia. Bổ sung pectin bưởi làm giảm cholesterol huyết tương 7,6% và cholesterol LDL (LDL-C) 10,8%.

3. Kiểm soát tiêu chảy

Pectin tăng độ mềm và thể tích phân. Do đó, nó thường được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để giảm táo bón và tiêu chảy. Một nghiên cứu năm 2001 được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Sức khỏe ở Bangladesh đã đánh giá tác dụng có lợi trên đường ruột của chất xơ của chuối xanh hoặc pectin đối với trẻ em bị tiêu chảy dai dẳng. Và kết quả cho thấy chuối xanh và pectin giảm đáng kể lượng phân, dung dịch bù nước, dịch truyền tĩnh mạch, tần suất nôn và tiêu chảy – Pectin là một biện pháp quan trọng để điều trị tiêu chảy.

4. Điều trị tiểu đường

Pectin có thể làm chậm hoạt động của các enzym phân giải tinh bột và đường. Sự hấp thụ carbohydrate và đường bị chậm lại do hàm lượng chất xơ của pectin. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng lượng đường trong máu và đây chính là nguyên nhân gây ra không dung nạp glucose, tăng cân và tiểu đường.

Một nghiên cứu năm 1988 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ đánh giá ảnh hưởng của việc ăn pectin trên 12 bệnh nhân tiểu đường loại 2 không phụ thuộc insulin. Những người tham gia đã được kiểm tra dịch dạ dày, mức độ dung nạp glucose và đáp ứng hormone sau khi được cho ăn chế độ ăn ít chất xơ 2,400 calo trong hai tuần, tiếp theo là 4 tuần bổ sung 20 gram pectin táo.

Kết quả cho thấy rằng việc duy trì ăn uống pectin làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và cải thiện khả năng dung nạp glucose, làm cho pectin trở thành phương pháp điều trị tự nhiên đối với bệnh tiểu đường.

5. Hỗ trợ giảm cân

Pectin là một carbohydrate phức hợp tan trong nước hoạt động như một thực phẩm đốt cháy chất béo. Bởi nó có tính chất là giống như kẹo cao su hoặc giống như gel, khi bạn ăn rau quả tươi chứa pectin, các tế bào sẽ hấp thụ nó thay vì chất béo. Pectin cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn; do đó bạn sẽ ít thèm ăn hơn.

Một nghiên cứu năm 2014 được tiến hành tại Đại học Wageningen ở Hà Lan đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung pectin cho 29 người tham gia. Các kết quả cho thấy pectin dạng gel, có thể làm giảm sự thèm ăn, tăng năng lượng và giảm phản ứng insulin.

Cách sử dụng Pectin

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy Pectin sẵn ở dạng bột hầu hết các cửa hàng thực phẩm. Ngoài ra, hãy nhớ rằng tất cả các loại trái cây có chứa ít nhất từ 5% đến 10% pectin. Táo, đào, cam, mâm xôi, nho, bưởi và mơ chứa lượng pectin cao nhất trong số các loại trái cây. Cà rốt, cà chua, khoai tây và đậu Hà Lan cũng có hàm lượng pectin cao.

Chỉ bằng cách ăn những thực phẩm tươi ngon này bạn có thể thu được những lợi ích tuyệt vời của pectin. Trong thực tế, bằng cách sử dụng pectin, bạn có thể làm mứt dâu chỉ trong 10 phút! Nếu không có pectin, thời gian làm mứt dâu có thể lâu hơn gấp 4 lần.

Khi sử dụng hỗn hợp pectin khô, bạn sẽ nhận thấy rằng nó dễ dàng tạo thành các cục bọc trong một lớp gel mỏng. Các khối, cục này làm cho nó khó hòa tan hoàn toàn hỗn hợp, vì vậy hãy thử trộn hỗn hợp này bằng máy xay đứng. Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp pectin với các chất hòa tan khác như đường hoặc muối, trước khi trộn nó vào chất lỏng.

Bạn sẽ nhận thấy rằng pectin hòa tan rất chậm trong các dung dịch có nồng độ đường cao, vì vậy hãy thử trộn nó vào si rô để dễ dàng pha loãng nó. Khi hỗn hợp pectin khô đã được pha loãng, bạn có thể thêm nó vào mứt tự làm, thạch và trái cây.

Pectin chịu trách nhiệm một phần về tác dụng giải độc và đốt cháy chất béo của nước chanh. Dùng một ly nước chanh mỗi ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp vitamin C, làm trẻ hóa làn da của bạn, tăng cường năng lượng và giúp bạn giảm cân.

Để làm món đồ uống này, tốt nhất là thêm chanh vào nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước ấm – bắt đầu bằng một nửa lượng nước cốt trong một quả chanh. Uống nước chanh lạnh có thể gây sốc cho cơ thể. Bạn sẽ nhận được những lợi ích của nước chanh bất cứ khi nào bạn uống nó, nhưng bạn nên nhấm nháp nó vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới của bạn. Hãy thử một ly khoảng một nửa giờ trước khi ăn sáng, nước chanh sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Cách dùng nước Pectin thô để phòng và chữa bệnh

  • Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.
  • Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
  • Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh): mỗi lần dùng 20ml cách nhau 20 phút/lần trong giờ đầu.

Một số cách chiết xuất pectin

Chiết xuất pectin từ táo

Để chiết xuất pectin từ táo, bạn có thể tham khảo quy trình đơn giản sau:

  • Cắt 1 kg táo xanh thành từng miếng, để cả vỏ
  • Thêm vào đó 4 chén nước và 1 muỗng canh nước cốt chanh
  • Đun sôi hỗn hợp trong 30 phút, cho đến khi thể tích giảm xuống một nửa
  • Lọc qua vải thưa sau đó đun sôi thêm 20 phút nữa
  • Đổ nước ép vào bình đậy nắp và giữ nó trong tủ lạnh

Chiết xuất pectin từ bưởi

Pectin là chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín.

  • Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin (khô), nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin (khô).
  • Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin (khô), khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin (khô)
  • Trong quả bưởi tươi, cùi tươi chiếm 10-40%. Hạt tươi chiếm 3-6%, vỏ ngoài 10%

Sau khi ăn bưởi, ta có thể chiết xuất nguồn Pectin quanh vỏ hạt bưởi. Cách làm khá đơn giản:

  • Hạt bưởi bỏ hết hạt lép (lấy khoảng 20 hạt để chế nước Pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài), đựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần.
  • Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Với những giống bưởi có lượng Pectin cao có thể phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít Pectin chỉ cần làm 3 lần là được. Đem cốc nước nhầy (pectin) lấy được sử dụng trực tiếp.

Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng.

Một số tương tác của pectin

Pectin là một polysaccharide tự nhiên, được coi là an toàn cho con người và đã được sử dụng thành công nhiều năm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Pectin có thể làm giảm lượng kháng sinh tetracycline mà cơ thể có thể hấp thu được. Vì lý do này, dùng pectin với kháng sinh tetracycline có thể làm giảm hiệu quả của tetracycline. Để tránh sự tương tác này, dùng pectin trước hai giờ hoặc sau bốn giờ khi uống kháng sinh tetracycline. Một số kháng sinh tetracycline bao gồm demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin) và tetracycline (Achromycin).

Pectin có nhiều chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ và làm giảm hiệu quả của digoxin (Lanoxin). Theo nguyên tắc chung, bất kỳ loại thuốc uống nào đều phải uống trước một giờ trước hoặc sau bốn giờ khi dùng pectin để ngăn chặn sự tương tác này.

Lovastatin (Mevacor) được sử dụng để giúp giảm cholesterol, pectin có thể làm giảm lượng lovastatin cơ thể hấp thụ và giảm hiệu quả của thuốc này. Để tránh sự tương tác này, hãy dùng pectin ít nhất một giờ sau khi dùng lovastatin.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment