Nếu thật sự quan tâm đến các nguyên liệu, thành phần dùng bổ sung vào mỹ phẩm có lẽ bạn đã từng nghe đến Lecithin. Lecithin được tạo thành từ các axit béo và có chức năng như một chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất tăng cường khả năng thâm nhập.
Vậy Lecithin có tác dụng gì đối với việc chăm sóc da và nó có gây độc hại gì khi sử dụng hay không? Những thắc mắc trên của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi để nắm bắt rõ hơn các thông tin về chất này.
Mục lục
Nguồn gốc của Lecithin
Lecithin là một thuật ngữ chung mô tả các nhóm chất béo tự nhiên có màu nâu vàng. Lecithin có trong các mô thực vật và động vật cũng như trong cơ thể con người. Lecithin được tạo thành từ các axit béo là hỗn hợp các diglyceride của axit stearic, palmitic và oleic, liên kết với este choline của axit photphoric. Chất béo lecithin là amphiphilic có nghĩa là chúng thu hút cả nước và chất béo (Chất béo lecithin là hydrophilic và lipophilic).
Lecithin lần đầu tiên được phân lập vào năm 1845 bởi Theodore Gobley là nhà hóa học và dược sĩ người Pháp. Theodore Gobley phân lập Lecithin từ lòng đỏ trứng. Ngoài ra, nó cũng được lấy từ các nguồn như đậu nành, sữa, nguồn hải sản, hạt cải dầu, hạt bông và hướng dương
Lecithin cũng được sử dụng để làm mịn kết cấu thực phẩm, bột hòa tan (nhũ hóa), hỗn hợp chất lỏng đồng nhất và ngăn ngừa sự bám dính. Lecithin dưới dạng bổ sung chế độ ăn uống được bán mà không cần kê đơn. Khi được bổ sung qua chế độ ăn uống nó giúp cải thiện độ khỏe mạnh và chức năng của tim, hỗ trợ các chức năng nhận thức như duy trì trí nhớ, suy luận logic. Nó cũng làm giảm viêm và sưng bên trong.
Lecithin được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là lecithin hydro hóa. Lecithin hydro hóa là sản phẩm của hydro hóa có kiểm soát (bổ sung hydro) của lecithin.
Tác dụng của Lecithin trong mỹ phẩm
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, lecithin có chức năng như một chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất tăng cường sự thâm nhập.
Chất làm mềm
Với chức năng là một chất làm mềm da thì Lecithin bôi tại chỗ có khả năng làm mềm và làm dịu da. Lecithin có nồng độ axit béo cao đã tạo ra một rào cản trên da giúp da giữ ẩm hiệu quả khi ở ngoài môi trường không khí và các điều kiện môi trường khác. Nhờ vào đặc tính này mà nó trở thành một thành phần tuyệt vời của các loại kem phục hồi hoặc các sản phẩm được thiết kế cho da có dấu hiệu lão hóa, da khô. Ngoài ra, lecithin thường được sử dụng trong các dầu dưỡng tóc và các sản phẩm chăm sóc tóc khác do có đặc tính làm mềm.
Chất nhũ hóa
Mặc dù lecithin có độ hòa tan trong nước thấp nhưng lại có chức năng như một chất nhũ hóa tuyệt vời. Chất nhũ hóa rất cần thiết cho các sản phẩm có chứa cả thành phần nước và dầu. Theo EFema, khi nước và dầu trộn lẫn với nhau và lắc mạnh thì có một sự phân tán các giọt dầu trong nước và ngược lại được hình thành. Tuy nhiên, khi dừng lại, hai giai đoạn lại bắt đầu tách ra. Để giải quyết vấn đề này, một chất nhũ hóa như lecithin được thêm vào hỗn hợp để ổn định nhũ tương.
Chất tăng cường thâm nhập
Lecithin cũng được phân loại là chất tăng cường thâm nhập. Điều này có nghĩa là Lecithin có khả năng thâm nhập sâu qua các lớp da, tăng cường sự thâm nhập của các hoạt chất khác. Trong dung dịch nước, phospholipid của Lecithin có thể tạo thành liposome, một cấu trúc hình cầu trong đó các chuỗi acyl ở bên trong và không tiếp xúc với pha nước. Theo một bài báo được công bố trên Tạp chí Độc chất Quốc tế, liposome có cấu trúc hình cầu và giúp vận chuyển các hợp chất qua hàng rào bảo vệ da. Tính chất này của lecithin cũng được ngành công nghiệp dược phẩm sử dụng để tăng cường sự xâm nhập của thuốc qua da và qua các màng sinh học khác chẳng hạn như ruột, miệng, trực tràng và mũi.
[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Xem thêm: Isohexadecane là gì? Tác dụng của nó trong mỹ phẩm chăm sóc da là gì?
[/wpsm_box]
Mức độ an toàn
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa lecithin vào trong danh sách các chất được công nhận là An toàn (GRAS) có thể bổ sung trực tiếp vào thực phẩm.
Mức độ an toàn của lecithin và lecithin hydro hóa đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Kết quả đánh giá của Hội đồng chuyên gia CIR là lecithin và lecithin hydro hóa an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch. Tuy nhiên, Hội đồng chuyên gia CIR đã giới hạn việc sử dụng lecithin và lecithin hydro hóa ở nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng 15% trong các sản phẩm còn lại.
Vì nó có chức năng như một chất tăng cường thâm nhập nên phải thận trọng khi kết hợp trong các công thức có chứa các thành phần khác có thể gây hại nếu được hấp thụ qua hàng rào bảo vệ da.
Vì nó có nguồn gốc từ đậu nành, trứng và sữa là những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nên một số người có thể bị dị ứng.