Chăm sóc da Thành phần mỹ phẩm

Petrolatum là gì? Petrolatum trong mỹ phẩm có tác dụng ra sao?

Nếu chú ý đọc các thành phần mỹ phẩm trước khi mua hoặc khi đi tìm hiểu về các sản phẩm mới chị em sẽ dễ dàng bắt gặp hợp chất Petrolatum. Nó là một loại thuốc mỡ. Nó có tác dụng như một chất bảo vệ da không kê đơn (OTC) và cũng được điều chế với nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân nhờ chức năng như một chất giữ ẩm.
Vậy Petrolatum là chất gì? Và trong thành phần mỹ phẩm nó đòng vai trò như thế nào? Sau đây hãy cùng mình đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên nhé.

Nguồn gốc

Petrolatum
Petrolatum còn được gọi là petroleum jelly. Đây là một hỗn hợp bán rắn không màu hoặc có màu vàng nhạt của hydrocarbon. Trong hóa học hữu cơ, hydrocarbon là một hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hydro và carbon. Petrolatum thường chứa 25 carbon trở lên.
Năm 1859, Petrolatum được phát hiện trong nguyên liệu thô của xăng dầu ở Titusville, Pennsylvania. Nó là sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu. Chính nhà hóa học Robert Chesebrough đã xác định rằng sáp que màu đen chưa tinh chế có thể được xử lý thông qua chưng cất chân không để tạo ra một loại thuốc mỡ màu sáng. Sau khi phát hiện ra những công dụng tiềm năng của loại thuốc mỡ này, Chesebrough nhận thấy rằng nó có thể làm tăng tốc độ hồi phục vết thương trên da. Năm 1870, ông mở nhà máy đầu tiên tại Brooklyn với cái tên Vaseline.
Sau khi Petrolatum trở thành dược phẩm chính trong tủ thuốc thì con người đã bắt đầu sử dụng nó để điều trị vô số bệnh. Bao gồm nấm móng chân, chảy máu cam, hăm tã và làm ấm ngực. Ngày nay, nó vẫn được sử dụng cho mục đích y tế và mỹ phẩm.

Petrolatum trong mỹ phẩm có tác dụng gì?

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Petrolatum có chức năng như một chất giữ ẩm. Nó cũng được coi là một chất bảo vệ da không cần kê đơn.

Chất giữ ẩm

Petrolatum là một chất giữ ẩm vì nó làm giảm sự mất nước qua da. Bên cạnh đó, nhờ có điểm nóng chảy gần với nhiệt độ cơ thể nên nó rất mềm khi bôi và tạo thành màng chống thấm xung quanh khu vực sử dụng. Lớp màng này ngăn chặn sự thoát hơi nước của da và tăng cường hydrat hóa cho da bằng cách giữ nước trong lớp sừng (lớp ngoài cùng của da). Hơn nữa, Petrolatum đã được chứng minh là thâm nhập sâu vào vùng da bị tổn thương và tăng cường phục hồi chức năng rào cản da. Duy trì một hàng rào mạnh mẽ, nguyên vẹn là rất quan trọng để giữ cho những thứ có hại như dị ứng, vi khuẩn và các chất kích thích không xâm nhập vào cơ thể qua da.
Chất này cũng được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc do có khả năng làm tóc chắc khỏe, mềm mại và lộng lẫy. Bên cạnh đó cũng cải thiện kết cấu của tóc đã bị hư hại bởi các phương pháp hóa học hoặc cả theo quy luật tự nhiên.

Chất bảo vệ da

Một chức năng khác của Petrolatum là làm chất bảo vệ da. Nó giúp bảo vệ da sau khi bị thương bằng cách tái tạo các đặc tính của lớp sừng. Khi một vết thương đang lành, lớp sừng mới sẽ kém phát triển. Điều đó khiến cho da bị mất nước ở mức cao bất thường. Nếu da mất quá nhiều nước thì vết thương cũng có thể bị mất nước. Tình trạng mất nước báo hiệu đến các tế bào khác nhau trong lớp biểu bì để tổng hợp và giải phóng collagen. Thật không may, khi cơ thể sản xuất quá nhiều collagen có thể dẫn đến đến sẹo. Bôi Petrolatum vào vết thương ngoài da giúp lớp sừng mới được hình thành với khả năng giữ nước được cải thiện. Khi da được ngậm nước đúng cách, nguy cơ hình thành sẹo sẽ giảm. Đây là lý do tại sao Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên giữ ẩm cho da bằng cách bôi Petrolatum để giảm sẹo.

Phòng nhiễm trùng

Petrolatum cũng được sử dụng rộng rãi sau các tiểu phẫu. Theo một ấn phẩm trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, một thử nghiệm ngẫu nhiên lớn trên bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu sau phẫu thuật đã tìm thấy việc sử dụng Petrolatum tương đương với bacitracin. Bacitracin là một loại kháng sinh tại chỗ thường được sử dụng trong phòng ngừa nhiễm trùng. Hơn nữa, chất này hiếm khi gây ra phản ứng viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD) và chưa bao giờ được báo cáo là gây sốc phản vệ tiếp xúc. Trong khi bacitracin được chứng minh là gây ra viêm da tiếp xúc ở 13% bệnh nhân và đã gây ra sốc phản vệ trong một số trường hợp.
[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Xem thêm: Pentylene Glycol là gì? Pentylene Glycol trong mỹ phẩm có tác dụng gì?
[/wpsm_box]

Mức độ an toàn

Khi được tinh chế đúng cách, Petrolatum không hây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó thường không được tinh chế hoàn toàn ở Hoa Kỳ, điều đó có nghĩa là nó có thể bị nhiễm các hóa chất độc hại gọi là các hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Chương trình Chất độc quốc gia (NTP) khuyến cáo rằng các hydrocarbon thơm đa vòng là một nhóm có chứa các chất gây ung thư.
Mặc dù có mối nguy hại về sức khỏe tiềm tàng này, Petrolatum vẫn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận. Đây là một thành phần hoạt chất trong các dược phẩm bảo vệ da không kê đơn cũng như trong các sản phẩm thuốc nhỏ mắt và hậu môn trực tràng. Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã hoãn đánh giá thành phần này vì tính an toàn đã được FDA đánh giá.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment