Tăng huyết áp

10 loại thảo dược giúp điều trị tăng huyết áp

Hiện nay trên khắp thế giới, rất nhiều người đang phải chống chọi lại với căn bệnh tăng huyết áp. Tại Mỹ có gần một nửa số người trưởng thành bị tăng huyết áp. Phương hướng điều trị chung mà bạn sẽ nhận được khi đi khám tại các cơ sở y tế đó là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc hạ huyết áp. 

Tuy nhiên nếu bạn là người theo trường phái không muốn sử dụng thuốc tây vì một lý do nào đó, hoặc chỉ là sử dụng bổ sung kết hợp thì trước tiên bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, các chuyên gia. Vì hiện nay không có một loại thảo dược nào được khuyên dùng thường xuyên để điều trị tăng huyết áp. Một số loại nếu dùng với số lượng lớn sẽ gây những tác dụng phụ nguy hiểm, hoặc gây mất tác dụng của những loại thuốc khác.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về những loại thảo dược có thể giúp hạ huyết áp nhé

1. Húng quế

Húng quế là một loại rau thơm mà chúng ta sử dụng rộng rãi trong các món ăn. Đã được chứng minh là làm hạ huyết áp ở những loài động vật gặm nhấm, mặc dủ chỉ một thời gian ngắn. Trong húng quế có chất Eugenol, có thể ức chế tác dụng làm co mạch của một số chất, từ đó làm hạ huyết áp. Tuy nhiên thì tác dụng hạ huyết áp của húng quế còn cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Việc sử dụng thêm húng quế trong các bữa ăn hằng ngày là điều rất đơn giản và không có tác hại gì. Chúng ta có thể sử dụng vào bất kỳ món ăn nào như mỳ, salad, thịt hầm …

2. Quế

Một gia vị ngon khác cũng giúp hạ huyết áp của bạn đó chính là quế, tuy nhiên để sử dụng quế trong các bữa ăn hằng ngày thì không đơn giản như húng quế. Đã có một nghiên cứu tìm ra được tác dụng hạ huyết áp, thậm chí là cả huyết áp cao đột ngột và kéo dài trên các động vật gặm nhấm. Tuy nhiên chiết xuất quế nếu được tiêm vào tĩnh mạch thì có tác dụng hạ huyết áp hay không vẫn chưa được nghiên cứu.

Để sử dụng quế thì bạn có thể rắc bột quế vào ngũ cốc trong bữa sáng, hay cà phê cũng được nếu bạn muốn. Vào bữa tối thì rất tuyệt vời nếu cho thêm quế vào khoai tây chiên, cà ri hay các món hầm.

3. Bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu là một gia vị tới từ Ấn Độ và thường được sử dụng trong ẩm thực Nam Á. Một nhóm nghiên cứu nhỏ gồm 20 người đã nghiên cứu ảnh hưởng của bạch đậu khấu tới huyết áp, và đã tìm ra rằng, những người tham gia bị tăng huyết áp đã giảm đáng kể chỉ số huyết áp của mình sau khi uống 1,5g bột bạch đậu khấu hai lần một ngày trong 12 tuần. Bạn có thể thêm bạch đậu khấu vào các món như soup, các món hầm hoặc bánh nướng để có hương vị đặc biệt và lợi ích cho sức khỏe của mình.

4. Hạt lanh

Hạt lanh là hạt giàu axit béo omega-3, đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là giúp hạ huyết áp. Một đánh giá gần đây đề nghị dùng 30-50 gram hạt lanh nguyên hạt mỗi ngày trong 12 tuần để có tác dụng hạ huyết áp tốt nhất. Hạt lanh cũng có thể giúp ta chống lại bệnh xơ vữa động mạch bằng cách làm giảm lượng cholesterol, cải thiện dung nạp glucose và hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Bạn có thể sử dụng nhiều sản phẩm có chứa hạt lanh nhưng tốt nhất là nên sử dụng hạt lanh nguyên hạt hoặc xay và thêm vào các bữa ăn của bạn. Hạt lanh có thể được sử dụng trong hầu hết các món ăn, từ soup đến các món nướng. Hạt lanh nên được bảo quản trong tủ đá để có thể giữ được các chất dinh dưỡng.

5. Tỏi

Tỏi thường có vị hăng, có thể khiến hơi thở của bạn có mùi ngoài việc giúp tăng vị giác cho các món ăn. Chất nitric oxide trong tỏi đã được nghiên cứu và chứng minh là giúp hạ huyết áp, chất này làm các mạch máu giãn nở ra, giúp dòng máu được lưu thông dễ dàng hơn và hạ huyết áp.

