Chlorphenesin là một chất bảo quản tổng hợp được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân để kéo dài thời hạn sử dụng bằng cách ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn.
Vậy Chlophenesin là chất gì? Khi làm thành phần mỹ phẩm nó đóng vai trò gì? Nó có an toàn để sử dụng không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Nguồn gốc
Chlorphenesin là một dẫn xuất của chlorophenol. Một chlorophenol là một hợp chất clo hữu cơ của phenol có chứa một hoặc nhiều nguyên tử liên kết cộng hóa trị của clo. Chất này được sản xuất bằng cách cô đặc một lượng bằng nhau của p-chlorophenol và glycidol với sự có mặt của một amin bậc ba hoặc một muối amoni bậc bốn làm chất xúc tác. Trong mỹ phẩm, thành phần này được sử dụng làm chất bảo quản vì đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn.
Theo thông tin được cung cấp cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trong khuôn khổ Chương trình Đăng ký Mỹ phẩm Tự nguyện (VCRP) năm 2011, chlorphenesin được sử dụng trong 1.386 sản phẩm mỹ phẩm. Kết quả từ một cuộc khảo sát về nồng độ sử dụng thành phần được cung cấp bởi Hội đồng từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân vào năm 2011 chỉ ra rằng trong các sản phẩm tẩy rửa, nồng độ của nó có thể lên tới 0,32% và trong các sản phẩm còn lại lên đến 0,3%.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nó được sử dụng trong công thức của kem dưỡng da sau cạo râu, sữa tắm, sản phẩm làm sạch, khử mùi, dầu dưỡng tóc, trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm làm sạch cá nhân và dầu gội.
Có một số nhầm lẫn xung quanh sự khác biệt giữa chlorphenesin và chlorphenesin carbamate. Clorphenesin carbamate là một chất làm giãn cơ. Tuy nhiên hiện nay chlorphenesin carbamate thường không còn được sử dụng cho mục đích giãn cơ nữa, ở hầu hết các quốc gia phát triển do có sẵn các thuốc co thắt an toàn hơn nhiều. Và đây không phải là một thành phần mỹ phẩm.
Chlorphenesin trong mỹ phẩm có tác dụng gì?
Chlorphenesin có chức năng như một chất diệt khuẩn trong các sản phẩm mỹ phẩm, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật trên da làm giảm hoặc ngăn mùi.
Chất này ở nồng độ 0,1% đến 0,3% có hoạt tính diệt khuẩn chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, hoạt động diệt nấm chống lại Aspergillus niger và Penicillium pinophilum và cũng hoạt động chống lại Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae.
Chất bảo quản luôn bị gắn một ý nghĩa tiêu cực trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và chăm sóc da vì có các tuyên bố rằng chất bảo quản là nguy hiểm cho sức khỏe. Đây là lý do tại sao nhiều thương hiệu làm đẹp hữu cơ và tự nhiên thường không có chất bảo quản trên nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng chất bảo quản là cần thiết trong hầu hết các sản phẩm để ngăn chặn sự xâm nhập do vi sinh vật gây ra và để bảo vệ sản phẩm khỏi sự nhiễm bẩn vô ý của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng.
Một chất bảo quản cũng có thể được thêm vào một sản phẩm để bảo vệ nó chống lại sự hư hỏng do tiếp xúc với oxy. Trong trường hợp này, các thành phần này còn được gọi là chất chống oxy hóa. Cũng giống như thực phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm có thể bị nhiễm bẩn nếu không có chất bảo quản, dẫn đến hư hỏng sản phẩm và có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng. Ô nhiễm vi khuẩn của các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm được sử dụng quanh mắt và trên da, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Chất bảo quản giúp ngăn ngừa những vấn đề như vậy.
Mức độ an toàn
Mức độ an toàn của chlorphenesin đã được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) xem xét. Hội đồng chuyên gia CIR đã xem xét dữ liệu khoa học và kết luận rằng thành phần này là an toàn trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Hội đồng chuyên gia CIR lưu ý rằng chlorphenesin được hấp thụ tốt khi bôi lên da chuột. Tuy nhiên một số báo cáo trường hợp đã chứng minh rằng chlorphenesin có thể gây ra bệnh chàm và kích ứng da.
Trong các thử nghiệm đánh giá dị ứng với chất bảo quản, chlorphenesin có tỷ lệ kích thích cao đối với những người dị ứng với chất bảo quản. Nồng độ tối ưu của nó để tránh phản ứng da là dưới 0,5%. Hội đồng cũng xác định rằng thành phần này có thể làm tăng kích ứng cảm giác trong một số loại kem, đặc biệt khi được sử dụng cùng với paraben và phenoxyethanol.
Theo EWG, chlorphenesin đã nhận được xếp hạng 2 trên thang điểm từ 1 đến 10. Trong đó 1 là mức độ nguy cơ thấp nhất đối với sức khỏe và 10 là mức độ nguy cơ cao nhất.
Nhiều quốc gia như Nhật Bản, đã hạn chế sử dụng chlorphenesin trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bằng cách hạn chế nồng độ.