Chất dinh dưỡng

Phytoestrogen là gì Vai trò của nó với sức khỏe thế nào?

Bạn có biết thực vật cũng có nội tiết tố nữ không? Đó chính là phytoestrogen hay còn gọi là thực vật nữ tố. Vậy nội tiết tố từ thực vật liệu có an toàn đối với cơ thể con người hay không? Những lợi ích hay tác hại mà nó mang lại là gì? Những thực phẩm cung cấp nhiều phytoestrogen bạn có thể sử dụng? Những ai nên hay không nên bổ sung phytoestrogen?

Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết này, ban còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay thôi!

Phytoestrogen là gì?

Phytoestrogen

Từ phytoestrogen xuất phát từ từ tiếng Hy Lạp “phyto” có nghĩa là thực vật, còn “estrogen” chính là một loại hormon gây ra khả năng sinh sản ở giống cái của tất cả các động vật có vú bao gồm cả con người. Trong chế độ ăn uống Phytoestrogen cũng được gọi là estrogen vì chúng không được tạo ra bởi hệ thống nội tiết của con người. Chúng chỉ có thể được bổ sung qua ăn uống.

Trong tự nhiên, phytoestrogen tồn tại trong thực vật như là một sự bảo vệ tự nhiên chống lại động vật ăn cỏ. Thực vật tiết ra các kích thích tố này để điều chỉnh khả năng sinh sản của các loại động vật ăn chúng.

Phytoestrogen có 4 họ chính bao gồm:

  • Isoflavone: Là họ phytoestrogen được nghiên cứu nhiều nhất. Thực phẩm có chứa chất isoflavone bao gồm đậu nành và các cây họ đậu khác
  • Lignan: Thực phẩm có chứa lignan bao gồm hạt lanh, lúa mì, rau, dâu tây và nam việt quất
  • Coumestan: Mặc dù có rất nhiều loại coumantan nhưng chỉ có một vài loại có tác dụng giống estrogen. Thực phẩm có chứa coumestan bao gồm củ cải đường và giá đỗ
  • Stilbene: Thực phẩm có chứa resveratrol bao gồm các loại hạt và rượu vang đỏ.

Ngoài ra, phytoestrogen còn thuộc một nhóm lớn các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol. Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Phytoestrogen có khả năng bắt chước estrogen và hoạt động như một chất đối kháng estrogen (có nghĩa là chúng hoạt động theo cách ngược lại của estrogen tự nhiên). Chúng tác động đến cơ thể bằng cách gắn vào các thụ thể estrogen. Vì chúng không cần thiết cho chế độ ăn của con người nên phytoestrogen không thể được coi là chất dinh dưỡng thực sự. Loại được nghiên cứu nhiều nhất là isoflavone, cũng thường được gọi là isoflavone đậu nành vì hầu hết được tìm thấy trong đậu nành và cỏ ba lá đỏ.

Các tác dụng estrogen và chống estrogen của phytoestrogen thường được cho là cực kì xấu. Đối với phần lớn phụ nữ trẻ, bổ sung estrogen có thể dẫn đến vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang và thậm chí gây ra một số loại ung thư. Đàn ông thường không cần bổ sung thêm estrogen. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ trên 50 tuổi bị giảm nồng độ estrogen, estrogen bổ sung có thể làm giảm nguy cơ ung thư và có một số lợi ích khác.

5 tác dụng của Phytoestrogen

1. Có thể giảm bớt hoặc ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định

Ung thư liên quan đến sản xuất hormone có thể được điều trị một phần bằng cách ăn các loại thực phẩm phù hợp để điều chỉnh mức độ hormone trong cơ thể. Đã có nhiều nghiên cứu về sự liên quan của  Phytoestroge với ung thư vú và ung thư buồng trứng, với nhiều kết quả tích cực cho thấy chúng thực sự có thể là phương pháp điều trị ung thư tự nhiên đối với một số người.

Phytoestrogen là những chất có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy: ở những quốc gia hay những vùng có mức tiêu thụ cao phytoestrogen thường có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp. Với những phụ nữ được bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu phytoestrogen sẽ giảm đến 54% nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, với những phụ nữ đang được điều trị ung thu vú, bổ sung đầy đủ phytoestrogen sẽ làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú và kéo dài thời gian sống!

Một nghiên cứu năm 2009 với hơn 5.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú cho thấy việc giảm đáng kể tử vong và tái phát bệnh của bệnh nhân khi thực hiện chế độ ăn giàu phytoestrogen không đậu nành. Một dự án khác, kéo dài 9 năm và với 800 phụ nữ, cho thấy giảm 54% sự xuất hiện của ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ ăn chế độ ăn uống giàu phytoestrogen (xem thêm tại đây).

Đối với ung thư vú nói riêng, có vẻ như apigenin là loại thuốc phytoestrogen tốt nhất trong việc giảm sự phát triển tế bào ung thư vú.

Dường như vẫn còn có những sự băn khoăn về việc khi nào và bằng cách nào phytoestrogen có hiệu quả nhất trong việc chống lại ung thư nội tiết tố. Tùy thuộc vào tình trạng mãn kinh, thể trạng từng người và thời gian ăn chế độ giàu đậu nành, phytoestrogen có thể có hoặc không có lợi cho việc phòng ngừa hay điều trị ung thư.

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Phytoestrogen được chứng minh là có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Chúng có thể được sử dụng để điều trị xơ cứng động mạch, một bệnh đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ trong các động mạch. Chúng làm được điều này do có thể điều hòa mức độ hormone và các chất hóa học khác nhau trong cơ thể.

3. Cải thiện sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ trên 40 tuổi thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khi đó, cơ thể sẽ ngừng sản xuất nhiều hormone nữ, trong đó có estrogen. Sau ít nhất 12 tháng, cơ thể mới chính thức bước qua giai đoạn mãn kinh và không còn khả năng sinh sản

Tiền mãn kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng không dễ chịu bao gồm nóng trong người, thay đổi tâm trạng, giảm ham muốn tình dục và có thể kéo dài tiếp tục sau khi mãn kinh.

Một nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có thể làm giảm đáng kể các cơn nóng trong người. Nhiều nghiên cứu khác đang tìm ra những tác động tích cực của nó đối với tình trạng nóng trong người và các triệu chứng tiền mãn kinh khác.

Ngày nay, việc sử dụng phytoestrogen trở thành 1 trong những xu hướng phổ biến trong điều trị thiếu hụt estrogen, điển hình như giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh ở phụ nữ.

Một nghiên cứu cho thấy rằng các bổ sung phytoestrogen ở thời kỳ mãn kinh giúp giảm đến 40 – 50% các cơn bốc hoả nếu tiêu thụ 50 đến 80 mg/ phytoestrogen một ngày trong một năm (Albertazzi và Purdie, 2002).

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể các cơn bốc hoả ở phụ nữ sử dụng viên nang phytoestrogen 50 mg/ngày trong 6 tuần (Scambia và cộng sự, 2000).

Trong một nghiên cứu thứ ba với 190 phụ nữ được điều tra, hiệu quả của isoflavone trong việc làm giảm các triệu chứng thiếu hụt estrogen chủ yếu là những cơn nóng bừng, đồng thời cũng cải thiện tình trạng khác như rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm, khô âm đạo, mất ham muốn và loãng xương, đau xương. Bạn nên nhớ các triệu chứng của sự thay đổi nội tiết tố này có thể giảm đi nhưng không hoàn toàn tránh được.

4. Giúp giảm cân

Genistein phytoestrogen được nhấn mạnh trong nghiên cứu xác định ảnh hưởng của phytoestrogen đối với bệnh béo phì. Do các tác dụng khác nhau của nó, genistein dường như có khả năng điều chỉnh bệnh béo phì, mặc dù lý do tại sao vẫn chưa rõ ràng.

Lợi ích về vấn đề giảm cân này đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn để rút ra những kết luận cụ thể, nhưng những phát hiện này quả là đáng khích lệ. Tất nhiên, điều tốt nhất để chống lại béo phì là một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và lối sống tích cực.

5. Tăng ham muốn tình dục

Bạn không đọc nhầm đâu! Một số báo cáo cho rằng phytoestrogen, đặc biệt có trong bia, có thể kéo dài thời gian tới khi xuất tinh và tăng ham muốn tình dục. Tác dụng estrogen nhẹ của phytoestrogen từ hoa bia, rượu bourbon và bia đối với cơ thể nam giới dường như giúp tăng thời gian và mức độ hài lòng trong quan hệ tình dục (xem thêm tại đây).

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thường xuyên bổ sung phytoestrogen trong thời gian dài không được khuyến khích cho nam giới – sự điều độ chính là chìa khóa.

Thực phẩm giàu Phytoestrogen hàng đầu

Phytoestrogen tồn tại trong nhiều loại thực phẩm, chất bổ sung và tinh dầu. Một số thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen nhất bao gồm: Đậu nành và các sản phẩm đậu nành, Tempe (tương nén), hạt lanh, yến mạch, lúa mạch, đậu lăng, hạt mè, cỏ linh lăng, củ từ, táo, cà rốt, dầu hoa nhài, lựu, mầm lúa mì, cà phê, hoa bia, rượu bourbon, cỏ ba lá đỏ, tinh dầu xô thơm.

Đậu nành

Thực phẩm từ đậu nành có chứa hàm lượng isoflavone rất lớn. Đây là một loại phytoestrogen có thể dễ dàng hấp thụ, giúp cơ thể sản sinh hormone estrogen. Đậu nành cũng là nguồn cung cấp protein dinh dưỡng thay thế thịt động vật trong thực đơn ăn chay. Chất xơ có trong đậu nành sẽ hỗ trợ bổ sung năng lượng cho cơ thể trong quá trình giảm cân và duy trì cholesterol trong máu ở mức độ cân bằng.

Hạt mè

Hạt mè hay còn được gọi là hạt vừng có chứa lignin, hợp chất hóa học sản sinh ra phytoestrogen. Loại hạt này cũng có hàm lượng chất xơ cao và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, hạt vừng còn là loại thực phẩm rất giàu phytic, hợp chất chống ung thư hoạt động như chất chống oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Nhờ đó, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và một số loại ung thư như ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tụy và ung thư tuyến tiền liệt.

Đậu xanh

Các loại đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu pinto hay đậu lima có chứa phytoestrogens cùng với hàm lượng chất xơ cao có khả năng kiểm soát nồng độ cholesterol. Hạt đậu có chứa nhiều sinh tố nhóm B, sắt, potassium, giàu chất xơ, ít chất béo và calo có tác dụng hữu ích trong việc giảm cân, giúp da trắng sáng.

Hoa quả sấy khô

Mơ, mận và một số loại trái cây khô là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc sử dụng một lượng phù hợp nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Bởi các loại hoa quả sấy khô cung cấp cho cơ thể một lượng phytoestrogen vừa đủ nhưng lại chứa hàm lượng calo cực cao.

Hạt lanh

Phytoestrogen trong hạt lanh cao gấp 3 lần hạt đậu nành, khoảng 85,5mg trong 28g hạt lanh. Ngoài ra, chất xơ trong hạt lanh cũng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, đẩy lùi cảm giác thèm ăn với người giảm cân và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên cám rất giàu dinh dưỡng vì có chứa phytoestrogen và hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh như phytosterol, Gamma – Oryzanol, vitamin E, B và các axit béo. Lượng chất xơ dồi dào trong cám và các loại ngũ cốc rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng đầy hơi và tích khí ở đường ruột. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có khả năng ngăn chặn quá trình phát triển các tế bào ung thư, giảm nguy cơ béo phì cũng như các bệnh lý tim mạch.

Các loại hạt và quả hạch

Quả hồ trăn, hạt dẻ và quả óc chó là nguồn thực phẩm giàu phytoestrogens, các khoáng chất và multivitamin hỗ trợ chức năng cơ thể hoạt động hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh ăn quả hạch mỗi ngày làm giảm nguy cơ đột quỵ 20% so với những người không bao giờ ăn.

Củ cải đỏ

Chứa một lượng calo và carbohydrate tự nhiên thấp, củ cải đó là thực phẩm tuyệt vời với những người cần phải bổ sung phytoestrogen nhưng vẫn muốn duy trì chế độ ăn kiêng.

Dầu ô liu

Dầu ô liu cực kì tốt cho sức khỏe tóc, da và bảo vệ tim cũng như hỗ trợ hoạt động của các hormone. Nó không gây rối loạn rụng trứng ở nữ giới mà ngược lại còn giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố.

Tác dụng tiêu cực của Phytoestrogen

Ngoài các lợi ích của phytoestrogen như đã nói tới ở phần trước, bạn nên biết nó còn có những tác động tiêu cực. Những vấn đề này chủ yếu liên quan đến khả năng sinh sản và phát triển. Lưu ý rằng nhiều nghiên cứu trong số này nghiên cứu ảnh hưởng của phytoestrogen trong đậu nành.

1. Có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản

Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu phytoestrogen làm giảm sự xuất hiện thai kỳ ở người, chim cút California, chuột nai, cừu Úc và bọ chét. Trong một số ví dụ này, loại bỏ phytoestrogen khỏi chế độ ăn uống lại đưa mức sinh về trạng thái cân bằng.

Ngoài ra, tiếp xúc với hai hợp chất phytoestrogen là genistein và coumestrol sớm khi còn nhỏ có thể gặp một số vấn đề sinh sản sau này. Chúng có thể làm giảm mức tinh trùng, nhưng điều này vẫn chưa rõ ràng trong các nghiên cứu khác nhau (xem thêm tại đây).

2. Các vấn đề về nội tiết tố

Một vấn đề được quan tâm đặc biệt là sự xuất hiện của estrogen thực vật trong các loại sữa đậu nành, hậu quả lâu dài vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan âm có thể xảy ra, bao gồm sự xuất hiện cao hơn của các bé trai sinh ra có tình trạng lỗ tiểu lệch thấp, tăng khả năng bị dị ứng, chảy máu kinh nguyệt nặng hơn và chuột rút ở trẻ em gái. Genistein được xác định là thủ phạm có khả năng nhất.

Có nhiều ý kiến ​​trái ngược nhau về việc liệu chúng có độc hại trong thời gian dài hay không. Có ít nhất một nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể ở những người uống sữa đậu nành so với những người được uống sữa bò, vì vậy cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chắc chắn (xem thêm tại đây).

3. Kích thích tiềm năng phát triển ung thư vú

Như mình đã đề cập, phytoestrogen có khả năng ức chế sự phát triển của một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Canada cho thấy nồng độ phytoestrogen thấp thực sự có thể làm cho ung thư vú phát triển nhanh hơn, cũng như ức chế tác dụng của tamoxifen, loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú giai đoạn cuối. Ở nồng độ cao hơn, hiệu ứng ngược lại, làm cho các khối u co lại và tăng cường tác dụng của thuốc (xem thêm tại đây).

4. Tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ

Một mối quan tâm khác cần lưu ý là khả năng gây suy giảm tinh thần do việc tiêu thụ nhiều phytoestrogen. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa chứng mất trí và suy giảm nhận thức với lượng phytoestrogen, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể kết luận được.

Các yếu tố có thể gây ra sự suy giảm này có rất nhiều, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng tuyến giáp, nhưng điều quan trọng là phải chăm sóc tốt cho bộ não của bạn – Đừng bổ sung quá mức phytoestrogen, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ bị rối loạn nhận thức như chứng mất trí.

Đậu nành: Tốt hay không tốt?

Như các bạn đã biết đấy, đậu nành là một nguồn giàu phytoestrogen và rất phổ biến. Tuy nhiên câu trả lời không đơn giản chỉ là có lợi hay không có lợi. Nó phức tạp hơn nhiều. Đậu nành là một trong số các loại cây lương thực đã được cải biến di truyền (GMO) nhiều nhất, nhằm tăng năng suất. Tuy quê hương là vùng Đông Nam Á, nhưng Hoa Kỳ lại là nước có diện tích trồng đậu nành đến 45% và sản lượng chiếm đến 55% tổng số của của thế giới. Ở Mỹ năm 1997, chỉ có 8% đậu nành được biến đổi gen. Nhưng tính đến năm 2010, khoảng 93% đậu nành đã bị biến đổi về mặt di truyền – và đó chắc chắn không phải là thứ bạn muốn có trong cơ thể. Thực phẩm biến đổi gen có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe vì chúng tiêu diệt vi khuẩn tốt trong ruột, được gọi là lợi ích probiotic và cũng làm hỏng hoạt động của hệ tiêu hóa của bạn.

Do đó, hầu hết các sản phẩm đậu nành hiện nay – được biến đổi gen – là khủng khiếp cho sức khỏe của bạn.

Một vấn đề khác cũng hay được thảo luận đó là đậu nành không được lên men so với đậu nành lên men. Đậu nành chưa lên men có chứa một danh sách dài là những thứ khó chịu mà bạn nên tránh. Mặt khác, đậu nành lên men là một loại thực phẩm probiotic tuyệt vời.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn là một phụ nữ đang chuẩn bị hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh và có thể hưởng lợi từ phytoestrogen trong chế độ ăn uống của bạn, đậu nành không phải là nguồn duy nhất.

Sự nguy hiểm của các rối loạn nội tiết

Có thể bạn đã nghe nói về các rối loạn nội tiết – do các hormon tổng hợp hoặc hormone không phải của con người, chúng ta tiếp xúc hoặc ăn vào. Ví dụ, xenoestrogen có trong nhựa, những chai thuốc bằng nhựa là một trong những điều tồi tệ nhất cho sự cân bằng hormon trong cơ thể của bạn.

Phytoestrogen là estrogen yếu so với xenoestrogen hoặc estrogen sinh học mà cơ thể con người tạo ra. Nó có thể không nguy hiểm như những chất gây rối loạn nội tiết khác, nhưng không nên dùng cho nam giới và phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người có vấn đề cường estrogen.

Nhưng những chất gây rối loạn nội tiết – endocrine disruptor (ED) là gì? Nói một cách ngắn gọi, ED là hóa chất và các hợp chất tự nhiên làm gián đoạn sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt khi chúng tích lũy theo thời gian. ED có nhiều trong nhựa và thuốc trừ sâu, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy dưới dạng phytoestrogen, progestin (progesterone-mimickers) và thậm chí trong nhiều mỹ phẩm.

Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra bởi những chất gây rối loạn diễn ra một cách âm thầm, dẫn tới tình trạng dậy thì sớm. Nó cũng có thể góp phần vào các vấn đề sinh sản khác nhau, chẳng hạn như số lượng tinh trùng thấp, lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn.

Hai trong số các biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại sự tích tụ các chất gây rối loạn nội tiết trong cơ thể là chế độ ăn uống đầy đủ các thực phẩm hữu cơ, không biến đổi gen và lối sống tránh hóa chất độc hại bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như trang điểm hoặc thuốc trừ sâu. Bạn càng tiếp xúc nhiều với những chất gây rối loạn này – chẳng hạn như phytoestrogen, khả năng bạn sẽ trải qua những phản ứng tiêu cực càng cao.

Một cách tốt để điều chỉnh tác động của phytoestrogen là kết hợp chúng với phyto-progestin (progestin được tìm thấy trong thực vật). Tinh dầu xô thơm là một ví dụ về nguồn gốc của cả phytoestrogen và phyto-progestin, giúp cân bằng tác dụng của nhau và giúp bảo vệ cơ thể bạn chống sự quá nhiều hormone sinh sản.

Một số điều bạn nên nhớ về Phytoestrogen

Như chúng ta đã thấy, phytoestrogen không dễ dàng được xếp vào loại chất lành mạnh hay không lành mạnh. Vấn đề nằm ở đối tượng sử dụng, chúng đặc biệt có lợi đối với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, nhưng chúng cũng có tác dụng phụ bất lợi, đặc biệt đối với nam giới.

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi quyết định bổ sung thêm phytoestrogen vào chế độ ăn hoặc cắt bỏ chúng hoàn toàn.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là bạn nên tránh đậu nành làm nguồn cung cấp phytoestrogen, thay vào đó hãy chọn các lựa chọn lành mạnh, bổ dưỡng hơn như tinh dầu và một số loại rau nhất định. Cuộc tranh luận về Phytoestrogen vẫn diễn ra ác liệt trong cộng đồng nghiên cứu, nhưng nếu bạn sử dụng nó điều độ – đúng cách, bạn có thể tối ưu hóa lợi ích của nó trong khi hạn chế tác dụng phụ tiêu cực của chúng.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment