Cách chăm sóc da

Các loại da mặt và cách nhận biết loại da mặt của bạn

  • Bạn có biết lượng nước của da quyết định đến sự đàn hồi và thoải mái cho da bạn?
  • Bạn có biết lượng dầu ảnh hưởng hưởng tới sự mềm mại của da?
  • Bạn có biết nhận biết đúng loại da là điều bắt buộc của các quy trình chăm sóc da.

Bạn đã nghe về các loại da: da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp hoặc nhạy cảm. Vậy bạn thuộc loại da nào, làm thế nào để nhận biết?

Hãy đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ biết về các loại da mặt và có thể tự nhận ra làn da mình thuộc loại nào, cũng như những lưu ý khi chăm sóc da mặt của bản thân.

Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt đúng chuẩn, hiệu quả bạn nên áp dụng

Da thường

các loại da mặt

“Da thường” là một từ được sử dụng rộng rãi để miêu tả loại da tự có sự cân bằng tốt.

Loại da của bạn có thể thay đổi theo thời gian. Những người trẻ thường sở hữu loại da thường nhiều hơn người già.

Đặc điểm của da thường

  • Không quá khô và không quá nhờn
  • Không có hoặc ít khiếm khuyết
  • Không nhạy cảm nghiêm trọng
  • Lỗ chân lông nhỏ
  • Một làn da tươi tắn, đều màu, hồng hào
  • Lưu thông máu tốt
  • Kết cấu da mịn, mềm và mượt

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp là sự kết hợp giữa các loại da khác nhau, như chính tên gọi của nó. Da thường dầu ở khu vực chữ T (vùng trán, cằm và mũi) và khô hơn ở 2 bên má, do đó, người sở hữu làn da hỗn hợp cần chăm sóc khác nhau ở những vùng da khác nhau.

Đặc điểm của da hỗn hợp

  • Lỗ chân lông to hơn bình thường vì chúng hở hơn
  • Mụn đầu đen
  • Da sáng bóng

Da khô

“Da khô” được dùng để miêu tả loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Đó là kết quả của sự thiếu hụt dầu, da khô thiếu lipids mà nó cần để có thể duy trì độ ẩm và xây dựng tấm chắn bảo vệ da khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài.

Đặc điểm của da khô

  • Gần như không nhìn thấy lỗ chân lông
  • Da xỉn màu, sần sùi
  • Khô, khó chịu, căng, chặt, cảm giác không thoải mái.
  • Cảm giác căng, chặt, không thoải mái, hơi ngứa, đặc biệt là sau khi rửa mặt
  • Có  các mảng màu đỏ, thường nhạy cảm hơn bình thường
  • Da kém đàn hồi
  • Các nếp nhăn dễ thấy hơn bình thường
  • Da của bạn có thể bị nứt, bong tróc hoặc trở nên ngứa, kích ứng hoặc viêm. Nếu da thuộc loại rất khô, nó có thể trở nên sần sùi và có vảy, đặc biệt là ở mu bàn tay, cánh tay và chân của bạn.

Nguyên nhân gây ra da khô

  • Gen
  • Lão hóa hoặc thay đổi nội tiết tố
  • Thời tiết như gió, nắng hay lạnh
  • Tia cực tím (UV)
  • Sưởi ấm trong nhà
  • Tắm lâu, tắm nước nóng và tắm
  • Thành phần trong xà phòng, mỹ phẩm hoặc sữa rửa mặt
  • Thuốc

Những lời khuyên dành cho da khô

  • Thời gian tắm ngắn hơn và không quá một lần mỗi ngày.
  • Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt. Tránh xà phòng khử mùi cơ thể.
  • Đừng chà xát da khi tắm hoặc khi lau khô da.
  • Sử dụng các sản phẩm giàu chất cấp ẩm sau khi tắm. Thuốc mỡ hay kem dưỡng ẩm có tác dụng tốt hơn các loại lotion tuy nhiên nó gây cảm giác bí da hơn. Bạn có thể thoa lại các sản phẩm cấp ẩm khi thấy cần thiết trong suốt cả ngày.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm và không để nhiệt độ trong nhà quá nóng.
  • Đeo găng tay khi sử dụng chất tẩy rửa, dung môi hoặc chất tẩy rửa gia dụng.

Xem thêm: Da bị khô: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Da dầu

“Da dầu” được dùng để miêu tả loại da sản sinh quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này còn được gọi là sự bài tiết bã nhờn dư thừa.

Đặc điểm của da dầu

  • Lỗ chân lông to, dễ thấy
  • Nước da xỉn màu hoặc sáng bóng, dày hơn.
  • Da dầu có thiên hướng bị mụn trứng cá (đầu đen và đầu trắng) và rất nhiều loại mụn khác nhau.Với trường hợp bị mụn nhẹ, mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và cả ngực.
  • Độ dầu trên da có thể thay đổi tùy theo thời gian trong năm hoặc thời tiết.

Nguyên nhân

  • Tuổi dậy thì hoặc mất cân bằng nội tiết tố
  • Stress
  • Nóng hoặc quá nhiều độ ẩm

Chăm sóc da dầu

  • Rửa mặt nó không quá hai lần một ngày và sau khi bạn ra nhiều mồ hôi.
  • Sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và không chà xát.
  • Không tự ý nặn mụn vì sẽ gây thêm nhiều tổn thương cho da, mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
  • Hãy tìm từ “noncomedogenic” trên các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm. Đó là tên gọi các sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông, không gây ra mụn đầu trắng hay mụn đầu đen.

Da nhạy cảm

Các đặc điểm của da nhạy cảm:

  • Da bong tróc, mẩn đỏ, phát ban, sưng, đóng vảy và sần sùi.
  • Đi kèm với các cảm giác da ngứa, nóng, căng và bị kích ứng.

Nếu da của bạn nhạy cảm, hãy thử tìm hiểu xem yếu tố gây kích ứng của bạn là gì để bạn có thể tránh chúng. Có nhiều lý do có thể gây ra nhưng thường là do đáp ứng với các sản phẩm chăm sóc da

6 điều cơ bản về chăm sóc da

Cho dù da của bạn thuộc loại nào, những lời khuyên dưới đây có thể giúp nó trông rạng rỡ nhất:

  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng ngăn chặn cả tia UVA và UVB.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp, nên đội mũ và đeo kính râm.
  • Không hút thuốc.
  • Bổ sung nước đầy đủ
  • Rửa sạch da kĩ lưỡng nhưng thật nhẹ nhàng mỗi ngày, không bao giờ trang điểm khi ngủ hoặc đi ngủ mà chưa tẩy trang.
  • Dưỡng ẩm cho da.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment