Chưa được phân loại

Mụn nhọt là gì? Cách trị mụn nhọt và những lưu ý bạn cần biết

Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác đau đớn và khó chịu khi bị nhọt đúng không? Hầu hết nhọt sẽ tự khỏi với điều trị đơn giản tại nhà, nhưng bạn có biết nếu không được điều trị đúng cách, nhọt có thể gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhiều hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nhọt.

Xem thêm: Nhiễm trùng da: Tất cả những điều bạn cần biết

Nhọt là gì?

mụn nhọt là gì

Nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng xuất phát từ nang lông hoặc tuyến dầu, nổi mụn cứng lớn và có mủ trắng ở trung tâm. Khi mới xuất hiện, mụn nhọt chỉ là nốt sưng đỏ trên da, sau đó phát triển lớn dần và tạo mủ trắng ở trung tâm sau 4 đến 7 ngày, cuối cùng vỡ ra và chảy nước. Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như đầu, ngực, lưng, mặt, nách, mông và bẹn, những nơi có nhiều khả năng đổ mồ hôi và ma sát, một khi được hình thành trên mí mắt, nó còn được gọi là chắp, lẹo.

Nhọt thường khiến vùng da bạn sưng tấy, đau và khó chịu.

Nếu một vài nhọt xuất hiện theo nhóm, đây là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là hậu bối (carbuncle).

Nguyên nhân gây nhọt

Nhọt thường được gây ra bởi những vi khuẩn có hại (thường do tụ cầu vàng) thông qua các vết thương nhỏ, nang lông trên da hay các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Những vi khuẩn này thường sống ở da và đôi khi họng và mũi, nguyên nhân cho một số bệnh nghiêm trọng bao gồm viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm nội tâm mạc – một bệnh nhiễm trùng của màng tim. Chúng cũng là một nguyên nhân chính của nhiễm khuẩn bệnh viện và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu trung tính tập trung cao điểm để chống lại nhiễm trùng. Điều này dẫn đến viêm và cuối cùng tới sự hình thành mủ, một hỗn hợp của xác bạch cầu, vi khuẩn và các tế bào da chết.

Các nguyên nhân khác của tình trạng mụn nhọt là:

  • Hệ thống miễn dịch kém
  • Vệ sinh kém
  • Nghiện rượu
  • Bệnh tiểu đường
  • Mặc quần áo chật
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại gây kích ứng da
  • Hóa trị

Triệu chứng của nhọt

Nhọt thường bắt đầu xuất hiện như một cục cứng, đỏ, đau thường có kích thước khoảng 1 cm. Trong vòng vài ngày, cục u trở nên mềm hơn, to hơn, đau hơn và nhanh chóng hình thành một túi mủ trên đỉnh nhọt. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng:

  • Da xung quanh nhọt bị nhiễm trùng, có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Nhiều nhọt mới xuất hiện xung quanh nhọt đầu tiên.
  • Sốt.
  • Sưng hạch bạch huyết lân cận.

Khi nào cần được chăm sóc y tế?

Bạn cần đi khám ngay nếu xuất hiện:

  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Da xung quanh nhọt chuyển sang màu đỏ hoặc xuất hiện các vệt đỏ.
  • Đau nặng hơn.
  • Nhọt không tiêu đi.
  • Một nhọt thứ hai xuất hiện.
  • Bạn có tiếng thổi ở tim, bệnh tiểu đường, bất kỳ vấn đề nào với hệ thống miễn dịch, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ, corticosteroid hoặc hóa trị liệu) và bạn bị nhọt.

Nhọt thường không cần chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn có sức khỏe kém và bạn bị sốt cao và ớn lạnh cùng với nhiễm trùng, thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán nhọt bằng khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể lấy mủ để làm xét nghiệm. Nhiều bộ phận của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng da này, vì vậy bác sĩ sẽ có thể hỏi và khám thêm về các bộ phận khác trên cơ thể bạn.

Nếu bạn tiếp tục bị nhọt, nó có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể lấy nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra sức khoẻ tổng thể của bạn.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Chườm ấm và ngâm vùng da bị nhọt trong nước ấm. Điều này sẽ làm giảm cơn đau và giúp hút mủ lên bề mặt. Đặt một miếng vải sạch, ấm và ẩm lên nhọt trong 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp nhọt thoát lưu nhanh hơn.

Khi nhọt đã vỡ mủ, rửa bằng xà phòng kháng khuẩn cho đến khi hết mủ và lau lại bằng bông cồn. Bôi một loại thuốc mỡ thuốc (kháng sinh tại chỗ) và băng lại. Tiếp tục rửa vùng bị nhiễm bệnh hai đến ba lần một ngày và sử dụng miếng gạc ấm cho đến khi vết thương lành.

Không nên tự trích mủ bằng kim. Điều này có thể làm cho nhiễm trùng tồi tệ hơn.

Điều trị y tế cho mụn nhọt

Nếu có lo ngại về mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bác sĩ có thể làm thêm xét nghiệm máu và có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng nặng. Nếu nhọt vỡ mủ, có thể tiến hành nuôi cấy dịch mủ để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và đánh giá xem có sử dụng kháng sinh thích hợp hay không.

Các bước tiếp theo – Theo dõi

Cho dù nhọt tự tháo mủ tại nhà hay được trích mủ mởi bác sĩ, bạn sẽ cần làm sạch khu vực bị nhiễm bệnh hai đến ba lần một ngày cho đến khi vết thương được chữa lành. Bôi một loại thuốc mỡ kháng sinh sau khi rửa và băng lại bằng băng. Nếu khu vực chuyển sang màu đỏ hoặc trông như bị nhiễm trùng trở lại, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Ngăn ngừa nhọt

Ngừa mụn nhọt bằng cách làm theo các hướng dẫn sau:

  • Cẩn thận giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của một thành viên gia đình bị nhiễm nhọt.
  • Làm sạch và điều trị vết thương da nhỏ.
  • Vệ sinh các nhân sạch sẽ
  • Giữ sức khỏe tốt nhất có thể.

Tiến triển

Hầu hết nhọt sẽ biến mất với điều trị đơn giản tại nhà

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment