Chăm sóc da Thành phần mỹ phẩm

Aminomethyl Propanol trong mỹ phẩm có tác dụng gì? Có an toàn không?

Trước đây, cồn được nhiều người cho rằng là thành phần nguy hại trong mỹ phẩm, không nên sử dụng cho da. Tất cả các loại mỹ phẩm có chứa cồn đều ít nhiều khiến các chị em cân nhắc, thậm chí khuyên đừng nên mua. Vậy nhưng thực tế, cồn không hề xấu như chúng ta tưởng, thậm chí chúng còn giúp làn da chúng ta đẹp hơn nếu được sử dụng đúng cách!. Aminomethyl propanol là một loại cồn béo có chức năng như chất đệm để điều chỉnh độ pH trong mỹ phẩm.

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các công dụng của Aminomethyl propanol trong thành phần mỹ phẩm chăm sóc da để cảm thấy yên tâm và tự tin hơn trong công cuộc tìm kiếm mỹ phẩm hữu cơ phù hợp với bản thân nha!

Nguồn gốc

aminomethyl propanol

Aminomethyl propanol (AMP) là một loại cồn béo thay thế. Aminomethyl propanol cũng được phân loại là một alkanolamine, có nghĩa là trong cấu trúc phân tử mạch Cacbon chứa cả hai nhóm chức hydroxyl (-OH) và amino (-NH2). Nó có thể được sản xuất tổng hợp bằng cách hydro hóa axit 2-aminoisobutyric hoặc este của nó. Nó có khả năng hòa tan trong nước và tỷ trọng tương đương với nước.

Aminomethyl propanol trong mỹ phẩm có tác dụng gì?

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, aminomethyl propanol được sử dụng trong công thức của kem dưỡng da và lotion, gôm xịt tóc, thuốc uốn tóc, thuốc nhuộm tóc, các sản phẩm chăm sóc vùng mắt, vùng mặt và các sản phẩm chăm sóc tóc với da khác.

Chức năng chính của aminomethyl propanol trong các sản phẩm này là tạo ra và giúp duy trì độ pH. Trong hóa học, pH là viết tắt của chỉ số đo độ hoạt động của các ion H+. pH đề cập đến mức độ axit hoặc mức độ kiềm của một dung dịch nào đó. Thang đo pH dao động từ 0 đến 14. Độ pH=7 là trung tính, trong khi độ pH nhỏ hơn 7 là axit và độ pH lớn hơn 7 là kiềm.

Độ pH bình thường của da hơi có tính axit, thường là từ 4 đến 6. Độ axit này của da được gọi là lớp màng axit bảo vệ da và được duy trì bởi tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và hệ vi sinh vật trên da. Lớp màng axit bảo vệ này là một lớp màng mỏng gồm các axit amin và axit lactic và các dầu bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường (chất gây dị ứng, chất ô nhiễm, vi khuẩn…). Chúng là những nguyên nhân gây lão hóa sớm và kích ứng da.

Có nhiều yếu tố là tác nhân phá vỡ sự cân bằng của lớp màng axit bảo vệ da cả bên trong lẫn bên ngoài. Theo SkinCareRx thì làn da của chúng ta trở nên axit hơn khi chúng ta già đi. Tất cả mọi thứ tiếp xúc với da của chúng ta như các loại mỹ phẩm, ánh nắng mặt trời, nước, ô nhiễm… đều có thể góp phần phá vỡ lớp màng axit bảo vệ da. Cuối cùng, điều này làm mất khả năng tự bảo vệ của da.

Cân bằng độ pH của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da là rất quan trọng để giúp duy trì làn da. Độ pH bình thường là tốt nhất. Vì độ pH thay đổi quá nhiều so với bình thường có thể dẫn đến các vấn đề. Ví dụ, nếu một sản phẩm quá axit có thể gây kích ứng da hoặc gây cảm giác châm chích da. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm quá kiềm sẽ làm mất đi lớp da tự nhiên quan trọng của bạn. Da quá kiềm cũng dễ bị mụn hơn. Bởi vì môi trường kiềm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da. Ngoài ra, lớp màng axit bảo vệ da khi bị phá vỡ sẽ không cho phép các sản phẩm hấp thụ vào da.

Để điều chỉnh độ pH trong công thức của sản phẩm, các hãng mỹ phẩm đã sử dụng một thành phần như aminomethyl propanol để tạo ra một sản phẩm được da dung nạp tốt hơn.

[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Xem thêm: Alcohol trong mỹ phẩm có những loại nào? Nó có an toàn không?
[/wpsm_box]

Mức độ an toàn

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa aminomethyl propanol vào danh sách các chất phụ gia thực phẩm gián tiếp, có vai trò như là một thành phần của chất kết dính.

Một đánh giá an toàn đối với aminomethyl propanol được công bố lần đầu tiên bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) vào năm 1990. Vào thời điểm đó, Hội đồng đã kết luận rằng ở nồng độ không quá 1%, aminomethyl propanol là an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy nó cũng an toàn khi được dùng ở nồng độ cao hơn 1%.

Hội đồng chuyên gia CIR khuyến cáo rằng aminomethyl propanol tinh khiết có tính kiềm cao. Nhưng khi được sử dụng trong mỹ phẩm thì không quan sát thấy các tác dụng phụ. Trong các nghiên cứu lâm sàng, nó không phải là chất gây kích ứng da cũng như chất nhạy cảm với da. Tuy nhiên, aminomethyl propanol được phát hiện là chất gây kích ứng mắt từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Năm 2007, Hội đồng chuyên gia CIR đã kiểm tra mới về aminomethyl propanol. Dựa trên thông tin mới thì nồng độ của aminomethyl propanol lên tới 7% vẫn đảm bảo an toàn. Hội đồng đã kết luận rằng thành phần này an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Theo EWG, aminomethyl propanol được đánh giá là 3 trên thang điểm từ 1 đến 10. Trong đó 1 là mức nguy cơ thấp nhất đối với sức khỏe và 10 là cao nhất.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment