Tinh dầu

Tinh dầu quế có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Mua loại nào tốt?

Quế có vị cay, nóng và được sử dụng như một loại gia vị, một vị thuốc Đông Y. Nhưng tinh dầu quế thì sao? Liệu bạn đã biết nhiều về nó chưa?

Trong bài viết này mình sẽ cùng bạn tim hiểu để tìm câu trả lời cho những thắc mắc sau:

  • Tinh dầu quế là gì? Có xuất xứ ra sao? Nó được chiết xuất như thế nào?
  • Có những loại tinh dầu quế nào? Thành phần của nó gồm những chất gì?
  • Tinh dầu quế có tác dụng gì với sức khỏe? Sử dụng thế nào cho hiệu quả, an toàn?
  • Nếu muốn mua thì mua loại nào tốt? Mua hàng chính hãng ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nào bắt đầu thôi!

Bạn không biết có những loại tinh dầu phổ biến nào? Tác dụng và cách sử dụng chúng ra sao? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết: Tổng hợp các loại tinh dầu phổ biến nhất hiện nay

Tinh dầu quế là gì?

tinh dầu quế

Tinh dầu quế được chiết xuất từ thân, vỏ, lá hoặc rễ của cây quế. Một loài cây có tên khoa học Laurus cinnamomum và thuộc họ thực vật Lauraceae. Loài cây này có nguồn gốc từ Châu Á mà cụ thể là Nam Á, hiện nay tinh dầu quế và bột quế trở thành một sản phẩm rất phổ biến được vận chuyển trên khắp thế giới.

Hiện tại có khoảng 100 loài quế trên thế giới nhưng có 2 loại phổ biến nhất là: Quế Cylon và quế Trung Quốc. Có thể nói quế là loại gia vị và bài thuốc lâu đời nhất trên thế giới. Quế đã được sử dụng bởi người Ai Cập, Trung Quốc hàng ngàn năm nay. Nhiều tài liệu thời Ai Cập cổ đại cho thấy, quế được coi là một mặt hàng cao cấp thậm chí nó còn được đánh giá cao tương đương với vàng.

Thành phần của tinh dầu quế là gì? Có những loại nào?

Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây gồm 3 thành phần chính sau: cinnamaldehyde, eugenol và linalool. Các thành phần này chiếm khoảng 85% thành phần của tinh dầu quế. Tỷ lệ của từng thành phần phụ thuộc vào bộ phận được đem ra chiết xuất của cây.

  • Vỏ cây chủ yếu chứa: cinnamaldehyde
  • Lá chủ yếu chứa: eugenol
  • Rễ chủ yếu chứa: long não

Hiện trên thị trường phổ biến 2 loại tinh dầu quế sau:

  1. Tinh dầu vỏ quế: Được chiết xuất từ vỏ quế. Có màu nâu đỏ, trông đậm đặc hơn
  2. Tinh dầu lá quế: Được chiết xuất từ lá và cành quế. Có màu nhạt hơn

Xét một cách tổng quát thì tác dụng của 2 loại tinh dầu này tương tự nhau. Tuy nhiên, tinh dầu vỏ quế được cho là mạnh hơn so với loại được chiết xuất từ lá.

Tác dụng của tinh dầu quế

Dưới đây là những công dụng của tinh dầu quế đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.

1. Tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu trên động vật được công bố năm 2014 cho thấy tinh dầu quế có khả năng làm giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol có hại (LDL) trong khi làm tăng chỉ số cholesterol tốt (HDL). Chính điều này giúp nó trở thành một trong số những loại tinh dầu tốt cho sức khỏe tim mạch. Bạn có thể xem nghiên cứu đó tại đây.

Tinh dầu quế cũng đã được chứng minh là có khả năng làm tăng khả năng sản xuất Nitric Oxit (NO). Một chất có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, tăng tuần hoàn máu đến các tế bào từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó loại tinh dầu này còn có khả năng chống viêm, chống ngưng tập tiểu cầu giúp bảo vệ các động mạch của tim.

2. Chất kích thích tình dục tự nhiên

Trong nền y học Hindu của Ấn Độ (còn được gọi là Ayurvedic) quế được khuyến cáo sử dụng cho rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Liệu điều này có tin được không?

Một nghiên cứu tiến hành trên động vật được công bố vào năm 2013 đã cho thấy tinh dầu quế có khả năng điều trị chứng bất lực ở đàn ông. Đối tượng nghiên cứu là những động vật có dấu hiệu bất lực khả năng tình dục do tuổi tác, chiết xuất tinh dầu quế đã cho thấy khả năng cải thiện chức năng tình dục cả về ham muốn lẫn khả năng cương dương. Bạn có thể xem kỹ hơn nghiên cứu này tại đây

3. Giảm lượng đường trong máu

Các nghiên cứu được tiến hành trên cả người và động vật đều đã chứng minh rằng: Tinh dầu quế có khả năng làm tăng bài tiết Insulin. Từ đó giúp làm hạ đường huyết trong máu, giữ cân bằng đường huyết, giúp giảm cảm giác thèm ăn.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu quế nguyên chất trong thực phẩm hàng ngày để tận dụng lợi ích hạ đường huyết của nó. Tuy nhiên đừng lạm dụng quá vì nó có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết nặng.

4. Chăm sóc da, môi và tóc

Một nghiên cứu tiến hành năm 2017 đã cho thấy tinh dầu quế có khả năng ngăn chặn sự hình thành các chất sinh học gây nên quá trình viêm và khả năng tái tạo mô. Chính nhờ đặc tính chống viêm này mà tinh dầu quế có thể trở thành một phương thuốc tự nhiên cho tình trạng viêm da như: mụn trứng cá, phát ban.

Bên cạnh đó loại tinh dầu còn được khuyến cáo sử dụng để chăm sóc da đầu, môi nhờ đặc tính làm tăng lưu thông tuần hoàn máu của nó.

Để tận dụng khả năng chống viêm, tăng lưu thông máu của tinh dầu quế đối với da, tóc và môi bạn có thể sử dụng 2-3 giọt tinh dầu kết hợp cùng với 2 thìa cà phê dầu dừa rồi thoa lên vùng cần tác động.

Bạn đang tìm kiếm một loại tinh dầu tốt cho da mụn? Nếu vậy đừng bỏ qua tinh dầu tràm trà

5. Hỗ trợ giảm cân

Tinh dầu quế có tác dụng giảm cân là nhờ 2 cơ chế sau:

  • Nó giúp cân bằng lượng đường trong máu, hạ đường guyết, làm giảm cảm giác thèm ăn. Giúp thay thế đường trong thức ăn
  • Một nghiên cứu trên tạp chí Metabolism đã chứng minh cinnamaldehyde (một thành phần của tinh dầu quế) có khả năng làm tăng cường quá trình sinh nhiệt và trao đổi chất ở lớp mỡ dưới da của người. Từ đó giúp giảm mỡ, chống béo phì. Bạn có thể tham khảo nghiên cứu đó tại đây

6. Hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Một trong số các nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Một thử nghiệm tiến hành trên 15 bệnh nhân bị loét dạ dày và có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn đã xem xét tác dụng của việc sử dụng 40 mg chiết xuất quế trong 4 tuần. Kết quả cho thấy mặc dù tinh dầu quế không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP nhưng nó đã hạn chế sự xâm nhập và tấn công của loại vi khuẩn này. Xem nghiên cứu này bằng cách click vào đây.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2000 cũng đã chỉ ra một chất có tên eugenol (một thành phần của tinh dầu quế) có khả năng làm giảm số lượng cũng như mức độ vết loét.

7. Chống ký sinh trùng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu quế hay chiết xuất từ quế có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại ký sinh trùng có hại.

  • Một nghiên cứu được công bố năm 2014 đã chứng minh rằng sự phối giữa tinh dầu gừng và quế giúp ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng giunia (G. lamblia). Một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột.
  • Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tinh dầu quế có khả năng chống lại sự phát triển của ký trùng sốt rét có tên Plasmodium falciparum. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại tinh dầu này làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp Acid Amin của chúng.

8. Giảm đau họng

Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch nên tinh dầu quế được coi là một trong số những loại tinh dầu tốt nhất cho đau họng.

Nếu bạn đang bị đau họng hãy thử uống một cốc chanh ấm có mật ong và vài giọt tinh dầu quế. Chắc chắn tình trạng đau sẽ giảm bớt.

9. Chống nhiễm nấm móng

Một nghiên cứu được công bố năm 2016 đã chứng minh rằng tinh dầu oliu, tinh dầu quế là một bài thuốc tự nhiên, hiệu quả cho việc ngăn chặn nấm candidan albicans. Một nguyên nhân gây ra tình trạng nấm móng chân và nhiều bệnh khác.

Nếu bạn muốn điều trị nấm móng chân hãy kết hợp tinh dầu oliu, tinh dầu quế với dầu dừa rồi thoa lên vùng móng chân bị nhiễm nấm.

10. Khử mùi tự nhiên

Bạn thích tận hưởng một mùi hương ấm áp vào mùa thu, mùa đông ngay trong căn phòng của bạn? Hãy thử kết hợp các mùi hương tự nhiên như quế, tinh dầu chanh, cam và đinh hương bằng cách cho chúng vào bình xịt hoặc máy khuếch tán.

Một trong số những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất cho việc khử mùi, đuổi muỗi là tinh dầu sả. Cùng tìm hiểu về loại tinh dầu này qua bài: Tinh dầu sả là gì? Những tác dụng của tinh dầu sả bạn cần biết!

Nên mua tinh dầu quế loại nào tốt? Mua ở đâu?

Dưới đây là một số sản phẩm tinh dầu quế đang được ưa chuộng nhất hiện nay mà mình tổng hợp được.

Tinh dầu vỏ quế Milaganics

Tinh dầu vỏ quế Milaganics

  • Thương hiệu Việt Nam
  • Sản xuất tại Việt Nam
  • Chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên
  • Rất được ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mức giá bình dân

Giá và địa chỉ bán:

Tinh dầu quế Herbe

Tinh dầu quế Herbe

  • Thương hiệu Việt Nam
  • Sản xuất tại Ấn Độ
  • Chuyên sản xuất tinh dầu thiên nhiên
  • Nguyên chất 100%
  • Mức giá hợp lý
  • Đóng gói lọ 10ml, 30ml và 50ml

Giá và địa chỉ bán:

Tinh dầu quế Julyhouse

Tinh dầu quế Julyhouse

  • Thương hiệu Việt, sản xuất tại Việt Nam
  • Xuất xứ rõ ràng, phân phối chính hãng
  • Nhận được nhiều đánh giá tích cực
  • Nguyên chất 100%
  • Đóng gói lọ 10ml, 30ml, 50ml

Giá và địa chỉ bán:

Tinh dầu quế Noison

Tinh dầu quế Noison

  • Thương hiệu Việt Nam
  • Sản xuất tại Ấn Độ
  • Xuất xứ rõ ràng
  • Chiết xuất từ lá và cành cây quế bằng phương pháp chưng cất hơi nước
  • Chất lượng tốt, thương hiệu uy tín
  • Mức giá bình dân

Giá và địa chỉ bán:

Cách sử dụng tinh dầu quế

Dưới đây là một số cách để bạn sử dụng tinh dầu quế tại nhà:

  • Khuếch tán: Cho vài giọt tinh dầu vào đèn hoặc máy khuếch tán rồi bật nó lên cho mùi hương quế tỏa khắp phòng
  • Hít trực tiếp, thoa một ít lên cổ, vai hay quần áo
  • Thoa trực tiếp lên da: Bạn cần pha nó với dầu dẫn như dầu dừa với tỷ lệ 1:1 trước khi thoa lên da
  • Ăn, uống: Tinh dầu quế hoàn toàn có thể được sử dụng bằng cách ăn hoặc uống. Bạn có thể cho nó vào món ăn, đồ uống, nước sinh tố hay trộn với mật ong

Lưu ý khi sử dụng:

  • Chỉ sử dụng tinh dầu nguyên chất 100% để ăn, uống
  • Khi cho tinh dầu quế vào món ăn tránh đun nóng quá lâu dẫn đến mất đi tính kháng viêm, chống oxy hóa của nó
  • Bạn có thể kết hợp tinh dầu quế với các loại tinh dầu khác như: Tinh dầu cam, tinh dầu gừng, đinh hương, tinh dầu bạc hà, hoa hồng, vani

Tinh dầu quế có an toàn không? Có tác dụng phụ không?

Tinh dầu quế được coi là một loại tinh dầu an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý trong một số trường hợp sau:

  • Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi thoa lên da. Chính vì vậy hãy thử thoa một lượng nhỏ tinh dầu quế pha loãng lên da mu tay để xem phản ứng của cơ thể trước khi sử dụng
  • Một số người cho biết rằng họ có cảm giác nóng rát, đau ở miệng khi uống tinh dầu quế. Đặc biệt là khi họ bị loét miệng
  • Nếu bạn đang mang thai, cho con bú, đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng

Trên đây là một số chia sẻ về tinh dầu quế mà mình tổng hợp được, mong rằng chúng có ích với bạn. Chúc bạn chọn mua được sản phẩm ưng ý và luôn có một sức khỏe tốt!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment