Chăm sóc trẻ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Thời gian ngủ và cách giúp trẻ ngủ ngon

Bạn muốn bé ngủ ngon và an toàn trong cũi của mình nhưng lại không biết cách dỗ cho bé ngủ? Cho dù bạn vẫn đang mang thai hay mới sin hem bé, có lẽ bạn sẽ dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách cho bé yêu ngủ như thế nào cho tốt.

Tất nhiên, bạn muốn thiên thần của mình ngủ ngon lành (vì như vậy bạn cũng có thể nghỉ ngơi một chút!). Nhưng điều quan trọng là đảm bảo em bé ngủ an toàn. Các chuyên gia biết rằng thực hành giấc ngủ thông minh có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), do đó, điều cần thiết là những người mới làm cha mẹ lần đầu phải làm quen với các hướng dẫn đảm bảo an toàn quan trọng này.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ nên biết

SIDS là gì?

SIDS, hay Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, là cái chết đột ngột và bất ngờ của một em bé trong khi đang khỏe mạnh bình thường. Đó tất nhiên là điều không ai mong muốn nhưng biết nhiều hơn có thể giúp bạn giữ con mình an toàn.

SIDS rất có thể xảy ra ở trẻ dưới 4 đến 6 tháng, với phần lớn các trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng. Các chuyên gia không hiểu đầy đủ nguyên nhân gây ra nó nhưng môi trường ngủ không an toàn có thể làm nghẹt thở trẻ sơ sinh được cho là nguyên nhân chính. Bằng cách tạo ra một không gian ngủ an toàn cho bé, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ SIDS.

Đừng lo lắng, các biện pháp phòng tránh không phức tạp. Trong thực tế, khi nói đến giấc ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh, các biện pháp đơn giản lại mang tới hiệu quả cao. Đây chính xác là những gì bạn cần biết để bạn và bé có thể nghỉ ngơi dễ dàng và bé có giấc ngủ an toàn.

Nguyên tắc an toàn về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Tư thế ngủ an toàn nhất cho em bé là gì? Em bé có thể dùng một cái chăn hoặc gối trong cũi của mình không? Và em bé ngủ trên giường với mẹ có ổn không?

Rất có thể, bạn có rất nhiều câu hỏi về giấc ngủ an toàn cho bé. Dưới đây là các hướng dẫn quan trọng nhất (được đưa ra bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, hoặc AAP ) đã được công bố để ngăn ngừa SIDS và giúp bé yêu của bạn ngủ ngon:

Cho bé ngủ cùng phòng với bạn

Cho bé ngủ trong phòng của bạn trong ít nhất trong sáu tháng đầu (và lý tưởng nhất là một năm) có thể giúp giảm nguy cơ mắc SIDS. Và tất nhiên, giữ em bé gần mẹ để cho ăn vào ban đêm dễ dàng hơn. Nhưng bạn nên tránh để bé ngủ trên giường, AAP khuyên. Luôn luôn giữ em bé trong nôi hoặc cũi của riêng mình, vì gối hoặc chăn của bạn có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Tạo môi trường ngủ an toàn

Một số đồ cầm tay, quần áo, một số đồ chơi là hoàn toàn tốt. Nhưng bạn nên chọn một chiếc giường cũi, nôi hoặc sân chơi cho bé đáp ứng các hướng dẫn của Consumer Product Safety Commission (Ủy ban Sản phẩm an toàn tiêu dùng )(CPSC) hiện tại. Tránh xa những khuyến cáo cũ có thể không còn phù hợp hoặc không đạt tiêu chuẩn an toàn hiện hành.

Em bé của bạn nên ngủ trên một chiếc nệm cũi chắc chắn trong nôi hoặc cũi. Tránh sử dụng nệm xốp và đảm bảo không có khoảng trống giữa nệm và thanh cũi, nôi hoặc sân chơi. Không gian ngủ của em bé không được có bất kỳ chăn hay phụ kiện nào khác, bao gồm gối, gối ôm, chăn dày, thú nhồi bông ngay cả khi chúng được bán trên thị trường để giảm nguy cơ SIDS. Cuối cùng, kiểm tra các nguy cơ mắc kẹt như dây rèm hoặc dây rợ xung quanh bé.

