Tăng huyết áp

Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không?

Điều gì xảy ra khi bạn bị tăng huyết áp?

Huyết áp được xác định bởi khối lượng máu bơm vào tim và sức cản của thành mạch. Tăng huyết áp xảy ra khi máu chảy qua các mạch máu của bạn áp lực tăng cao quá mức. Thông thường, tăng huyết áp thường xảy ra khi có hoạt động gắng sức như tập thể dục, hoặc sau khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe. Sau một khoảng thời gian nhất định, huyết áp sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên tăng huyết áp lại là một chứng bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên bỏ qua. Bệnh tăng huyết áp nguyên phát có nghĩa là huyết áp tăng mà không có một nguyên nhân rõ ràng nào cả. Huyết áp tăng kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ …

Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp có thể bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Khó thở
  • Chảy máu cam
  • Tức ngực
  • Vấn đề về thị giác
  • Chóng mặt

Rất nhiều người bị tăng huyết áp nhưng không biết vì các triệu chứng này thường không có hoặc mơ hồ. Cho đến khi các biến chứng xảy ra thì hậu quả về sức khỏe đã quá nặng nề. Vì vậy việc theo dõi huyết áp, nắm rõ được tình trạng huyết áp của bản thân là rất quan trọng.

Khi nào thì được coi là tăng huyết áp?

Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên là huyết áp tâm thu  áp lực trong mạch máu khi tim của bạn co bóp). Chỉ số thứ hai huyết áp tâm trương của bạn (áp lực trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập). Hai con số này cùng nhau cho thấy huyết áp của bạn có khỏe mạnh hay không khỏe mạnh. Huyết áp tâm thu cao (Từ 190 trở lên) hoặc huyết áp tâm trương cao (từ 80 trở lên) có thể được coi là tăng huyết áp. Những con số này cũng có thể khác nhau đối với người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai.

Tăng huyết áp ở người lớn

Huyết áp khỏe mạnh (bình thường) ở người lớn là dưới 120 đối với huyết áp tâm thu và 80 đối với huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 và huyết áp tâm trương dưới 80 được coi là cao. Huyết áp cao có nghĩa là bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp sau này. Ở trường hợp này bạn nên tích cực thay đổi lối sống, chế độ ăn hợp lý để đưa huyết áp của mình trở lại bình thường

Phân độ tăng huyết áp ở người lớn

Dựa vào bảng dưới này bạn hãy xem mình có bị tăng huyết áp không. Nếu thấy tăng hãy đi khám ngay nhé!

Phân loạiHuyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Hạ huyết áp<=90<=60
Bình thường91-11961-79
Huyết áp cao120-129<80
Tăng huyết áp độ 1130-13980-89
Tăng huyết áp độ 2>140>=90
Cơn tăng huyết áp>180>120

Tăng huyết áp ở trẻ em

Tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên. Không giống như người lớn, tiêu chuẩn huyết áp bình thường ở trẻ em dựa vào tuổi, chiều cao, cân nặng, và được xác định dựa theo chỉ số huyết áp của những trẻ em khỏe mạnh

Ví dụ, đây là tiêu chuẩn huyết áp bình thường cho trẻ với chiều cao trung bình so với độ tuổi

TuổiNamNữ
Từ 1-385/37 đến 104/6086/40 đến 102/62
Từ 4-693/50 đến 109/6991/52 đến 107/69
Từ 7-1097/57 đến 114/7496/57 đến 114/73

Tăng huyết áp cũng có thể xảy ra ở thời kì mang thai.Huyết áp tâm thu là 140 hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 là cao. Huyết áp bình thương trong khi mang thai là huyết áp tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80. Khoảng 8% phụ nữ bị mắc một số dạng tăng huyết áp.

Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai

Có hai loại tăng huyết áp chính trong thai kì:

  • Tăng huyết áp mạn tính: Đây là loại tăng huyết áp trước khi phụ nữ mang thai hoặc khi tăng huyết áp bị mắc trước thai kì 20 tuần mang thai.
  • Rối loạn tăng huyết áp thai kì: Những loại bệnh của tăng huyết áp này là vấn đề đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và thường phát triển sau 20 tuần mang thai. Và các vấn đề này thường bị biến mất sau khi phụ nữ đã sinh con

Nếu bạn bị tăng huyết áp trong thời kì mang thai thì cần được khám và điều trị để tránh các biến chứng sau này

Cách đo huyết áp

Thông thường, bạn sẽ được kiểm tra huyết áp khi tới khám tại các bệnh viện, trạm xá hoặc phòng khám. Nhưng bạn cũng có thể tự kiểm tra huyết áp của bạn tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế.

Đọc kĩ hướng dẫn khi đo huyết áp. Có một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng huyết áp tạm thời và làm sai lệch kết quả đo:

  • Căng thẳng hoặc lo lắng
  • Nhiệt độ thấp
  • Tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Cà phê
  • Buồn đi tiểu

Vậy làm thế nào để đo huyết áp chính xác:

  • Đo huyết áp khi bạn đang ở trạng thái hoàn toàn thư giãn
  • Không tập thể dục, hút thuốc lá hoặc uống cà phê 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Tốt nhất là nên đọc chỉ số huyết áp vào các thời gian khác nhau trong ngày để xem phạm vi huyết áp của bạn.

Biến chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp nếu không kiểm soát được và không được điều trị  có thể làm tổn thương các mạch máu và các cơ quan khác, bao gồm mắt, thận, tim và não.

Các biến chứng của tăng huyết áp ở người lớn và trẻ em bao gồm:

  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Chứng phình động mạch
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Mất thị lực
  • Giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ

Nếu bạn đang mang thai, các biến chứng của tăng huyết áp có thể là:

  • Tiền sản giật (tăng huyết áp và ảnh hưởng tới các chức năng của thận, phổi, gan hoặc não)
  • Sản giật (tăng huyết áp; tổn thương thận, phổi, gan hoặc não và co giật)
  • Sinh non
  • Thiếu cân sơ sinh
  • Rau bong non (khi mà nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh)

Các cách điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp của bạn tăng trong nhiều lần đo, với các điều kiện khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng có một số trường hợp gọi là “tăng huyết áp trắng”, tức là huyết áp của bạn tăng lên mỗi khi đo huyết áp vì quá lo lắng

Bạn cũng có thể ghi lại huyết áp của bạn ở nhà trong vài ngày. Nếu kết quả huyết áp của bạn luôn cao, nghĩa là trên 120/80, hãy tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị tăng huyết áp. Bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu để loại bỏ lượng natri và nước thừa ra khỏi cơ thể của bạn
  • Beta – blockers để giúp kiểm soát nhịp tim và thư giãn mạch máu
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin( ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) để ức chế tác dụng làm co mạch của một số chất.
  • Thuốc chẹn kênh canxi giúp thư giãn các cơ xung quanh mạch máu và làm chậm nhịp tim
  • Thuốc chẹn alpha-1 giúp ức chế các chất làm co mạch.
  • Thuốc giãn mạch giúp thư giãn cơ bắp trong thành động mạch
  • Thuốc chủ vận thụ thể Alpha-2 giúp thư giãn mạch máu của bạn.

Nếu bạn mắc các bệnh lý nào đó là nguyên nhân gây tăng huyết áp, thì bạn cần phải điều trị những nguyên nhân đó để đưa huyết áp trở về bình thường. Ví dụ, những người bị ngưng thở khi ngủ thường có xu hướng phát triển tăng huyết áp. Điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP  có thể giúp giảm tăng huyết áp do chứng ngưng thở khi ngủ. Một ví dụ khác là tăng huyết áp liên quan với chứng béo phì và sẽ được cải thiện sau khi giảm cân.

Nếu sau khi điều trị mà huyết áp của bạn không thay đổi, thì có thể bạn đã mắc tăng huyết áp vô căn độc lập với các bệnh lý khác của bạn. Đây là loại tăng huyết áp phổ biến hiện nay hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Đối với tăng huyết áp nguyên phát thì bạn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị suốt đời để duy trì huyết áp

Các cách phòng ngừa tăng huyết áp

Thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp. Các bước bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Chế độ ăn ít natri
  • Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, ba ngày mỗi tuần
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm uống rượu
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Học các kỹ năng quản lý căng thẳng như là thở sâu, yoga, và thiền.
  • Ngủ đủ giấc vào ban đêm, một nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ, ngủ ít hơn sáu giờ một đêm có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp gấp ba lần so với những người ngủ nhiều hơn sáu giờ mỗi đêm.

Đối với phụ nữ có thai, việc ngăn ngừa tăng huyết áp là rất khó. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp này bằng cách duy trì cân nặng trước và sau khi sinh, cũng như ăn uống lành mạnh và duy trì các hoạt động tích cực trong thời kỳ mang thai.

Khi nào cần đi khám để điều trị tăng huyết áp?

Hãy tới cơ sở y tế nếu bạn bị tăng huyết áp và có các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Cảm giác lâng lâng
  • Nhức đầu
  • Vã mồ hôi
  • Nhìn mờ
  • Hay quên, lú lẫn
  • Tức ngực
  • Có máu trong nước tiểu

Những triệu chứng này có thể là những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp hoặc là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Bạn nên đo và kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên, với người trên 18 tuổi ít nhất 2 năm 1 lần và 1 năm 1 lần với người trên 40 tuổi. Ngoài tới các cơ sở y tế, phòng khám thì bạn cũng có thể tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment