Cấu trúc da vùng bìu, dương vật lỏng lẻo hơn các vùng khác, có nhiều mạch máu, vì thế dễ bị phù nề, sưng đỏ khi có phản ứng viêm, dị ứng. Bên cạnh đó, khu vực này hay bị ẩm ướt, tạo điều kiện phát sinh viêm da tiếp xúc, nấm, nhiễm khuẩn và phát ban.
Bệnh chàm da bìu cũng là một nguyên nhân có thể gây ngứa cho nhiều nam giới.
Ở chàm da bìu, da vùng bìu trở nên dày, lichen hóa, đỏ, bong vảy, ngứa nhiều. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là vấn đề tâm lý và các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Điều trị triệu chứng không khó nhưng bệnh hay tái phát, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh chàm da bìu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết
Mục lục
Bệnh chàm
Bệnh chàm, hay viêm da, là một thuật ngữ bao gồm một số tình trạng da. Các khu vực da khô và có vảy, hoặc ẩm và viêm đặc trưng cho tình trạng này.
Bệnh chàm xảy ra phổ biến ở trẻ em nhưng mọi người ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc. Có tới 31 triệu người Mỹ mắc một trong số các loại bệnh chàm.
Đôi khi bệnh chàm được gọi là “phát ban ngứa”. Bệnh chàm có thể bắt đầu với triệu chứng ngứa ngay cả trước khi phát ban. Gãi ngứa tạo điều kiện cho phát ban phát triển. Chàm là bệnh không truyền nhiễm.
Bệnh chàm thường xuất hiện dưới dạng các mảng da bị kích thích, đỏ hoặc xám đỏ. Theo thời gian, những vết sưng nhỏ, chứa đầy chất lỏng chảy ra và hình thành lớp vỏ. Hầu hết mọi người trải qua thời gian khi da đỡ khô và thậm chí có vẻ như da trở lại bình thường, tuy nhiên đây chỉ là thời gian bệnh bùng phát trở lại.
Mặc dù nó có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, bệnh chàm thường được nhìn thấy trên:
- Tay
- Chân
- Da đầu
- Đầu mặt
- Mặt sau của đầu gối
- Mặt trong của khuỷu tay
Bệnh chàm da bìu có thể lan ra vùng da quanh hậu môn, giữa mông và trên dương vật.
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh chàm da bìu tương tự như các triệu chứng chung của bệnh chàm, bao gồm:
- Ngứa, có thể ngứa dữ dội
- Nóng rát
- Đỏ hoặc đổi màu
- Da khô, bong vảy hoặc nhám như da thuộc
- Sưng
- Da tiết ra chất lỏng và nổi mụn nước chứa dịch trong
- Lông gãy rụng
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh chàm vẫn chưa được hiểu rõ. Nó thay đổi tùy thuộc vào loại bệnh chàm bạn có. Vùng da bìu hấp thụ nhiều hơn so với những vùng da khác. Điều này làm cho nó dễ bị nhiễm độc tố và chất kích thích có thể gây ra bệnh chàm.
Bệnh chàm có xuất hiện ở các thành viên cùng trong các gia đình, do đó, bạn có nhiều khả năng bị bệnh chàm da bìu nếu một thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh này. Các tình trạng da khác, giống như các loại bệnh chàm khác, cũng có thể dẫn đến bệnh chàm da bìu.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn
- Căng thẳng và lo lắng, có thể gây ra bệnh chàm da bìu
- Mắc chấy hoặc ghẻ
- Nhiễm trùng da
Chẩn đoán
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh chàm da bìu bằng cách quan sát khu vực phát ban. Nếu bạn bị bệnh chàm da bìu nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Một bác sĩ da liễu là một bác sĩ chuyên điều trị các bệnh về da.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể cạo một mẫu nhỏ trên da của bạn. Một kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm sẽ nghiên cứu mẫu da để xác định nguồn gốc của phát ban.
Bệnh chàm da bìu thường bị nhầm với nấm da đùi hoặc nấm ở háng (jock itch). Dưới đây là một số khác biệt giữa hai bệnh này:
Triệu chứng | Jock itch | Nấm da bìu |
Phát ban bắt đầu ở háng
|
✓
|
|
Chữa được
|
✓
|
|
Tình trạng da mãn tính | ✓
|
|
Phát ban xuất hiện thành mảng với giới hạn rõ ràng | ✓
|
|
Da có thể trở nên dày và sần sùi
|
✓
|
Điều trị
Điều trị bệnh chàm nói chung tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn ngứa. Bác sĩ có thể đưa ra một hay nhiều biện pháp sau đây:
- Kem corticosteroid có sẵn tại các hiệu thuốc hoặc các loại kem mạnh hơn cần phải kê đơn.
- Tiêm corticosteroid cho bệnh chàm nghiêm trọng mà không kiểm soát được bằng kem
- Các thuốc chống viêm không chứa steroid như kem pimecrolimus (Elidel) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic) để ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn
- Thuốc chống lo âu
- Bột hấp thụ, chẳng hạn như thuốc bôi pramoxine (Gold Bond)
- Chiếu tia cực tím UVB
- Thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm khuẩn bao gồm nhiễm nấm và tụ cầu khuẩn
- Thuốc kháng histamine để giảm ngứa.
Tiến triển
Những người bị bệnh chàm da bìu thường có những thời kỳ thuyên giảm và bùng phát xen kẽ nhau. Không có cách chữa trị bệnh chàm da bìu, nhưng bạn có thể giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng cách làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Lời khuyên để phòng ngừa
Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh chàm da bìu:
- Tránh gãi. Sử dụng tấm băng mát hoặc tắm mát để giảm cảm giác ngứa.
- Giữ móng tay của bạn ngắn không có cạnh lởm chởm.
- Mặc quần áo rộng làm từ chất liệu tự nhiên như cotton. Khi chọn đồ lót, hãy chọn quần lót hãy chọn loại kiểu quần đùi hơn là loại quần tâm giác vì quần đùi sẽ giúp nới lỏng, tránh cho khu vựa da bìu bị bí và ẩm.
- Tránh nhiệt độ cao hoặc quá thấp. Đổ mồ hôi hoặc da khô vào mùa đông có thể làm cho bệnh chàm da bìu trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có chứa hương liệu
- Theo dõi những thứ có thể làm cho bệnh chàm của bạn trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như bao cao su, latex, chất diệt tinh trùng hoặc một chiếc quần yêu thích quá chật ở phần háng
- Khi sử dụng kem corticosteroid, hãy chắc chắn rằng nó đã được hấp thụ vào da của bạn trước khi quan hệ tình dục.
- Tránh những thứ bạn mà bạn bị dị ứng.
- Giảm căng thẳng và học các kỹ thuật giảm căng thẳng.
- Chọn mua các sản phẩm làm sạch không gây dị ứng
Hậu quả khi bị chàm bìu mà không được điều trị sớm
Khi mắc bệnh chàm bìu chắc chắc sẽ gây ảnh hưởng dến tinh hoàn do phần da ở bìu rất mỏng. Biến chứng thấy dễ thấy nhất là viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn làm suy giảm chất lượng tinh trùng hoặc làm không có tinh trùng ở nam giới.
Trong trường hợp bị bệnh chàm bìu do nhiễm nấm, vi khuẩn mà không được điều trị ngay và dẫn tới chàm hóa tại chỗ, chàm trở nên mãn tính và kéo dài dai dẳng.
Bệnh này không biểu hiện ra bên ngoài nhưng làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bệnh nhân.