Tỏi được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn của gia đình việt. Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi thì bạn có thể nướng tỏi trước khi cho vào thức ăn hoặc sử dụng các chế phẩm khác của tỏi.

6. Gừng

Gừng có thể giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Trong các nghiên cứu trên động vật, gừng đã được chứng minh là cải thiện lưu thông máu và thư giãn các cơ xung quanh mạch máu từ đó hạ huyết áp. Tuy nhiên các nghiên cứu trên cơ thể người vẫn chưa thực sự thuyết phục. Thường được sử dụng trong các món ăn của châu Á, việc sử dụng gừng rất linh hoạt trong các món ăn, thậm chí là đồ uống. Ví dụ như cho thêm gừng vào các món xào, soup, mỳ, các món rau hoặc thêm vào trà đều được.

7. Táo gai

Từ ngàn năm trước, người Trung Quốc đã sử dụng quả táo gai như một thảo dược để điều trị căn bệnh tăng huyết áp. Ở động vật gặm nhấm, chiết xuất táo gai mang lại hàng loạt các lợi ích về tim mạch, bao gồm hạ huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm cholesterol. Bạn có thể sử dụng táo gai ở các dạng thuốc, trà hoặc chiết xuất.

8. Hạt giống cần tây

Hạt giống cần tây là một loại thảo mộc được sử dụng để tăng hương vị các món soup, món hầm, thịt hầm và nhiều món ăn khác. Từ lâu cần tây đã được sử dụng để điều trị tăng huyết áp tại Trung Quốc. Bạn có thể sử dụng hạt giống hoặc toàn bộ cây cần tây. Cần tây cũng có tác dụng như thuốc lợi tiểu, giúp hạ huyết áp. Ngoài ra các nhà nghiên cứu tin rằng trong cần tây còn có một loạt các chất khác đóng vai trò hạ huyết áp. Tuy nhiên còn cần nghiên cứu nhiều thêm.

9. Hoa oải hương Pháp

Hoa oải hương hay hoa lavender là một loài hoa xinh đẹp với hương thơm dễ chịu. Chiết xuất hoa oải hương đã được chứng minh là giúp giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Mặc dù khó có thể sử dụng hoa oải hương trong ẩm thực, nhưng bạn cũng có thể sử dụng trong các món nướng. Lá cây hoa oải hương có thể sử dụng trong các món ăn hoặc pha chế giống như hương thảo.

10. Cây vuốt mèo

Người Trung Quốc từ lâu đã sử dụng cây vuốt mèo là một loại thảo dược để điều trị tăng huyết áp và các vấn đề về sức khỏe thần kinh. Vuốt mèo làm hạ huyết áp của bạn bằng cách tác động lên các kênh calci trong tế bào. Hiện nay trên thị trường có nhiều thực phẩm chức năng được sản xuất từ cây vuốt mèo mà bạn có thể sử dụng.

Tìm hiểu về tăng huyết áp

Lượng người mắc tăng huyết áp trên thế giới hiện nay chiếm một tỷ lệ rất lớn. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào căn bệnh tăng huyết áp như

  • Di truyền
  • Căng thẳng
  • Chế độ ăn
  • Hút thuốc lá
  • Ít vận động

Vì tăng huyết áp thường không có triệu chứng nên được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Vì thế việc kiểm tra huyết áp của bạn thường xuyên rất quan trọng. Huyết áp tăng làm tăng các nguy cơ sức khỏe như

  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Đái tháo đường
  • Suy tim
  • Bệnh thận
  • Mất thị lực
  • Hội chứng chuyển hóa

Do không có các triệu chứng biểu hiện ra ngoài, nên tăng huyết áp có thể gây các tác hại trước khi bạn biết mình bị tăng huyết áp. Chính vì thế hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên. Có thể bạn sẽ phải sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp, vì thế hãy tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tư vấn đúng cách.

Điều trị tăng huyết áp gồm nhiều vấn đề, bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc. Các loại thảo dược cũng có thể có tác dụng điều trị, tuy nhiên cần được tham khảo kỹ vì các tác dụng phụ và ảnh hưởng của nó tới các loại thuốc khác.

Điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là không có nghiên cứu hoặc bằng chứng nào được đưa ra để kết luận bạn nên sử dụng thảo dược thay vì dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp. Rất ít nghiên cứu về thảo dược được thực hiện ở người, và các nghiên cứu không thể tìm ra các tác dụng phụ, liều lượng hoặc ảnh hưởng lâu dài của các loại thảo dược.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment