Triệu chứng

Ho ra máu là bệnh gì? Biểu hiện, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

Ho ra máu có thể do nhiều bệnh lý từ phổi hoặc các cơ quan khác. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc màu hồng và nổi bọt, hoặc có thể lẫn với đờm.

Ho ra máu thậm chí với một lượng nhỏ có thể là tình trạng đáng báo động. Ho có đờm lẫn máu cũng có thể thường gặp, có thể là tình trạng nguy hiểm hoặc không.

Gọi 115 hoặc tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu bạn ho ra máu với số lượng lớn hoặc thường xuyên.

Nguyên nhân

ho ra máu

Ho ra máu có thể là máu từ một phần của phổi (đường hô hấp). Máu cũng có thể đến từ nơi khác, chẳng hạn như dạ dày. Điều quan trọng đối với bác sĩ là xác định vị trí chảy máu và sau đó xác định lý do tại sao bạn ho ra máu.

Nguyên nhân chính gây ho ra máu

Nguyên nhân chính gây ho ra máu là viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản.

Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mạn tính là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các ống phế quản bị viêm tạo ra rất nhiều đàm, dẫn đến ho và khó thở. Các triệu chứng phổ biến của viêm phế quản mạn tính là: Ho, đờm trắng đục, vàng nâu hoặc xanh; mệt mỏi; khó thở; sốt nhẹ và ớn lạnh; khó chịu ở ngực.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá, hít phải không khí ô nhiễm và bụi bẩn, khí độc hại tại nơi làm việc hoặc môi trường xung quanh.

Giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và ho có đờm. Đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại. Các triệu chứng này là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi.

Nguyên nhân của giãn phế quản thường là các bệnh di truyền (xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát), các vấn đề của hệ miễn dịch (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng), có bệnh sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ, các vấn đề về nuốt gây ra việc hít phải làm thức ăn hoặc chất lỏng rơi vào phổi.

Các nguyên nhân khác gây ho ra máu

COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

COPD làm trầm trọng thêm các triệu chứng: là một nhóm các tình trạng gây tổn hại cho cả phổi và các ống dẫn không khí vào phổi của bạn. Người mắc COPD thường ho khạc đờm có màu trắng, thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, uống hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc kèm theo đó là thường xuyên sử dụng rượu bia.

Xơ nang

Xơ nang là một tình trạng di truyền của hệ hô hấp thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu. Đây là bệnh di truyền kéo dài suốt đời khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi và dịch nhầy. Thông thường, dịch nhầy là chất dịch trơn, hơi dính giúp bôi trơn và bảo vệ các màng nhầy. Tuy nhiên, khi mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy sẽ trở nên dày và dính bất thường. Nó có thể làm tắc nghẽn phổi và gây nhiễm trùng phổi.

Bệnh u hạt Wegener

Còn gọi là bệnh u hạt viêm đa khớp, là một rối loạn không phổ biến xảy ra khi các mạch máu ở mũi, xoang, cổ họng, phổi và thận bị viêm. Bệnh u hạt Wegener là một trong những nhóm các rối loạn mạch máu. Bệnh làm chậm lưu lượng máu đến một số cơ quan có thể dẫn đến viêm nhiễm. Chẩn đoán sớm và điều trị bệnh u hạt Wegener có thể dẫn đến hồi phục hoàn toàn. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Áp xe phổi

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Bệnh gây ra tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành của các khoang chứa các mảnh vụn hoại tử hoặc dịch do bị nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành của nhiều áp xe có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hoại tử phổi. Các triệu chứng bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng vài tuần đến vài tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân. Thỉnh thoảng có thể xảy ra nước bọt có lẫn máu và đau ngực trở nên nặng hơn do ho hoặc hít thở sâu. Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh, thở gấp, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Ung thư phổi

Triệu chứng phế quản là đặc trưng nhất ở ung thư phổi, sẽ có những biểu hiện:

Ho nhiều, ho dai dẳng: Dấu hiệu này giống với các bệnh cảm mạo thông thường vì vậy nhiều bệnh nhân không đi kiểm tra. Trên thực tế, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng có thể do phổi gây ra do viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi.

Đờm có lẫn máu: Ngay cả khi lượng máu lẫn trong đờm nhỏ thì bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe của mình.

Viêm phế quản, viêm phổi tái phát nhiều lần

Nếu bạn bị viêm phổi, viêm phế quản đã được điều trị cho hết ho, hết sốt nhưng trên X quang vẫn thấy tổn thương tồn tại trên 1 tháng thì rất có thể bạn đã bị ung thư phổi.

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng trong phổi của bạn gây ra bởi vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn tới suy hô hấp và dẫn tới tử vong, tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện sớm. Bệnh thường sinh đờm vàng có màu rỉ sét, kèm theo hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm.

Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch trong phổi)

Thuyên tắc phổi chỉ tình trạng trong phổi có máu đông và gây tắc nghẽn  động mạch phổi. Nguyên nhân chính của tắc mạch phổi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Các yếu tố làm tăng nguy cơ cho sự phát triển DVT và tắc mạch phổi bao gồm ung thư, gãy xương hông hoặc chân, béo phì.

Các triệu chứng nghẽn mạch phổi có thể bao gồm thở ngắn, lo lắng, đau ngực, ho ra máu và sưng tấy bắp chân. Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng và được xem là trường hợp nguy hiểm.

Bệnh lao

Những triệu chứng lao phổi điển hình gồm ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi; đau ngực, thỉnh thoảng khó thở; cảm thấy mệt mỏi mọi lúc; đổ mồ hôi trộm về đêm; sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều; chán ăn, gầy sút.

Các nguyên nhân ít gặp khác:

  • Hẹp van hai lá
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Chấn thương ngực
  • Sử dụng ma túy, chẳng hạn như cocaine

Xem thêm: Ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Các yếu tố nguy cơ gây ra ho ra máu

Các yếu tố nguy cơ của ho ra máu là:

  • Nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch (virut gây suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dẫn đến ho ra máu như Kaposi sarcoma, bệnh lao và các bệnh nhiễm nấm);
  • Uống các thuốc ức chế hệ miễn dịch;
  • Tiếp xúc với người bị bệnh lao;
  • Hút thuốc lá một thời gian dài có thể gây ho ra máu;
  • Nằm lâu sau phẫu thuật hoặc do bất kỳ một nguyên nhân nào khác như cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông, mang thai, sử dụng thuốc có chứa estrogen, và du lịch xa trong thời gian gần đây. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thuyên tắc phổi dẫn đến ho ra máu.

Chẩn đoán ho ra máu

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các tính chất của máu ví dụ như có kèm bóng khí hoặc thức ăn trong đó hay không, lượng máu mỗi lần ho là bao nhiêu, từ đó bác sĩ có thể xác định được nơi chảy máu là ở đâu. Và sau đó, dựa trên những đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, bao gồm:

  • Nội soi phế quản (để xem xét bên trong phổi bằng ống nội soi)
  • Chụp CT ngực (để cung cấp hình ảnh cắt ngang của ngực)
  • Công thức máu toàn phần (để xem xét một số bệnh lý)
  • Sinh thiết phổi (để kiểm tra một mảnh mô từ phổi)
  • Đo chức năng thông khí của phổi (để đánh giá thể tích, chức năng phổi)
  • Chụp động mạch phổi (để đánh giá lưu lượng máu trong phổi)
  • Nuôi cấy đờm (để tìm sinh vật gây nhiễm trùng)
  • Đo oxy trong mạch (để kiểm tra nồng độ oxy trong máu).

Những xét nghiệm này sẽ được sử dụng để xác định hoặc loại trừ một số bệnh hoặc tình trạng khiến bạn ho ra máu.

Điều trị ho ra máu

Mục đích điều trị chủ yếu là để ngăn máu chảy và chữa khỏi nguyên nhân gây ho ra máu.

Để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu, thậm chí làm cả phẫu thuật.

Những phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như nguyên nhân gây nên ho ra máu, bao gồm:

  • Uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hay lao phổi
  • Hóa trị và/hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi
  • Dùng thuốc steroid để làm giảm tình trạng viêm
  • Dùng thuốc ức chế ho.

Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho truyền máu hoặc chế phẩm từ máu để bù lại lượng máu đã mất.

Phòng tránh ho ra máu

Bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ hút thuốc, nếu có
  • Tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng làm cho bạn bị ho
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Điều trị bệnh căn nguyên gây ra ho máu.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ của bạn bất cứ khi nào bạn ho ra máu vì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng hô hấp nghiêm trọng. Cần gọi bác sĩ ngay nếu bạn:

  • Bạn bắt đầu ho ra máu sau khi ngã hoặc bị thương ở ngực
  • Bạn ho RA nhiều hơn một vài muỗng cà phê máu
  • Cũng có máu trong nước tiểu hoặc phân của bạn
  • Bạn bị đau ngực, chóng mặt, sốt, hoặc khó thở kèm theo.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment