Bạn có biết, cuống rốn của bé khi chưa rụng được coi là một vết thương hở và cần được chăm sóc đúng cách, nếu không sẽ có khả năng nhiễm trùng rất cao, thậm chí có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và gây tử vong cho trẻ. Nhiều bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ cảm thấy rốn bé quá mỏng manh và có cảm giác ghê tay mỗi vệ sinh cho bé. Còn bạn thì sao? Bạn đã biết cách vệ sinh rốn chưa? Và những điều thú vị có thể làm đối với cuống rốn của bé sau khi rụng?
Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi các bà mẹ nên biết
Mục lục
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Các chuyên gia y khoa nói rằng ngay sau khi chào đời, thân rốn có thể trông trắng và sáng, và thậm chí có thể cảm thấy hơi ẩm.
Trong vài tuần tiếp theo (thường là khoảng 2-3 ngày), gốc rốn sẽ sưng lên, khô và lành, thay đổi màu sang nâu, xám hoặc thậm chí là đen.
Để chăm sóc rốn đúng cách, bạn cần:
Giữ nó sạch sẽ
Trước đây, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bằng cách lau chân rốn hàng ngày với một miếng gạc cotton tẩm cồn. Nhưng bây giờ, các chuyên gia y tế không khuyến cáo điều này, thay vào đó, bạn chỉ nên để nó tự nhiên, điều đó sẽ giúp tiến trình lành nhanh hơn.
Nếu cuống rốn trông có vẻ bẩn hoặc dính, hãy lau nhẹ nhàng bằng khăn ướt, không cần dùng xà phòng hoặc cồn vì nó có thể gây kích ứng da và không cần thiết, sau đó lau nhẹ bằng vải khô.
Nếu vẫn còn kẹp rốn, bạn hãy nhẹ nhàng nhấc nó lên và “làm sạch xung quanh phần gốc của dây và từ đáy lên”, và để ý đến mùi hôi, mủ hoặc có đỏ ở gốc rốn hay không, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Hãy nhớ rằng nó là bình thường khi có một chút máu khô ở gần gốc.
Giữ cho cuống rốn khô ráo
Giúp cuống rốn khô ráo bằng cách để thoáng, không băng kín rốn, để rốn tiếp xúc với không khí.
Không nên tắm bồn ngay. Đừng nhúng rốn của em bé xuống nước khi nó chưa rụng. Tới khi rốn rụng xuống, hãy thoải mái tắm cho em bé trong bồn.
Đừng để tã che quá rốn vì có thể dính nước tiểu hay kích thích lên rốn. Nếu tã rộng quá thì hãy cắt bớt phần tã cạnh rốn. Bạn nên đóng bỉm dưới rốn của bé hoặc gập mép bỉm một chút xuống phía dưới để tránh xa rốn. Thay tã ướt và bẩn kịp thời để chất bẩn không dính rốn làm nhiễm trùng rốn
Mặc quần áo vừa vặn, thoải mái không quá bó sát để tránh quần áo cọ vào rốn, nếu có thể chọn bộ có phần cắt đặc biệt cho rốn.
Hãy để rốn tự rụng, đừng bao giờ kéo nó ra ngay cả khi bạn thấy rốn chỉ đang được nối bằng các sợi nhỏ nhất. Nếu bị kéo ra quá sớm, nó có thể bị chảy máu liên tục và lúc này hãy cho bé đi khám ngay lập tức.
Dấu hiệu nhiễm trùng dây rốn
Bạn hãy theo dõi dây rốn của bé kỹ hơn nếu em bé sinh non hoặc nhẹ cân, hoặc nếu rốn rụng sớm, vì nghiên cứu cho thấy những điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Rất hiếm khi rốn đã rụng lại bị nhiễm trùng, nhưng điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Đưa bé đi khám ngay nếu bạn nhận thấy bé có vẻ bị đau hoặc có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào dưới đây.
- Rốn sưng, đỏ
- Có nốt, cục bên trong chứa đầy dịch ở trên hoặc gần cuống rốn của bé.
- Có mủ hay bất kì chất dịch nào có mùi hôi chảy ra.
- Chảy máu từ vảy (mặc dù một ít máu khô là bình thường)
- Sốt
- Thèm ăn, khó chịu
- Sưng bụng
Nếu em bé bị nhiễm trùng rốn, bác sĩ sẽ kê kháng sinh để điều trị cho bé.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: Dấu hiệu, nguyên nhân và lời khuyên cho bà mẹ
Khi nào rốn rụng?
Các dây rốn thường tự rụng xuống trong vòng một hoặc hai tuần. Nếu mẹ thấy một mảng da khô, màu đỏ có cuống rốn thì cũng là điều bình thường nhé!
Đôi khi, một lượng nhỏ máu đậm màu có thể chảy ra – đừng lo lắng đó là điều bình thường. Nhưng nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ ngay, đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn đông máu.
Ở trẻ sơ sinh, u hạt rốn là 1 bất thường phổ biến và là nguyên nhân thương gặp nhất trong số các khối bất thường ở rốn. Nụ hạt rốn thì mềm, màu hồng, ẩm ướt, thường có cuống, tổn thương mô hạt đàn hồi. Kích thước thay đổi từ 3 – 10 mm chiều dài. U hạt rốn thường được tạo thành trong những tuần đầu tiên của bé, do mô dưới chân rốn quá phát sau khi dây rốn rụng. Sự hình thành u hạt rốn dễ dàng hơn khi có viêm ở chân rốn, và cũng làm chậm rụng rốn hơn bình thường.
U hạt rốn thường được phát hiện sau khi dây rốn rụng vì nó tiết dịch liên tục, làm ẩm ướt quanh rốn
Bạn cũng nên gọi bác sĩ nếu rốn vẫn không rụng sau bốn tuần.
Làm gì sau khi rốn đã rụng?
Vậy sau khi rốn đã rụng, bạn cần làm gì với cuống rốn đã rụng đó. Đối với các bậc cha mẹ, bé yêu chính là thiên thần toàn mỹ đáng yêu nhất, bất cứ thứ gì thuộc về bé yêu ngay từ lúc sinh ra đều đáng được trân trọng và cất giữ, bao gồm cả… cuống rốn khi rụng
Mỗi người mẹ khác nhau đối xử với cuống rốn đã rụng theo những cách khác nhau. Một số người vui mừng khi cuống rốn rụng xuống và báo hiệu bé có thể tắm bồn. Nhưng những người khác gặp khó khăn trong việc từ bỏ thứ kết nối họ với em bé trong suốt quá trình mang thai – vì vậy họ đã giữ lại nó.
Đặt nó trong sổ lưu niệm của bé
Đây là điều đơn giản nhất để làm với dây rốn của bé – nếu bạn không muốn ném nó đi – hãy lưu nó lại làm kỉ niệm. Bạn có thể làn cho bé một cuốn sổ lưu niệm với những bức hình trong quá trình bé lớn lên. Hãy chắc chắn rằng cuống rốn khô hoàn toàn và dán nó vào bên trong sổ lưu niệm của bé. Chắc chắn sau này bé sẽ cảm thấy rất thú vị khi xem lại.
Chôn nó
Nếu muốn giữ lại làm kỉ niệm, mẹ nên đem cuống rốn của bé chôn chung với nhau thai. Do đó, nếu mẹ muốn giữ lại cuống rốn, thì hãy chôn nó trong vườn, bồn hoa, mẹ có thể chôn cùng với nhau thai hoặc cuống rốn của anh chị bé. Tuy chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được rằng khi chôn như vậy sẽ giúp tình cảm anh chị em thân thiết hơn nhưng đó cũng là cách rất hay để mẹ lưu giữ lại kỉ niệm.
Biến nó thành đồ trang sức
Ngày nay, bạn có thể mua bất cứ thứ gì trên mạng và trang sức dây rốn cũng không ngoại lệ. Nhiều công ty hiện cung cấp cho các bà mẹ lựa chọn biến cuống rốn của bé thành một chiếc bùa nhỏ (được bọc kín) có thể đeo quanh cổ. Nó như một lời nhắc nhở ngọt ngào về mối liên kết giữa mẹ và bé, luôn được giữ gần trái tim của bé.
Tạo hình
Ở một số nơi, người ta biến nhau thai và dây rốn trở thành các tác phẩm nghệ thuật. Nhiều người làm dây rốn thành hình những thông điệp ngọt ngào cho bé như hình trái tim hay thậm chí là hình chữ LOVE.
Khâu nó vào trong một con thú nhồi bông
Sau khi cuống rốn khô hoàn toàn, một số bà mẹ quyết định đặt nó trong một cái túi nhỏ hoặc túi vải và khâu nó vào một con gấu bông hoặc thú nhồi bông. Bằng cách này, bé sẽ luôn ở gần một phần của mẹ mọi lúc mọi nơi.
Có khá nhiều quan niệm từ xa xưa cho rằng, mẹ nên treo cuống rốn của bé lên bóng đèn bàn hay để trước gương hoặc quay về hướng mặt trời sẽ giúp bé sẽ thông minh, sáng dạ hơn. Không chỉ có ở Việt Nam mà ở Nhật cũng có tục lệ như vậy.
Tuy nhiên, đây chỉ là lời đồn thổi trong dân gian, chưa hề có một bằng chứng khoa học nào cho thấy việc treo cuống rốn cạnh đèn, gương sẽ giúp bé thông minh, lanh lợi. Trên thực tế, trí thông minh của bé phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như: di truyền, giáo dục, chất dinh dưỡng, môi trường sống,… chứ không hề liên quan gì tới việc treo cuống rốn hay không.
Thậm chí, khi mẹ treo cuống rốn lên như vậy còn ảnh hưởng tới không khí trong lành xung quanh phòng bé. Cuống rốn được cấu tạo bởi các tế bào mô nên nếu để lâu sẽ có mùi lạ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ruồi, muỗi xâm nhập, càng làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.