Trong phòng có thể bạn không cần phải sử dụng quạt. Một số thông tin cũ cho thấy quạt có thể giúp giữ cho phòng của bé được thông thoáng tốt hơn và giảm nguy cơ SIDS. Nhưng không đủ bằng chứng để nói chắc chắn liệu quạt có thực sự hiệu quả để ngăn ngừa SIDS hay không.

Ngủ ngửa là an toàn nhất

Ngủ sấp bụng khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị ngạt thở hoặc quá nóng và làm tăng nguy cơ SIDS. Thực ra thì ngủ sấp có thể tạo cảm giác thoải mái hơn cho em bé, nó có thể khiến bé ngủ sâu hơn, tuy nhiên nó khiến bé khó thức dậy hơn nếu hơi thở bị gián đoạn. Điều đó có thể làm tăng cơ hội nghẹt thở.

Thay vào đó, bạn nên luôn đặt bé ngủ ngửa cho đến hết năm đầu tiên. Một khi em bé của bạn có thể tự mình nằm sấp khi ngủ – thường là khoảng 3 đến 6 tháng – thì bạn có thể để bé ngủ như vậy. Ngủ ngửa an toàn hơn, thêm vào đó, nó có thể làm giảm nguy cơ sốt, nghẹt mũi và nhiễm trùng tai.

Có ngoại lệ nào không? Ngủ sấp có thể hữu ích cho trẻ sơ sinh bị rối loạn đường hô hấp trên. Nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi đặt bé ngủ sấp.

Đừng để em bé của bạn quá nóng

Nhiều bà mẹ luôn lo lắng em bé sẽ lạnh và đắp chăn cho em bé – điều này có thể khiến em bé có nguy cơ bị ngạt thở hoặc quá nóng. Thay vào đó, hãy mặc quần áo mỏng nhẹ cho bé và đặt bé vào một thứ gì đó được thiết kế dành riêng cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh, như túi ngủ hoặc quấn tã. Nó sẽ giữ cho em bé ấm áp, ấm cúng và an toàn.

Và đừng lo lắng về tăng nhiệt độ trong phòng vì sợ bé lạnh. Theo các chuyên gia, nhiệt độ phòng khoảng 23 độ là tốt nhất. Nếu bạn không chắc chắn liệu em bé của bạn có quá nóng hay không, hãy sờ gáy của em bé. Nếu gáy có đổ mồ hôi nghĩa là em bé đang cảm thấy quá nóng.

Không để em bé ngủ trên ghế tựa, ô tô, xe đẩy

Ghế bành và ghế tựa có thể làm tăng nguy cơ nghẹt thở, ngay cả khi em bé đang ngủ trong vòng tay của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể ngủ trong khi cho bé bú, hãy cho bé nằm trên giường mà không cần gối hay chăn. Nếu bạn ngủ thiếp đi (điều đó hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn quá mệt), hãy đặt bé trở lại cũi hoặc nôi ngay khi bạn thức dậy.

Điều tương tự cũng xảy ra với việc cho bé ngủ trên ghế xe hơi, xe đẩy, xích đu hoặc địu vải. Mọi chuyện sẽ ổn nếu em bé chỉ ngủ gật một lúc khi bạn sử dụng chúng như khi bạn đang lái xe hoặc đi dạo. Nhưng bạn nên chuyển em bé đến một môi trường ngủ an toàn càng sớm càng tốt.

Đừng dựa vào baby monitor (thiết bị giám sát trẻ)

Baby monitor là một hệ thống truyền dẫn không dây hình ảnh kết hợp với âm thanh nhỏ gọn, dùng trong phạm vi hẹp. Các bậc phụ huynh có thể quan sát, theo dõi con nhỏ ở phòng bên cạnh. Đó là một trợ giúp tuyệt vời để kiểm tra em bé, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn cần nhìn trực tiếp bé để đảm bảo mọi thứ đều ổn. Ngay cả máy theo dõi nhịp tim, cảnh báo bạn về những thay đổi trong nhịp thở của bé vào ban đêm, vẫn chưa được chứng minh là bảo vệ chống lại SIDS.

Hãy thử một núm vú giả

Cân nhắc cho bé dùng núm vú giả khi bé ngủ – nó có thể giúp mở đường thở và giảm nguy cơ nghẹt thở. (Nhưng đừng ép buộc nếu em bé của bạn không thích) Và nếu bạn đang cho con bú, hãy cố gắng duy trì. Theo nghiên cứu mới nhất, cho con bú trong hai đến bốn tháng giúp giảm 40% nguy cơ SIDS và cho con bú bốn đến sáu tháng có thể giảm 60% nguy cơ SIDS.

Những loại nôi nào an toàn nhất cho bé yêu

Bạn nên mua một chiếc giường cũi mới đáp ứng các hướng dẫn mới nhất từ ​​CPSC. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo bạn chọn được cũi an toàn cho bé:

  • Cũi cũ, cổ hoặc đã dùng có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện tại (chúng có thể có sơn chì, gỗ bị nứt hoặc vỡ, hoặc các thanh cách nhau quá xa), vì vậy tránh sử dụng bất kỳ giường cũi nào trên 10 năm.
  • Các thanh và các góc giường cũi của bạn nên cách nhau không quá 2 3/8 inch, vì các thanh rộng hơn có thể gây ra rủi ro mắc kẹt cho đầu của bé.
  • Phần cứng bao gồm bu lông, ốc vít và giá đỡ phải được bảo đảm chắc chắn, không có cạnh sắc, khu vực gồ ghề hoặc các điểm có thể mắc hoặc làm tổn thương em bé của bạn. Cũi không có bong tróc sơn hoặc gỗ vụn hay rạn nứt.
  • Sử dụng nệm có kích thước tiêu chuẩn phù hợp với cũi, chắc chắn và ít nhất 3 chiều là 27 1/4 inch x 51 3/8 inch và dày không quá 6 inch. Giường cũi hình bầu dục hoặc hình tròn cần nệm được thiết kế đặc biệt để vừa khít với chúng.
  • Hãy chắc chắn rằng nệm vừa khít với mặt trong của cũi. Nếu bạn có thể đặt nhiều hơn hai ngón tay giữa nệm và cũi thì đó không phải là tiêu chuẩn an toàn. (Bạn càng chọn cũi cẩn thận thì càng an toàn cho bé.)
  • Và hãy nhớ, tránh để có đồ chơi, chăn hoặc gối trong cũi của bé.

Có nên bắt đầu cho em bé trong một nôi hoặc xe đẩy trước khi chuyển bé đến giường cũi không?

Có rất nhiều loại nôi, xe đẩy, xe đẩy có mui, cũi di động, cũi ngủ cạnh giường… dành cho bé yêu.

Sẽ tốt cho trẻ sơ sinh ngủ trong nôi hoặc xe đẩy khi bạn lần đầu tiên đưa bé về nhà và tùy thuộc vào loại nào bạn mua trong vài tháng đầu. Chúng dễ dàng phù hợp với phòng ngủ của bạn hơn, mà AAP nói là nơi an toàn nhất cho bé ít nhất cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu bạn chọn sử dụng nôi hoặc xe đẩy, hãy đảm bảo phần dưới có đế rộng, được hỗ trợ tốt để nó không bị sập hoặc lật đổ. Và hãy chắc chắn kiểm tra giới hạn trọng lượng trên nôi để đảm bảo phù hợp với bé cưng của bạn.

Nếu bạn không có hướng dẫn sử dụng, hãy cẩn thận và chuyển em bé của bạn sang cũi khi bé khoảng 7kg. Nếu em bé của bạn nhẹ hơn rất nhiều trẻ sơ sinh khác ở độ tuổi của em bé, bạn cần biết rằng hầu hết trẻ sơ sinh đều phát triển nhanh hơn khi chúng được khoảng 3 đến 4 tháng tuổi.

Sử dụng sân chơi (play yard) và cũi di động cũng không sao, miễn là chúng đáp ứng các nguyên tắc an toàn mới nhất của CPSC. Còn đối với cũi đặt cạnh giường? Các chuyên gia không có đủ bằng chứng để khuyên bạn có nên sử dụng chúng hay không. Vì vậy, nếu bạn chọn sử dụng cũi đặt cạnh giường, hãy đảm bảo rằng nó phù hợp với các tiêu chuẩn gần đây nhất của CPSC.

Có nên treo đồ chơi trên giường cũi không?

Bạn có thể treo đồ chơi lên trên cao ở giường cũi của trẻ sơ sinh nếu bạn muốn. Chỉ cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng nó an toàn. Treo đồ chơi không quá 30cm so với cũi (khoảng cách mà trẻ sơ sinh nhìn rõ nhất) ở một bên hoặc bên kia tầm nhìn của em bé thay vì để thẳng phía trên để em bé của bạn có thể nhìn thấy nó đúng cách và nó không thể vô tình vướng vào em bé. Và tháo đồ chơi ra khi em bé có thể lấy nó – khoảng 4 đến 5 tháng tuổi hoặc khi bé bắt đầu đẩy tay và đầu gối lên (tùy theo điều kiện nào đến trước).

Khi nào nên hạ nệm để giữ cho em bé không leo trèo hoặc rơi ra ngoài?

Nhiều giường cũi có chiều cao nệm được thiết kế có thể điều chỉnh để phát triển cùng với em bé của bạn. Giữ nệm ở mức cao nhất khi em bé của bạn vừa chào đời, khi không có nguy cơ em bé đứng lên và trèo ra khỏi cũi (và khi bạn sẽ đến để bế em bé và đưa em bé trở lại thường xuyên nhất). Khi em bé có thể tự mình ngồi dậy (bất cứ lúc nào từ 4 đến 7 tháng) hoặc tự kéo mình đứng lên, sẽ đến lúc hạ nệm xuống để em bé không thể trèo ra ngoài.

Khi nào có thể để chăn gối trong giường cũi của trẻ?

Chăn và gối mềm có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc SIDS. Nhưng sẽ đến lúc em bé của bạn cần dùng chúng. Bạn có thể bắt đầu sử dụng gối và chăn khi con bạn đủ lớn để chui ra khỏi cũi và tập đi – khoảng 18 tháng đến 2 tuổi.

Đối với tấm chắn nôi? Các chuyên gia nói rằng tốt nhất là tránh xa những thứ này. Giống như gối và chăn, tấm chăn nôi có thể làm tăng nguy cơ nghẹt thở và siết cổ ở trẻ nhỏ. Và không có bằng chứng nào cho thấy những chiếc tấm chắn nôi thực sự bảo vệ con bạn khỏi những vết thương trong cũi. Vào thời điểm em bé của bạn đủ lớn, nơi những tấm chắn nôi không còn gây ra rủi ro, em bé cũng đủ tuổi để chuyển từ giường cũi sang giường cho trẻ mới biết đi, nơi không cần đến những tấm chắ nôi.

Tại sao họ bán các sản phẩm ngủ không an toàn như tấm chắn nôi và chăn trẻ em?

Những thứ như tấm chắn nôi, chăn và các phụ kiện trong cũi khác không được quy định và chúng không thực sự phải được kiểm tra an toàn trước khi tung ra thị trường. Vì vậy, bạn không nên cho rằng một sản phẩm ngủ an toàn chỉ vì nó có sẵn tại cửa hàng hoặc trực tuyến. Nó sẽ đủ an toàn khi em bé của bạn đủ cứng cáp.

Có nên cho bé đi ngủ khi mặc nhiều quần áo và đội mũ không?

Không. Mặc dù có vẻ ấm cúng, mặc quần áo nhiều lớp cho bé có thể khiến bé quá nóng, và đặt bé vào chăn cũng khiến bé có nguy cơ bị ngạt thở. Và cả hai điều đó đều có thể làm tăng nguy cơ mắc SIDS.

Khi mặc quần áo cho bé khi đi ngủ, càng đơn giản càng an toàn. Đặt em bé của bạn trên một tấm nệm chắc chắn và bỏ qua vớ, mũ hoặc các phụ kiện khác. Thay vì chăn, hãy sử dụng một chiếc túi ngủ hoặc quấn tã. Em bé sẽ đủ ấm nhưng không quá nóng.

Có nên quấn tã cho em bé không?

Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc quấn tã làm giảm nguy cơ SIDS. Nhưng nó có thể xoa dịu đứa con bé bỏng của bạn và giúp em bé cảm thấy thoải mái, để em bé có thể ngủ ngon hơn.

Nếu bạn chọn quấn tã, chỉ cần làm điều đó một cách an toàn. Hãy chắc chắn sử dụng đúng kỹ thuật quấn tã (đừng lo lắng, quấn tã không khó như bạn tưởng) Và luôn đặt em bé quấn tã của bạn ngủ ngửa. Ngừng quấn tã khi em bé của bạn có thể luồn lách ra khỏi tã hoặc lăn qua, điều này có thể tạo ra nguy hiểm.

Làm gì khi bé có “Hội chứng đầu phẳng”?

Hội chứng đầu phẳng là do trẻ sơ sinh nằm nhiều ở một tư thế dẫn đến vết lõm giống như đầu bị dẹt. Đặt em bé ngủ ngửa là tư thế an toàn nhất để phòng ngừa SIDS. Nhưng luôn luôn nằm ở cùng một vị trí có thể khiến em bé mắc hội chứng đầu phẳng. Bạn có thể cho em bé thời gian nằm sấp trong khi em bé tỉnh táo có thể giúp phòng tránh “hội chứng đầu phẳng”. Nhưng nếu em bé đã có hội chứng này, điều đó không phải là một vấn đề lớn. Hầu hết các trường hợp đều không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất trong vòng một năm. Nếu không, chúng sẽ dễ dàng điều trị bằng các bài tập tại nhà hoặc loại băng đặc biệt có áp lực nhẹ lên hộp sọ của bé. Chỉ cần kiểm tra với bác sĩ nhi khoa nếu bạn quan tâm.

Nguy cơ đối với SIDS là nghiêm trọng nhưng nó không phải là đáng sợ. Bằng cách làm theo các hướng dẫn giấc ngủ an toàn được chuyên gia khuyên làm, bạn có thể giữ cho bé vừa an toàn vừa thoải mái khi bé ngủ. Và đương nhiên, sự an tâm đó cũng có thể giúp bạn nghỉ ngơi dễ dàng hơn.

Những điều cơ bản về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Độ tuổi khác nhau của em bé có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cần ngủ từ 14 đến 17 giờ, trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi cần 12 đến 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa). Nhưng trước khi bạn cho rằng bé ngủ nhiều hơn (hoặc ít hơn), hãy nhớ rằng chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Vì vậy, nếu em bé của bạn có vẻ khỏe mạnh và được nghỉ ngơi đầy đủ, đừng quá nôn nao về việc bé ngủ nhiều hay ít.

Trẻ sơ sinh cần ăn suốt ngày đêm

Trẻ sơ sinh có bụng rất nhỏ, vì vậy nếu bạn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước giờ đi ngủ thì có thể không nghe thấy gì từ bé cho đến sáng. Trẻ sơ sinh cần một bữa ăn nhẹ ít nhất hai đến bốn giờ một lần; nếu trẻ ngủ đêm thì khoảng cách này có thể là 5 giờ.

Vậy làm thế nào để bạn biết khi nào bé khóc thút thít, khịt mũi và thức dậy ban đêm thường xuyên là khi bé cần ăn? Điều quan trọng là học cách phân biệt giữa âm thanh “cho tôi ăn!” và tất cả những thứ còn lại để bạn có thể phản ứng nhanh khi bé thực sự đói. Đôi khi bé quấy ban đêm có thể do bé cần bạn thay tã lót đấy!

Trẻ sơ sinh là người ngủ không yên

Trong khi những đứa trẻ lớn hơn  có thể ngủ yên trong nhiều giờ thì những em bé sơ sinh lại vặn vẹo xung quanh và rất khó đi vào giấc ngủ sâu. Đó là bởi vì khoảng một nửa thời gian ngủ của chúng được dành cho chế độ REM (chuyển động mắt nhanh). Đó là giấc ngủ nhẹ, trẻ có thể mơ và có thể thức dậy với tiếng thút thít. Đừng lo lắng. Giấc ngủ REM cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé. Khi bé trưởng thành, kiểu ngủ của bé cũng sẽ như vậy với ít chu kỳ REM hơn và nhiều thời gian ngủ sâu hơn, yên tĩnh hơn.

Trẻ sơ sinh là những người ngủ ồn ào

Nhịp thở không đều có thể bao gồm tạm dừng khoảng ngắn và âm thanh lạ hiếm khi gây ra báo động nhưng nó có thể khiến cha mẹ hoảng sợ. Dưới đây là một số sự thật về sự phát triển hô hấp của bé: nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh là khoảng 40 đến 60 nhịp thở mỗi phút khi bé thức dậy, mặc dù điều đó có thể chậm lại một nửa khi bé ngủ. Hoặc, em bé có thể hít thở nông, nhanh trong 15 đến 20 giây sau đó là ngừng thở hoàn toàn trong vài giây. Nguyên nhân cho tất cả những điều này là do trung tâm kiểm soát nhịp thở chưa hoàn thành trong não của em bé, não của bé vẫn đang phát triển.

Bé cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có nhu cầu ngủ khác nhau. Dưới đây là thông tin về thời gian ngủ của trẻ:

Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 đến 17 tổng số giờ ngủ mỗi ngày (và thường thức dậy sau mỗi hai hoặc ba giờ để thư giãn). Đến khoảng 4 tháng, hầu hết các bé ngủ 10 đến 12 giờ vào ban đêm (với một hoặc hai lần cho ăn) và ngủ trưa từ ba đến năm giờ vào ban ngày (cách nhau giữa hai hoặc ba giấc ngủ ngắn).

Trẻ từ 6 đến 12 tháng

Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 11 giờ vào ban đêm và ngủ hai giấc ban ngày thêm tối đa ba đến bốn giờ.

Tiếng thở khi ngủ của bé

  • Khò khè: Khi bạn có thể nghe thấy tiếng khò khè tức là có chất nhầy trong chiếc mũi nhỏ xinh của em bé làm tắc nghẽn đường thở. Nếu bé cảm thấy khó thở nhiều, hãy sử dụng dụng cụ hút mũi (kích cỡ bé) để làm sạch mũi cho bé nhé.
  • Tiếng rít: Trẻ sơ sinh thở ra bằng mũi không phải miệng. Tiếng thở rít đó có thể nghe khi bé hít vào, có thể do viêm thanh quản hoặc có dị vật đường thở.
  • Húng hắng: Có thể đơn giản là bé chỉ hắng giọng.

Nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường nào khi ngủ của bé, hãy gọi điện cho bác sĩ Nhi khoa hoặc đưa bé đi khám ngay.

Khi nào bạn nên tập thói quen ngủ cho bé?

Nếu có vẻ như bạn và em bé của bạn đang hoạt động theo lịch trình ngược nhau, có lẽ bạn cần sắp xếp lại đôi chút. Nhưng đừng bận tâm cố gắng thiết lập một thói quen nhẹ nhàng ngay lập tức – cả hai đều cần một chút thời gian để điều chỉnh cuộc sống cùng nhau.

Khi bạn đã quen với giấc ngủ ngày và đêm của con bạn, trong tháng đầu tiên hoặc lâu hơn, bạn có thể bắt đầu đưa ra gợi ý – cho ăn, lắc lư, massage nhẹ nhàng hoặc một bài hát hay câu chuyện – nói cho con bạn biết đó là thời gian để chuẩn bị thư giãn và đi vào giấc ngủ. Nhưng hầu hết không nên đặt lịch ngủ với trẻ sơ sinh cho đến khi chúng được ít nhất khoảng 3 tháng tuổi.

Mọi người đều đồng ý rằng mục tiêu quan trọng của việc làm cha mẹ là làm cho đứa trẻ của họ hạnh phúc, được nghỉ ngơi đầy đủ. Làm thế nào bạn đạt được mục tiêu đó là một chút phức tạp. Một số người tin rằng cha mẹ nên bỏ qua bản năng tự nhiên của mình là luôn luôn âu yếm và dỗ dành, thay vào đó là để em bé khóc (CIO). Mục tiêu của phương pháp CIO là dạy cách để các bé có thể học cách ngủ mà không cần sự giúp đỡ.

Nhưng các bậc cha mẹ khác lại xót con khi để cho em bé khóc, mặc dù các phương pháp CIO ngày nay rất đáng để học hỏi ngay cả khi bạn không muốn làm điều đó bởi vì chúng nhẹ nhàng hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Khi nào bạn có thể mong đợi em bé ngủ qua đêm?

Đối với một em bé dưới 6 tháng tuổi, “ngủ qua đêm” có thể dao động từ ít nhất là ba giờ đến tám giờ. Nguyên nhân? Trẻ sơ sinh là những cỗ máy ăn liên tục, cần được cho ăn khoảng ba giờ một lần. Đến 4 hoặc 5 tháng, nhu cầu cho ăn sẽ giảm đi một chút, nhưng thói quen cũ vẫn còn và em bé của bạn vẫn có thể thức dậy cứ sau vài giờ yêu cầu bạn cho bú. Đến 6 tháng, nếu bạn may mắn, em bé có thể ngủ 7-8 giờ trong đêm, nhưng mọi đứa trẻ đều khác nhau, vì vậy đừng lo lắng nếu em bé của bạn cần nhiều thời gian hơn.

Em bé cần bao nhiêu giấc ngủ ngắn?

Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi thường mất hai hoặc ba giấc ngủ ngắn mỗi ngày, với tổng thời gian ngủ trưa từ ba đến năm giờ. Đến 6 đến 12 tháng, dự kiến ​​bé sẽ ngủ trưa hai lần một ngày, một hoặc hai tiếng mỗi lần. Mặc dù em bé của bạn chắc chắn cần ngủ trưa, nhưng bé ngủ bao lâu một lần tùy thuộc vào đồng hồ sinh học và chiếc bụng của bé.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Đôi khi thật khó ngủ ở những nơi xa lạ, đặc biệt khi em bé đã quen với bụng mẹ ấm áp và an toàn trong gần 10 tháng. Khi mới chào đời, có thể em bé của bạn sẽ chưa kịp thích nghi với môi trường hoàn toàn mới mẻ đầy lạ lẫm. Dưới đây là một số phương pháp giúp bé ngủ ngon

Ru bé ngủ

Trong suốt thai kỳ của bạn, em bé vẫn ngủ khi bạn chuyển động, bạn đi bộ. Bé thấy có chuyển động nhẹ nhàng và gây buồn ngủ. Vì vậy, hãy thử lắc lư, lắc lư hoặc vỗ nhẹ vào lưng em bé để bé có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Một ý tưởng khác là hãy thử massage cho bé trước khi bé ngủ vì các nghiên cứu cho thấy những bé được massage trước khi đi ngủ sẽ sản sinh ra nhiều hormone melatonin giúp tăng cường giấc ngủ.

Giữ ấm cho em bé

Sau khi trải qua chín tháng trong cái bụng nhỏ hẹp của bạn, không có gì ngạc nhiên khi trẻ sơ sinh của bạn thích một không gian ấm áp. Chắc chắn, cuối cùng em bé sẽ phát triển và ra khỏi cũi, nhưng bây giờ, em bé có thể thích ngủ trong một cái nôi hoặc xe đẩy nhỏ, nơi mang đến cho em bé của bạn một không gian ấm cúng hơn. Quấn em bé bằng tã cho bé ngủ sẽ mang lại cảm giác an toàn và thậm chí có thể giúp bé ngủ lâu hơn một chút.

Kiểm soát tiếng ồn

Im lặng là vàng nhưng không phải đối với hầu hết các em bé. Thực ra, em bé của bạn đã quen với âm thanh từ dạ dày và nhịp đập của trái tim bạn. Em bé có thể tìm thấy tiếng kêu của một chiếc quạt, nhạc nhẹ hoặc tiếng gió đung đưa rèm nhẹ nhàng. Nếu em bé của bạn đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần giữ yên lặng trong phòng.

Nhiệt độ trong phòng em bé

Hãy giữ nhiệt độ phòng không quá nóng và không quá lạnh. Tại sao? Quá nóng có thể làm cho em bé của bạn đổ nhiều mồ hôi khi ngủ, và nó làm tăng nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đối với phòng quá lạnh, trẻ sơ sinh dễ bị lạnh và có thể sẽ thức dậy nếu chúng không thoải mái. Để biết liệu nhiệt độ có phù hợp với em bé hay không , hãy sờ sau gáy của em bé: Nếu gáy đổ mồ hôi có nghĩa là em bé quá nóng; nếu gáy lạnh hãy giữ ấm cho em bé thêm một chút nữa.

Dùng đèn mờ

Mặc dù một số em bé có thể ngủ gật ở bất cứ đâu, có lẽ tốt hơn là làm mờ ánh sáng và tạo ra một bầu không khí tối dễ gây ngủ. Bé càng nhanh biết rằng bóng tối báo hiệu giấc ngủ, bé sẽ bắt đầu ngủ qua đêm càng sớm.

Tạo sự khác biệt giữa cho ăn ban ngày và ban đêm

Hãy cho bé ăn ban ngày thật sống động vào nhiều âm thanh, cho ăn ban đêm với sự yên tĩnh. Điều này sẽ giúp bé đặt đồng hồ sinh học và tìm hiểu sự khác biệt giữa ngày và đêm.

Tập thói quen ngủ

Nếu em bé khóc sau khi bạn đặt bé xuống, hãy lắng nghe vài giây trước khi bạn đến em bé, vì điều này cho em bé thời gian để cố gắng tự giải quyết. Nếu bé yêu tiếp tục khóc, hãy đến bên em bé và vỗ nhẹ nhàng và nói với em bé rằng mọi thứ đều ổn nhưng đã đến giờ đi ngủ. Sau đó rời khỏi phòng và đợi một vài phút, sau đó kiểm tra lại. Lặp lại quá trình này, có thể ôm và vỗ về nhẹ nhàng nếu bé vẫn quấy.

Trẻ sơ sinh không tự nhiên có giấc ngủ hoàn hảo. Bạn đã cố gắng trong gần 10 tháng, hãy cố gắng thêm một chút nữa. Miễn là thiên thần của bạn có vẻ vui vẻ và được nghỉ ngơi, đừng lo lắng quá nhiều về giấc ngủ và thói quen ngủ của bé, đặc biệt là vào lúc bắt đầu. Mọi thứ trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn khi bạn và em bé quen dần với cuộc sống mới.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment