Cơ-Xương-Khớp

Viêm khớp dạng thấp là gì? Những điều bạn cần biết về căn bệnh này

Các bệnh về xương khớp khá phổ biến ở người lớn tuổi ở Việt Nam, những năm gần đây đang có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp hoặc đang chăm sóc cho người bị viêm khớp dạng thấp, dưới đây là một vài thông tin hữu ích bạn nên ghi nhớ.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) là một bệnh tự miễn có thể gây đau khớp và tổn thương khắp cơ thể. Tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp thường xảy viêm khớp dạng thấp ở cả hai bên cơ thể. Vì vậy, nếu một khớp bị ảnh hưởng ở một bên tay hoặc chân của bạn, thì khớp tương tự ở cánh tay hoặc chân kia cũng có thể bị ảnh hưởng. Đây là một cách mà các bác sĩ phân biệt viêm khớp dạng thấp với các dạng viêm khớp khác, chẳng hạn như viêm xương khớp (osteoarthritis – OA).

Viêm khớp dạng thấp cần được chẩn đoán sớm để điều trị đạt được hiệu quả cao, vì vậy điều quan trọng là phải tìm hiểu các dấu hiệu gây bệnh. Hãy đọc để tìm hiểu về viêm khớp dạng thấp từ phân loại và triệu chứng, đến các biện pháp khắc phục tại nhà, chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị khác.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính được xác định bằng các triệu chứng như viêm và đau ở khớp. Những triệu chứng và dấu hiệu này xảy viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn khởi phát. Khi những triệu chứng mất hoàn toàn thì là thời kỳ bệnh thuyên giảm.

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, có thể xảy trên toàn cơ thể, bao gồm:

  • Đau khớp
  • Sưng khớp
  • Cứng khớp
  • Mất chức năng khớp

Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Quan trọng là không bỏ qua các triệu chứng của bạn, ngay cả khi chúng xuất hiện và biến mất. Biết rõ các dấu hiệu ban đầu của viêm khớp dạng thấp sẽ giúp bạn và bác sĩ điều trị tốt hơn.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp có thể mất thời gian và có thể yêu cầu nhiều xét để xác nhận kết quả khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ sử dụng một số công cụ để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của các khớp bị sưng và đỏ, phản xạ và sức mạnh của cơ bắp. Bác sĩ cũng sẽ gõ vào các khớp bị sưng đau để kiểm tra độ nóng và sự dẻo dai của khớp. Nếu nghi ngờ viêm khớp dạng thấp, rất có thể họ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên ngành về thấp khớp.

Vì không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể sử dụng một số loại xét nghiệm khác nhau. Họ có thể làm xét nghiệm máu để tìm một số chất như kháng thể hoặc kiểm tra nồng độ của một số chất như chất phản ứng giai đoạn cấp tính tăng cao khi bị viêm. Đây có thể là một dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp và giúp hỗ trợ chẩn đoán.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm hình ảnh nhất định. Các xét nghiệm như siêu âm, X-quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) không chỉ cho thấy mức độ tổn thương của khớp mà còn cho thấy mức độ tổn thương nghiêm trọng như thế nào. Đánh giá và kiểm trađầy đủ các hệ thống cơ quan khác cũng có thể thích hợp với một số người bị viêm khớp dạng thấp. Tìm hiểu thêm về quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm máu cho bệnh viêm khớp dạng thấp

Có một số loại xét nghiệm máu giúp bác sĩ hoặc bác sĩ thấp khớp xác định bạn có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Những xét nghiệm này bao gồm:

  • Kiểm tra yếu tố thấp khớp: Xét nghiệm máu này giúp phát hiện một loại protein gọi là yếu tố thấp khớp. Nồng độ cao của yếu tố thấp khớp có liên quan đến các bệnh tự miễn, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm anti – CPP: Xét nghiệm giúp xác định một kháng thể có liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Những người có kháng thể này thường có bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng cho kết quả dương tính với kháng thể này.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân: Xét nghiệm để kiểm tra hệ thống miễn dịch kháng thể kháng nhân hay không. Cơ thể có thể tạo kháng thể như là một phản ứng với nhiều loại tình trạng khác nhau, trong đó có viêm khớp dạng thấp.
  • Tốc độ máu lắng: Xét nghiệm này giúp xác định mức độ viêm trong cơ thể. Kết quả cho biết cơ thể có viêm không. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể chỉ ra nguyên nhân gây viêm.
  • Xét nghiệm protein C phản ứng  (protein C): Nhiễm trùng nặng hoặc viêm nhiều ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể đều có thể kích hoạt gan tạo ra protein phản ứng C. Nồng độ cao marker này có liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Không có cách chữa trị cho viêm khớp dạng thấp, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp giúp kiểm soát cơn đau và kiểm soát phản ứng viêm, trong nhiều trường hợp có thể giúp thuyên giảm. Giảm viêm cũng giúp ngăn ngừa tổn thương khớp và nội tạng.

Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc
  • Biện pháp thay thế hoặc điều trị tại nhà
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Các loại bài tập chuyên biệt

Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để xác định các loại phương pháp điều trị tốt nhất. Đối với nhiều người, những phương pháp điều trị này có thể giúp họ sống một cuộc sống năng động và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài. Tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cụ thể và cách điều trị khởi phát.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số loại thuốc này giúp giảm đau và viêm do viêm khớp dạng thấp. Một số trợ giúp để giảm sự phát triển và hạn chế tổn thương mà viêm khớp dạng thấp gây ra cho khớp.

Các loại thuốc sau đây giúp giảm đau và viêm trong khi bệnh bùng phát:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Corticosteroid
  • Acetaminophen

Các loại thuốc sau đây có tác dụng làm giảm tổn thương do viêm khớp dạng thấp có thể ra cho cơ thể:

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

DMARD hoạt động bằng cách ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể. Điều này giúp làm chậm tiến trình thấp khớp.

Chế phẩm sinh học

Những thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thế hệ mới hướng mục tiêu đến tình trạng viêm thay vì ngăn chặn toàn bộ phản ứng của hệ thống miễn dịch. Đây có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những người không đáp ứng điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm truyền thống.

Các chất ức chế Janus kinase (JAK)

Đây là một thế hệ mới của thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ngăn chặn các phản ứng miễn dịch nhất định. Đây là những loại thuốc mà bác sĩ có thể sử dụng để giúp ngăn ngừa viêm và ngăn chặn tổn thương cho khớp khi thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm và chế phẩm sinh học không đạt hiệu quả.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho viêm khớp dạng thấp

Một số biện pháp khắc phục tại nhà và điều chỉnh lối sống có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống khi sống chung với viêm khớp dạng thấp:

Tập thể dục

Các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động trong khớp và tăng khả năng vận động của bạn. Tập thể dục cũng giúp tăng cường cơ bắp, giảm áp lực cho khớp. Bạn cũng có thể tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp bạn lấy lại sức mạnh và sự linh hoạt của khớp.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gian bệnh bùng phát và ít hơn trong thời gian thuyên giảm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm viêm và đau cũng như mệt mỏi.

Áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nước đá có thể giúp giảm viêm và đau. Chúng cũng có thể có hiệu quả chống co thắt cơ bắp. Bạn có thể thay thế chườm lạnh bằng các phương pháp điều trị nóng như tắm nóng và chườm nóng. Những phương pháp điều trị có thể giúp giảm độ cứng của khớp.

Dùng các thiết bị hỗ trợ

Một số thiết bị như thanh nẹp và thanh chống có thể giữ khớp ở vị trí nghỉ ngơi. Điều này có thể giúp giảm viêm. Gậy và nạng có thể giúp duy trì khả năng vận động, ngay cả trong khi phát bệnh. Bạn cũng có thể lắp đặt các thiết bị gia dụng như thanh nắm và tay vịn trong phòng tắm và dọc theo cầu thang.

Chế độ ăn uống của viêm khớp dạng thấp

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa viêm khớp dạng thấp một chế độ ăn để giảm viêm. Chế độ ăn này bao gồm các loại thực phẩm có nhiều axit béo omega-3.

Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm:

  • Cá có nhiều mỡ bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu
  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Quả óc chó

Chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A, C và E, và selen, cũng có thể giúp giảm viêm. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm:

  • Các loại quả mọng như quả việt quất, quả nam việt quất, quả goji (câu kỷ tử) và dâu tây
  • Sô cô la đen
  • Rau bina
  • Đậu thận
  • Hồ đào
  • Atisô

Ăn nhiều chất xơ cũng rất quan trọng, vì theo một số nhà nghiên cứu, chất xơ có thể giúp giảm viêm và  giảm nồng độ protein C phản ứng. Nên lựa chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi và trái cây tươi. Dâu tây cũng rất có lợi.

Thực phẩm có chứa flavonoid cũng có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Chúng bao gồm:

  • Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và tương miso
  • Quả mọng
  • Trà xanh
  • Bông cải xanh
  • Nho

Những thực phẩm không nên ăn cũng rất quan trọng như những thực phẩm nên ăn. Hãy cố gắng tránh những thực phẩm đó. Bao gồm carbohydratetinh chế và chất béo bão hòa. Tránh các thực phẩm làm trầm trọng thêm và lựa chọn thực phẩm phù hợp tuân theo chế độ ăn chống viêm có thể giúp bạn quản lý bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các loại viêm khớp dạng thấp

Có một số loại viêm khớp dạng thấp khác nhau. Biết bạn mắc loại nào sẽ giúp bác sĩ cung cấp loại điều trị tốt nhất cho bạn. Các loại viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính: Nếu bạn có viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là do kết quả xét nghiệm yếu tố thấp khớp trong máu dương tính. Điều này có nghĩa là trong máu của bạn có các kháng thể khiến cơ thể tự tấn công các khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính: Nếu bạn có kết quả xét nghiệm máu yếu tố thấp khớp âm tính và kết quả xét nghiệm máu kháng CCP âm tính nhưng vẫn có triệu chứng viêm khớp dạng thấp thì vẫn có thể bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính. Cuối cùng, cơ thể vẫn xuất hiện các kháng thể và thay đổi chẩn đoán của bạn thành khớp dạng thấp huyết thanh dương tính.
  • JIA (viêm khớp tự phát ở thiếu niên): Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên xảy ra ở những người dưới 17 tuổi. Bệnh còn được gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Các triệu chứng giống như các nhóm viêm khớp dạng thấp khác nhưng cũng có thể bao gồm viêm mắt và các vấn đề về phát triển thể chất.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là loại viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất. Loại viêm khớp này có thể di truyền trong các gia đình. Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Cứng khớp vào buổi sáng và kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn
  • Sưng và đau ở nhiều khớp
  • Sưng và đau ở các khớp đối xứng
  • Hạt thấp
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân

Viêm khớp dạng thấp không phải lúc nào cũng bị giới hạn ở các khớp và một số người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có thể bị viêm ở mắt, tuyến nước bọt, dây thần kinh, thận, phổi, tim, da và mạch máu.

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, một số yếu tố dường như có vai trò làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp hoặc gây nên sự bùng phát bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phụ nữ
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Các yếu tố có thể gây nên sự bùng phát bệnh bao gồm:

  • Tiếp xúc với một số loại vi khuẩn chẳng hạn như những bệnh liên quan đến bệnh nha chu
  • Có tiền sử nhiễm virus như nhiễm vi rút Epstein-Barr gây ra tăng bạch cầu đơn nhân
  • Chấn thương hoặc tai nạn chẳng hạn như vỡ xương hoặc gãy xương, trật khớp và tổn thương dây chằng
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì

Viêm khớp dạng thấp ở tay

Viêm khớp ở tay có thể bắt đầu bằng một cảm giác nóng rát ở mức độ thấp vào cuối ngày. Cuối cùng, khi không sử dụng tay bạn vẫn cảm thấy đau. Cơn đau này có thể trở nên khá nghiêm trọng nếu không điều trị. Bạn cũng có thể cảm thấy sưng, đỏ, nóng và cứng. Nếu sụn ở khớp bị mòn,tay có thể bị biến dạng. Khớp tay, ngón tay và khớp lớn kêu ken két nếu sụn bị hủy hoại hoàn toàn.

Khi bệnh tiến triển, bao hoạt dịch hoặc nang hoạt dịch có thể phát triển ở cổ tay và xung quanh khớp bàn tay. Những u nang này không phải là biến chứng và xảy ra thoát vị gân trong một số trường hợp. Bệnh cũng có thể tạo ra các cục lồi được gọi là gai xương ở các khớp bị ảnh hưởng. Theo thời gian, gai xương có thể khiến bạn khó sử dụng tay hơn.

Nếu bị viêm khớp dạng thấp ở tay, bác sĩ sẽ đề nghị với bạn về các bài tập có thể giúp bạn duy trì chuyển động và chức năng giúp giảm viêm và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh kết hợp cùng với các loại điều trị khác. Kiểm tra chính xác những tác động của viêm khớp dạng thấp trông như thế nào trên bàn tay của bạn.

Hình ảnh viêm khớp dạng thấp

viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể thấy rõ nhất ở tay và chân đặc biệt là khi bệnh tiến triển và bệnh không được điều trị. Sưng ngón tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân và ngón chân là phổ biến. Tổn thương dây chằng và sưng ở chân có thể khiến người bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn khi đi lại.

Nếu không được điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, tay và chân có thể bị biến dạng nghiêm trọng. Bàn tay và ngón tay có thể bị cong giống như móng vuốt. Các ngón chân cũng có thể nhìn giống như móng vuốt, đôi khi uốn cong lên và đôi khi cuộn tròn. Bạn cũng có thể nhận thấy vết loét, viêm tấy ở kẽ ngón chân cái và vết chai trên bàn chân.

Các khối u được gọi là các hạt thấp, có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, nơi các khớp bị viêm. Chúng có thể có kích thước từ rất nhỏ đến kích thước của quả óc chó hoặc lớn hơn và chúng xuất hiện theo cụm.

Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp

Giống như viêm khớp dạng thấp, những người bị viêm khớp bị đau và cứng các khớp khiến cho việc di chuyển xung quanh trở nên khó khăn. Những người bị viêm khớp có thể bị sưng khớp sau khi hoạt động kéo dài, nhưng viêm xương khớp không gây ra viêm và đỏ khớp bị ảnh hưởng.

Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp không phải là một bệnh tự miễn. Nó có liên quan đến yếu và mòn của các khớp khi tuổi cao hoặc bệnh có thể phát triển do chấn thương. Viêm khớp thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, đôi khi có thể thấy ở những người trẻ tuổi lạm dụng quá lâu một khớp bất kỳ chẳng hạn như người chơi tennis và các vận động viên khác – hoặc những người đã trải qua một chấn thương nghiêm trọng.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Các khớp tổn thương từ viêm khớp dạng thấp không phải là do yếu và mòn thông thường mà do cơ thể tự tấn công lên các khớp

Viêm khớp dạng thấp có phải do di truyền?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền, nhưng bệnh dường như di truyền trong các gia đình. Điều này có thể là do nguyên nhân môi trường, nguyên nhân di truyền hoặc kết hợp cả hai. Nếu gia đình bạn có người bị viêm khớp dạng thấp, hãy trao đổi với bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đau khớp, sưng và cứng khớp kéo dài mà không liên quan đến việc hoạt động quá lâu hoặc chấn thương.

Gia đình có tiền sử mắc viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh và chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị đạt hiệu quả.

Trao đổi với bác sĩ

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính mà hiện tại không có phương pháp chữa trị. Điều đó cho thấy, phần lớn những người bị viêm khớp dạng thấp không có các triệu chứng điển hình. Thay vào đó, sau các đợt bùng phát là giai đoạn tương đối không có triệu chứng, được gọi là giai đoạn thuyên giảm. Quá trình của bệnh thay đổi từ người này sang người khác và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng.

Các khớp bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp thường sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian mặc dù các triệu chứng có thể không xuất hiện trong thời gian dài. Đó là lý do tại sao điều trị sớm là rất quan trọng để giúp ngăn chặn khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại về viêm khớp dạng thấp, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment