Bạn có biết trên thực tế có tới hơn 150 loại nấm Candida. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhiễm trùng là do một loài có tên là Candida albicans. Nấm candida có thể gây bệnh trên nhiều bộ phận như da, miệng, tiêu hóa, sinh dục… Trong điều kiện bình thường, da của bạn có thể lưu trữ một lượng nhỏ loại nấm này. Các vấn đề phát sinh khi nó bắt đầu nhân lên và tạo ra sự phát triển quá mức.
Bạn đã biết gì về nhiễm nấm candida? Làm thế nào để nhận biết? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Có phương pháp nào điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết
Mục lục
Các loại nhiễm nấm da do nấm candida
- Bệnh bàn chân lực sĩ (athlete’s foot)
- Nấm miệng (Tưa miệng)
- Nhiễm nấm âm đạo
- Nấm móng tay
- Nấm đùi, háng
- Hăm tã
Theo thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Hoa Kỳ), 75% phụ nữ trưởng thành sẽ bị nhiễm nấm âm đạo. Nghiên cứu AIDS và Retrovirus ở người lưu ý rằng 90% tất cả những người bị AIDS sẽ bệnh tưa miệng hoặc nấm candida phát triển quá mức trong miệng. Điều này hiếm khi xảy ra ở người lớn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Nấm candida xâm lấn xảy ra khi candida xâm nhập vào máu. Theo CDC, có khoảng 46.000 trường hợp mắc bệnh tại Hoa Kỳ mỗi năm.
Tiến triển của nhiễm nấm candida thường rất tốt. Nói chung, tình trạng không nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nhiễm trùng không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề có thể đe dọa đến tính mạng – đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu. Điều trị nhanh chóng có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nấm, đồng thời cải thiện và có khả năng cứu sống bạn.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ là gì?
Nhiễm trùng da do nấm Candida có thể xảy ra trên hầu hết mọi khu vực của cơ thể, nhưng chúng thường được tìm thấy nhiều hơn ở các vùng giáp ranh. Đây là nơi hai vùng da chạm hoặc chà xát với nhau. Những khu vực như vậy bao gồm nách, háng và nếp gấp da, cũng như khu vực giữa ngón tay và ngón chân của bạn. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ấm, ẩm và mồ hôi.
Thông thường, làn da của bạn đóng vai trò như một hàng rào hiệu quả chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, bất kỳ vết cắt hoặc bất kì tổn thương nào tới các lớp bề mặt của da có thể cho phép nấm gây nhiễm trùng. Candida trở thành mầm bệnh, hoặc có khả năng gây bệnh, khi điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sôi và gây bệnh Thời tiết nóng ẩm, vệ sinh kém hoặc quần áo không thoáng mát, bí mồ hôi có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho candida gây bệnh.
Đây không phải là những yếu tố nguy cơ duy nhất. Nhiễm Candida cũng có xu hướng phổ biến hơn ở:
- Trẻ sơ sinh
- Những người thừa cân
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Những người có tuyến giáp hoạt động kém, hoặc suy giáp
- Người bị rối loạn viêm
- Những người có hệ miễn dịch yếu
- Người làm việc trong điều kiện ẩm ướt
- Phụ nữ mang thai
- Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm loại nấm này. Thuốc corticosteroid bôi tại chỗ là có nhiều nguy cơ nhất, nhưng thuốc tránh thai và thuốc kháng sinh là những nguyên nhân có thể khác. Nếu bạn dùng các loại thuốc này, bạn nên theo dõi da thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu nhiễm nấm candida.
Nhận biết các triệu chứng của nhiễm nấm
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí cơ thể, tuy nhiên chúng thường bao gồm:
- Phát ban
- Các mảng màu đỏ hoặc tím (khu vực có bề mặt thay đổi)
- Xuất hiện những chất màu trắng, dễ bong trên các khu vực bị ảnh hưởng
- Vảy da, các vảy da dễ bong
- Các vết nứt trên da
- Đau nhức
- Ban đỏ, làm cho cả vùng da có màu đỏ
- Tình trạng bợt da (maceration) tăng lên thành từng mảng, ở dưới da trợt đỏ tươi, dễ bị nhiễm trùng phụ làm cho tổn thương có mủ, vì vậy tìm nấm rất khó
- Mụn mủ ở rìa của các khu vực bị ảnh hưởng, ranh giới tổn thương nham nhở, không đều.
- Tổn thương màu đỏ và trắng trong miệng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán nhiễm nấm candida chủ yếu dựa vào ngoại hình và lấy mẫu da. Bác sĩ sẽ lấy mẫu da từ vết trầy da, cắt móng tay hoặc nhổ tóc từ khu vực bị ảnh hưởng và sau đó kiếm tra. Sau khi chẩn đoán nhiễm nấm candida, bước đầu tiên là giải quyết nguyên nhân cơ bản bao gồm thay đổi lối sống để sạch sẽ hơn, giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tốt nhất bạn nên đi khám ngay khi bạn bắt đầu thấy sự xuất hiện của nhiễm nấm, điều này cho phép bác sĩ chẩn đoán đúng và cung cấp cho bạn các lựa chọn điều trị tốt nhất. Nhiễm nấm Candida thường tái phát.
Điều trị
Điều trị nhiễm nấm candida ở da thường đơn giản. Bạn không cần phải nhập viện trừ khi bạn đang gặp vấn đề ở hệ thống miễn dịch hoặc nấm candida đã lan vào máu. Bác sĩ có thể kê toa các chất làm se da với kem chống nấm, thuốc mỡ hoặc kem bôi tại chỗ. Thuốc đạn nhét âm đạo và thuốc uống cũng có sẵn.
Bạn có thể sử dụng các thuốc không kê đơn chẳng hạn như ketoconazole hoặc clotrimazole, cả hai đều là thuốc bôi và từ một nhóm thuốc chống nấm được có tên là azole. Chúng có sẵn ở dạng như thuốc mỡ, dạng viên và và dạng kem bôi. Chúng không có tác dụng phụ nghiêm trọng như các thuốc chống nấm khác như nystatin hoặc amphotericin B. Amphotericin B là thuốc tiêm tĩnh mạch chỉ được sử dụng trong bệnh viện.
Các loại thuốc khác nhau sẽ được sử dụng tùy thuộc vào loại nhiễm trùng và phần cơ thể bị ảnh hưởng. Ví dụ:
- Gel hoặc kem âm đạo, chẳng hạn như miconazole, thường được sử dụng cho nhiễm nấm âm đạo.
- Bệnh tưa miệng thường được điều trị bằng thuốc chống nấm dưới dạng viên ngậm, viên nén hoặc nước súc miệng dạng lỏng mà bạn có thể nuốt.
- Bệnh bàn chân lực sĩ thường được điều trị bằng thuốc xịt, bột và thuốc mỡ.
- Nhiễm trùng nặng thường được điều trị bằng thuốc uống hoặc thậm chí tiêm tĩnh mạch.
- Hầu hết các loại thuốc sẽ được sử dụng một hoặc hai lần một ngày.
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như miconazole và clotrimazole, có thể được sử dụng một cách an toàn để điều trị nhiễm nấm candida trong bất kỳ ba tháng nào của thai kỳ. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ những thuốc an toàn cho bạn sử dụng.
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc chống nấm thường bao gồm:
- Ngứa, đỏ hoặc rát nhẹ tại chỗ bôi thuốc
- Đau đầu
- Khó tiêu hoặc khó chịu
- Phát ban trên da
Thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ tiêu cực, có thể bao gồm:
- Ăn mất ngon
- Cảm thấy mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Đau cơ và khớp
- Phát ban
Trong một số ít trường hợp, thuốc chống nấm có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng da nghiêm trọng, bao gồm bong tróc hoặc phồng rộp da.
Những người bị tổn thương gan không nên sử dụng thuốc chống nấm mà không có sự giám sát của bác sĩ. Thuốc chống nấm có thể dẫn đến tổn thương gan ở những bệnh nhân khỏe mạnh, nhưng nó có tác hại nghiêm trọng hơn ở những người đã bị tổn thương gan.
Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc chống nấm bao gồm:
- Kháng sinh rifampicin (còn được gọi là rifampin)
- Các thuốc benzodiazepin, được sử dụng để gây ngủ và giảm lo lắng
- Estrogen và proestogen, được tìm thấy trong các biện pháp tránh thai và liệu pháp thay thế hormone
- Phenytoin, được sử dụng để điều trị bệnh động kinh
Nhiễm Candida ở trẻ em
Trẻ em có thể dễ bị nhiễm nấm candida hơn người lớn. Trẻ em dễ bị nhiễm trùng xoang, phát ban da (bao gồm phát ban tã), tưa miệng và đau tai do nấm candida phát triển quá mức.
Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể bao gồm:
- Hăm tã dai dẳng và nặng
- Phát ban da giống như bệnh chàm
- Mảng trắng hoặc vàng trên lưỡi hoặc bên trong miệng hoặc má
- Bị đau bụng lâu hơn ba tháng
- Vấn đề tai tái phát
- Các triệu chứng trở nên nặng hơn trong môi trường ẩm ướt hoặc trong thời tiết ẩm ướt
Các triệu chứng ở trẻ lớn bao gồm:
- Liên tục thèm đồ ngọt
- Giảm khả năng học tập
- Thường xuyên cáu kỉnh hoặc không vui
- Vấn đề tai tái phát
- Các triệu chứng nặng lên trong môi trường ẩm ướt hoặc trong thời tiết ẩm ướt
Điều trị sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm nấm candida cụ thể. Điều trị có thể là thuốc bôi ngoài da cho nhiễm nấm da hoặc thuốc chống nấm, đôi khi là thuốc uống.
Điều trị có thể mất đến hai tuần, mặc dù tái phát là khá phổ biến.
Mẹo để ngăn ngừa nhiễm nấm candida
Có những việc đơn giản bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị nhiễm nấm candida. Ví dụ:
- Mặc quần áo khô thoáng,vừa vặn để tránh làm bí da, ẩm da.
- Giữ nách, vùng háng và các khu vực khác dễ bị nhiễm nấm sạch sẽ và khô ráo.
- Luôn tắm và lau khô người sau khi tắm, hoạt động ra mồ hôi.
- Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy làm khô da ở các nếp gấp, nếp lằn da.
- Mang dép hoặc giày dép hở ngón khi trời nóng.
- Thay tất (vớ) và đồ lót thường xuyên.
Tiến triển
Ở người lớn khỏe mạnh, nấm candida thường nhẹ và dễ điều trị. Nhiễm trùng có thể có vấn đề hơn ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ, cũng như ở những người khác có hệ thống miễn dịch yếu hơn. Điều này có thể gây ra sự lây lan của nhiễm trùng đến các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp bệnh tưa miệng.
Các khu vực nó có thể lan rộng để bao gồm:
- Thực quản
- Van tim
- Ruột
- Gan
- Phổi
Các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị sớm có thể thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của nấm candida. Nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm candida, điều trị càng sớm kết quả càng tốt. Đi khám ngay để nhận được chăm sóc khẩn cấp nếu phát ban đi kèm với đau bụng hoặc sốt cao.
Biện pháp tự nhiên và phương pháp điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất và đã được chứng minh chống lại nấm candida là thuốc kháng nấm. Trong thực tế, không có biện pháp khắc phục tại nhà đã được chứng minh để chữa nhiễm nấm một khi nó xuất hiện và gây bệnh. Các phương pháp điều trị như nhúng tampon vào sữa chua hoặc dầu cây trà và đặt nó vào âm đạo của bạn để điều trị nhiễm nấm candida âm đạo không được chứng minh và có thể gây nguy hiểm.
Như đã đề cập ở trên, có những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa nhiễm nấm. Những việc khác bạn có thể làm cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn đó là ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, tập thể dục và có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.