Bệnh về da Chăm sóc da

Chứng đỏ mặt (Rosacea) là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị?

Rosacea (hay chứng đỏ mặt) là một bệnh về da mãn tính ảnh hưởng đến hơn 16 triệu người Mỹ. Nguyên nhân gây ra bệnh rosecea vẫn chưa được biết và không có cách chữa trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã cho phép các bác sĩ tìm cách điều trị tạm thời tình trạng này bằng cách giảm thiểu các triệu chứng của nó.

Có bốn thể rosacea. Mỗi loại đều có các triệu chứng riêng. Có thể có nhiều loại Rosecea xuất hiện cùng một lúc.

Triệu chứng điển hình của chứng đỏ mặt (Rosacea) là những vết sưng nhỏ, đỏ, đầy mủ trên da xuất hiện trong quá trình bùng phát. Thông thường, bệnh chỉ ảnh hưởng đến da trên mũi, má và trán của bạn.

Chúng thường xảy ra theo chu kỳ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ gặp các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, các triệu chứng sẽ biến mất và sau đó quay trở lại.

Chứng đỏ mặt (Rosacea) là gì?

Rosacea hội chứng đỏ mặt

Rosacea là bệnh rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến da mặt. Rosacea là bệnh về da phổ biến gây ra tình trạng đỏ, sưng ở mặt và thường tạo ra các mụn đỏ, nhỏ chứa mủ. Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên có da nhạt màu. Nếu không được điều trị, bệnh Rosacea có thể trở nặng theo thời gian. Triệu chứng bệnh có thể bùng phát trong khoảng thời gian hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Sau đó, triệu chứng sẽ dần thuyên giảm trước khi bùng phát một lần nữa. Bệnh Rosacea dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, phản ứng dị ứng hay các vấn đề khác về da. Mặc dù có thể xuất hiện cùng lúc nhưng bệnh Rosacea khác với mụn trứng cá. Hội chứng đỏ mặt thường xuất hiện ở người trưởng thành từ 30-50 tuổi.

Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn.

Trong 1 vài trường hợp, rosacea xuất hiện trên ngực, lưng và cổ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, làm cho mắt cảm thấy bị kích thích và chảy nước mắt hay làm mắt đỏ ngầu. Những người mắc bệnh Rosacea cũng có thể xuất hiện những mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh cũng là nguyên nhân làm cho mũi phì đại gọi là bệnh mũi sư tử (rhinophyma).

Các thể của hội chứng đỏ mặt (Rosecea)

Rosecea có 4 thể là:

Thể 1: Rosacea giãn mạch

Đặc trưng bởi bừng đỏ, ban đỏ cố định vùng mặt trung tâm. Giãn mạch thường gặp, nhưng không phải là triệu chứng cần thiết cho chẩn đoán bệnh.

Thể 2: Rosacea sẩn, mụn mủ

Đặc trưng bởi ban đỏ cố định vùng mặt trung tâm. Kèm theo có các sẩn xuất hiện thoáng qua, mụn mủ hoặc cả hai ở vị trí trung tâm của mặt. Cảm giác rát bỏng, nhức như kim châm có thể gặp.

Thể 3: Rosacea phì đại (phymatous rosacea)

Đặc trưng là da dày, nhiều nốt trên bề mặt da, kích thước không đều, tạo thành các mảng lớn. Thể Rosacea phì đại thường hay gặp nhất như dạng mũi phì đại nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trị nào ở mặt như cằm, trán, gò má, và tai. Nang lông trở nên rộng ra rõ rệt ở vùng da phì đại và giãn mạch có thể gặp.

Thể 4: Rosacea mắt

Đặc trưng bởi tổn thương ở mắt với biểu hiện mặt đỏ ngầu hoặc luôn ướt (sung huyết kết mạc), cảm giác vật lạ trong mắt, dát bỏng hoặc nhức như kim châm, khô mắt, ngứa, nhạy cảm ánh sáng, giảm thị lực, giãn mạch ở vùng kết mạc và bờ mi mắt, hoặc dát đỏ vùng bờ mi hoặc quanh mắt. Viêm kết mạc, viêm bờ mi và xuất hiện bờ mi mắt không đều.

Rosacea phì đại đặc trưng bởi các lỗ chân lông giãn to, da dày, bề mặt da trở nên không đều hoặc dạng nhiều múi, tạo thành nhiều rãnh, nổi cao và lõm xuống. Mức độ của thể Rosacea phì đại cũng có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Rosacea phì đại thường gặp ở vùng mũi (rhinophyma), nhưng có thể xuất hiện ở cằm (gnathophyma), trán (metophyma), mí mắt (plepharophyma) và tai (otophyma). Ở phụ nữ, hội chứng đỏ mặt thường không xuất hiển thể phì đại và được giải thích chủ yếu do yếu tố hormon, nhưng có thể xuất hiện đặc trưng tăng tiết bã nhờn, tăng kích thước tuyến với biểu hiện của lỗ chân lông giãn rộng.

Các dấu hiệu thường gặp

Biểu hiện của bệnh Rosacea có thể khác nhau rất nhiều ở những người khác nhau. Hầu hết tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không xuất hiện cùng lúc. Bệnh rosacea luôn có ít nhất 1 triệu chứng chính được liệt kê bên dưới. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ khác nhau cũng có thể hình thành.

Các dấu hiệu và triệu chứng chính bao gồm:

Da ửng đỏ

Rất nhiều người mắc bệnh rosacea có tiền sử da bị ửng đỏ thường xuyên. Tình trạng đỏ mặt có thể xuất hiện và biến mất, nhưng thường là dấu hiệu sớm nhất của bệnh.

Đỏ liên tục

Tình trạng mặt đỏ liên tục giống như da đỏ hoặc cháy nắng và không biến mất.

Mụn đỏ hay mụn mủ

Các mụn đỏ hay mụn mủ thường phát triển thành bệnh rosacea. Thỉnh thoảng các mụn đỏ có thể giống như mụn trứng cá, nhưng không có mụn đầu đen. Cảm giác nóng hay châm chích cũng có thể xuất hiện.

Xuất hiện các mạch máu

Các mạch máu nhỏ xuất hiện rõ trên da ở những người mắc bệnh rosacea.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác

Kích ứng mắt

Mắt có thể bị kích ứng và chảy nước mắt hoặc đỏ ngầu ở vài người mắc hội chứng đỏ mặt. Tình trạng này gọi là rosacea mắt, cũng có thể gây mụn lẹo, đỏ và sưng mí mắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng mà không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương giác mạc và mất thị lực.

Nóng rát hay châm chích

Cảm giác nóng rát hay châm chích có thể xảy ra trên mặt, ngứa hoặc cảm giác đau thắt cũng có thể hình thành

Biểu hiện khô da

Vùng da mặt trung tâm có thể thô ráp do đó làm da trở nên rất khô

Đóng mảng

Các mảng đỏ có thể hình thành nhưng không thay đổi các vùng da xung quanh.

Làm dày da

Trong vài trường hợp mắc bệnh rosacea, da có thể trở nên dày và phì đại từ những tế bào thừa, kết quả của tình trạng này gọi là mũi sư tử (rhinophyma). Bệnh này thường xảy ra ở mũi, làm cho mũi có hình dáng phình to.

Sưng tấy

Mặt bị sưng tấy có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hay có thể đi kèm với các dấu hiệu khác của bệnh Rosacea.

Các giai đoạn của bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rosacea có thể phát triển trên mặt và các vùng lân cận như cổ, ngực và tai. Các triệu chứng của bệnh có khuynh hướng phát triển theo thời gian qua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1:

Mặt đỏ bừng rất dễ bị nhầm lẫn với gương mặt hồng hào. Có cảm giác nóng rát ở mặt như uống rượu, đỏ mặt từng lúc. Tình trạng này càng trở nặng khi gặp gió lạnh, những lúc thần kinh căng thẳng hoặc ăn đồ cay nóng khiến mặt bị ửng đỏ.

Giai đoạn 2:

Vùng má, mũi đỏ tấy do các mạch máu nhỏ ở khu vực này ngày càng giãn nỡ, dễ nhìn thấy dưới da. Nhiều người có thể còn cảm thấy đau nhức hoặc nóng rát, căng tức ở da mặt…

Giai đoạn 3:

Vết ửng đỏ lan rộng ra, kèm theo những sẩn trứng cá, các nốt mụn mủ nhỏ mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vùng trán, cằm và mũi. Da tiết nhiều chất nhờn và lỗ chân lông giãn to hơn. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, teo da, dày da do vảy sừng ăn sâu vào lỗ chân lông.

Giai đoạn 4:

Ban đỏ thường xuyên sâu hơn, có các sẩn, mụn mủ, các cục tròn đỏ đục, có trứng cá. Mũi và khu vực trung tâm của khuôn mặt bị sưng tấy và gia tăng kích thước, phình to lan đến tận tai, gây biến dạng mũi, da mũi chuyển từ đỏ sang tím, sần sùi, còn được gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua. Phù quanh mắt và trán do tăng sản tuyến bã. Giai đoạn này thường gặp ở nam giới nhưng đây là tình trạng rất nặng, rất ít trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn này.

Nguyên nhân gây bệnh Rosecea?

Nguyên nhân gây hội chứng đỏ da (rosacea) không rõ. Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết khác nhau tồn tại. Một giả thuyết cho rằng bệnh rosacea có thể là do rối loạn tổng quát các mạch máu. Các giả thuyết khác cho rằng tình trạng này là do ve, nấm, yếu tố tâm lý hoặc một sự bất thường của các mô liên kết dưới da. Mặc dù không ai biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh rosacea, nhưng một số hoàn cảnh và điều kiện có thể làm bùng phát bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định. Nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Một số yếu tố có thể làm cho các triệu chứng hội chứng đỏ mặt tồi tệ hơn. Bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Ăn thức ăn cay
  • Ăn các thực phẩm có chứa hợp chất cinnamaldehyd, như quế, sô cô la, cà chua và cam quýt
  • Uống cà phê hoặc trà nóng
  • Vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori
  • Một loại ve da gọi là demodex và vi khuẩn mà nó mang theo, Bacillus oleronius
  • Sự hiện diện của cathelicidin (một loại protein bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng)

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Rosecea

Có một số yếu tố sẽ khiến bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh Rosecea hơn những yếu tố khác. Rosacea thường phát triển ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50. Nó cũng phổ biến hơn ở những người có làn da trắng, có mái tóc vàng và mắt xanh. Những người da trắng và những người có xu hướng dễ đỏ mặt có thể có nguy cơ mắc bệnh cao. Hội chứng đỏ mặt thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ, nhưng nam giới lại có xu hướng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân có thể là do nam giới thường trì hoãn việc điều trị cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra còn có các liên kết di truyền đến bệnh Rosecea. Bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh Rosecea nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này hoặc nếu bạn có tổ tiên là người Celtic hoặc Scandinavia. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng phát triển tình trạng này hơn nam giới. Tuy nhiên, những người đàn ông thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn uống

Thử áp dụng chế độ ăn kháng viêm

Vì Rocasea là bệnh gây viêm nên chế độ ăn kháng viêm có thể giúp ích trong việc giảm triệu chứng bệnh. Chế độ ăn kháng viêm chú trọng vào thực phẩm toàn phần và thực phẩm hữu cơ (nếu có thể). Ngoài ra, bạn nên tránh tiêu thụ các chất bảo quản và phụ gia thực phẩm.

Một số thực phẩm có tính “kháng viêm” gồm có cá hồi (chứa chất béo omega-3), rau bina (rau chân vịt), tỏi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả mọng (việt quất, mâm xôi đỏ, dâu tây, quả lý gai, mâm xôi đen), hoa quả và rau củ tươi như cải xoăn, cải rổ, rau bina và bông cải xanh.

Tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đã qua xử lý như đường và chất thay thế đường, thịt đỏ (trừ thịt từ động vật được cho ăn cỏ).

Ăn nhiều rau củ quả

Tăng cường tiêu thụ rau củ quả (nên chiếm khoảng 1/2 lượng thực phẩm). Nên ăn nhiều loại hoa quả, quả mọng và các loại hạt. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh như cải cầu vồng, rau bina, rau mù tạt, mầm cải Brussel và xà lách.

Tránh tiêu thụ thực phẩm và thức uống khiến da ửng đỏ

Thức uống nóng, rượu bia, cà phê và đồ ăn cay nóng có thể làm hở mạch máu và gây đỏ mặt. Tránh tiêu thụ những thực phẩm này để giảm đỏ ửng trên da.

Cân nhắc việc uống thực phẩm chức năng

Nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường khả năng kháng viêm tự nhiên của cơ thể, tăng cường sức khỏe mạch máu và mang lại nhiều lợi ích khác cho da. Bạn nên cân nhắc việc uống các loại thực phẩm chức năng như:

  • Riboflavin: Vitamin nhóm B giúp cải thiện thiếu hụt vitamin B ở người bị bệnh Rosacea. Vitamin nhóm B có thể giúp tăng trưởng tế bào da.
  • Pancreatin (8-10× USP): Bổ sung 350-500 mg trước bữa ăn. Pancreatin là enzym tiêu hóa giúp giảm viêm.
  • Kẽm: Bổ sung 60-75 mmg kẽm mỗi ngày. Nên thận trọng và KHÔNG bổ sung kẽm quá 3 tháng. Nồng độ kẽm cao có thể gây độc tính. Kẽm cũng có thể được dùng ở dạng gel axit azelaic 15% – một loại axit tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh Rosacea. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng axit azelaic.
  • Vitamin C: Bổ sung 500 mmg vitamin C mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mạch máu.

Các câu hỏi thường gặp?

Làm thế nào để tôi biết nếu tôi bị bệnh Rosecea?

Kiểm tra da để phát hiện dấu hiệu bệnh Rosacea. Có nhiều triệu chứng đi kèm với hội chứng đỏ mặt. Bạn có thể soi gương và quan sát xem da có dấu hiệu nào dưới đây không:

  • Ửng đỏ ở giữa mặt.
  • Mạch máu như mạng nhện (mạch máu vỡ ra).
  • Da sưng.
  • Da nhạy cảm.
  • Da có cảm giác nhói và bỏng rát.
  • Da khô, sần sùi hoặc bong vảy.
  • Đối với bệnh Rosacea mụn mủ, tình trạng mụn trứng cá rất phổ biến, đặc biệt là ở vùng da ửng đỏ.
  • Đối với bệnh Rosacea phì đại, da và mũi có thể trở nên phình to và lỗ chân lông to.
  • Đối với bệnh Rosacea thể mắt, mắt sẽ chảy nhiều nước hoặc đỏ ngầu và có cảm giác nhói, bỏng rát, giống như có mạch máu vằn lên. Mắt có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng.

Làm thế nào để bác sĩ biết tôi có bị bệnh Rosecea không?

Bác sĩ của bạn có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh Rosecea khi kiểm tra làn da của bạn. Họ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ da liễu, người có thể xác định xem bạn có bị bệnh Rosecea hay một tình trạng da khác. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám các dấu hiệu và triệu chứng đồng thời sẽ hỏi về tiền sử bệnh. Hãy nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ các vấn đề xuất hiện trên mặt (da đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ, da bị nóng rát hay ngứa…).

Làm thế nào tôi có thể kiểm soát các triệu chứng của tôi?

Bệnh Rosecea không thể chữa khỏi, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để kiểm soát các triệu chứng của mình.

Hãy chắc chắn chăm sóc làn da của bạn bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng và các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu.

Tránh các sản phẩm có chứa:

  • Cồn
  • Tinh dầu bạc hà
  • Witch Hazel (Chiết xuất cây phỉ)
  • Tẩy tế bào chết mạnh

Những thành phần này có thể kích hoạt các triệu chứng của bạn. Nên đổi sang loại sữa rửa mặt hay kem dưỡng da nhẹ hơn, không có chứa chất tạo hương, dầu hay hương liệu mạnh để giảm thiểu kích ứng da.

Thử sản phẩm rửa mặt chứa dầu trên một vùng da nhỏ trước. Bạn nên thử phản ứng của da với sản phẩm rửa mặt hay tẩy da chết nào đó mà bạn định sử dụng. Thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ trước và chờ khoảng một ngày. Không sử dụng sản phẩm và thử dùng loại mới nếu tình trạng da xấu đi.

Tránh sử dụng sản phẩm rửa mặt có thể kích thích phản ứng dị ứng. Ví dụ, nếu dị ứng với các loại hạt, bạn không nên dùng dầu hạt phỉ.

Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để lên một kế hoạch điều trị. Thường sẽ là sự kết hợp giữa kem bôi kháng sinh và kháng sinh đường uống.

Ghi chép những hoạt động hằng ngày, những loại thức ăn và những vật dụng cá nhân có thể làm cho bệnh xuất hiện để có thể tìm ra nguyên nhân. Ví dụ như nếu da bị kích ứng và mẫn đỏ khi ăn cay, vậy ăn cay có thể là nguyên nhân làm bệnh khởi phát.

Các bước quản lý bệnh

Tránh ánh nắng trực tiếp và sử dụng kem chống nắng

Bảo vệ da bao gồm cả việc bảo vệ da khỏi ánh nắng và nhiệt độ cao. Thoa kem chống nắng khi ở ngoài trời nắng trong thời gian dài, thường là trên 15 phút. Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.

Nếu da quá nhạy cảm với kem chống nắng hóa học (hầu hết các loại kem chống nắng thông thường), bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý. Đây là loại kem chống nắng chứa các thành phần giúp “phản chiếu” ánh nắng khỏi da. Bạn nên tìm mua kem chống nắng chứa thành phần kẽm oxit hoặc titan dioxit. Ngoài ra, có thể thử dùng kem chống nắng tự nhiên như retinyl palmitate (một dạng vitamin A), vitamin E hoặc beta carotene.

Tránh uống rượu

Sử dụng tia laser và điều trị bằng ánh sáng có tác dụng trong một số trường hợp nghiêm trọng của bệnh Rosecea

Phương pháp điều trị microdermabrasion để giảm dày da

Uống thuốc dành cho mắt và kháng sinh trị bệnh Rosecea mắt

Rosacea là một bệnh da mãn tính mà bạn sẽ cần phải học cách quản lý. Nó có thể khó đối phó vì đây là một tình trạng mãn tính. Nhận hỗ trợ bằng cách tìm các nhóm hỗ trợ hoặc các hỗ trợ trực tuyến. Kết nối với những người khác mắc bệnh Rosecea có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn.

Không có cách chữa trị bệnh Rosecea, nhưng bạn có thể kiểm soát nó bằng điều trị triệu chứng. Hội chứng đỏ mặt ảnh hưởng đến mọi người rất khác nhau và có thể mất thời gian để tìm ra cách quản lý tình trạng của bạn. Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh là làm việc với bác sĩ của bạn để phát triển một kế hoạch điều trị và tránh các tác nhân kích thích bệnh của bạn.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment