Mùa thu tiết trời se lạnh, đôi khi bạn cảm thấy buồn vô cớ. Đó có thể là nỗi buồn man mác của mùa thu. Nhưng, nếu tâm trạng buồn và cảm xúc tiêu cực trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông và lập lại hàng năm, có thể bạn đang mắc phải rối loạn cảm xúc theo mùa hay trầm cảm theo mùa.
Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? Hãy cũng Drcuaban tìm hiểu về rối loạn cảm xúc theo mùa. Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?
Rối loạn cảm xúc theo mùa hay trầm cảm theo mùa là một rối loạn khí sắc thường xảy ra phổ biến nhất vào mùa đông.
APA cho rằng tình trạng này xảy ra khi giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gây nên sự mất cân bằng hóa học trong não. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận nguyên nhân.
Sự thay đổi lượng ánh sáng mặt trời theo mùa, ảnh hưởng đến nhịp sinh học điều chỉnh cảm giác thời gian. Sự gián đoạn nhịp sinh học này cũng có thể làm thay đổi tâm trạng của một người.
Theo Trường Y Harvard, tỉ lệ phụ nữ trải qua rối loạn cảm xúc theo mùa thường cao hơn nam giới. Rối loạn cảm xúc theo mùa thường thấy ở tuổi vị thành niên và tuổi đôi mươi, tuổi càng cao thì nguy cơ càng giảm.
Rối loạn cảm xúc theo mùa cũng phổ biến hơn với những người sống ở các quốc gia xa xích đạo, vì mùa đông làm giảm thêm thời gian ban ngày ở những nơi này.
Mặc dù ít xảy ra, cũng có một số người bị rối loạn cảm xúc theo mùa vào mùa hè.
Triệu chứng của trầm cảm theo mùa
Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa tương tự như trầm cảm.
Sự khác biệt chính là các triệu chứng phát triển trong thời gian mùa đông và giảm đi khi mùa xuân đến
bạn có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ vào mùa thu khi lượng giờ ban ngày bắt đầu giảm. Mức độ nghiêm trọng, đặc điểm của rối loạn cảm xúc theo mùa của mỗi người đều có thể khác biệt rất lớn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa bao gồm:
- Cảm giác lo lắng vô cớ
- Cảm giác tội lỗi và vô giá trị
- Căng thẳng và cáu kỉnh
- Khó khăn trong việc đưa ra quyết định
- Tâm trạng thấp
- Khóc, thường không có nguyên nhân rõ rang
- Cảm giác mệt mỏi, có thể ngay sau một giấc ngủ trọn vẹn
- Ngủ quá lâu
- Thay đổi khẩu vị, ăn quá nhiều và có thể tăng cân
- Giảm ham muốn tình dục.
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong những sở thích và hoạt động
- Khó tập trung
- Ý nghĩ tự sát
Nếu bạn đang trải qua một số yếu tố gây căng thẳng tâm lý xã hội khác, các bác sĩ sẽ không chẩn đoán là rối loạn cảm xúc theo mùa. Ví dụ: công việc của bạn mang tính chất theo mùa, bạn không làm việc vào mùa đông, điều đó có thể khiến cho bạn biểu hiện một số triệu chứng trầm cảm.
Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển rối loạn cảm xúc theo mùa:
Giới tính
Nữ giới có nhiều khả năng bị rối loạn cảm xúc theo mùa hơn nam giới, điều này có thể là do tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở nữ giới.
Theo một kết quả điều tra năm 2015 công bố trên tạp chí Nghiên cứu và điều trị trầm cảm, tỉ lệ chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa ở nữ giới phổ biến gấp bốn lần nam giới.
Địa lý
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ(NIMH) cho rằng sống xa xích đạo có thể làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn cảm xúc theo mùa.
Những người sống ở những nơi mà ngày ngắn hơn nhiều vào mùa đông thì dễ bị ảnh hưởng hơn.
Tiền sử gia đình
Có người thân từng mắc các loại trầm cảm khác có thể làm tăng khả năng mắc phải rối loạn cảm xúc theo mùa.
Tiền sử cá nhân bị trầm cảm
Những người có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, cũng như những người hiện đang mắc một trong hai tình trạng này, có nhiều khả năng mắc rối loạn cảm xúc theo mùa hơn.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ đạt được chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa nếu các triệu chứng trầm cảm trở nên phổ biến hơn trong một mùa cụ thể mỗi năm.
Nguyên nhân
Các chuyên gia vẫn không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của rối loạn cảm xúc theo mùa. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố sau:
Giảm serotonin trong mùa đông
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò chính trong việc kiểm soát tâm trạng. Nó liên kết với một loại protein đặc biệt để lan tỏa khắp cơ thể.
Mức độ của protein này thường giảm trong những tháng mùa đông để bảo vệ bạn chống lại căng thẳng môi trường của mùa.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu dài hạn công bố năm 2016 trên tạp chí Brain cho thấy những người bị SAD không bị giảm mức độ vận chuyển serotonin trong mùa đông. Nguy cơ đặc biệt cao ở những người dễ bị rối loạn cảm xúc.
Mức melatonin bị phá vỡ
Melatonin là một loại hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng.
NIMH cho rằng, việc giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong mùa đông sẽ phá vỡ sự cân bằng của melatonin trong cơ thể.
Giảm sản xuất vitamin D
Một thí nghiệm trên chuột có kết quả đăng trên tạp chí Genes & Nutrition năm 2018, đã chỉ ra rằng, mối liên hệ giữa vitamin D và serotonin có thể giải thích sự khởi phát trầm cảm ở một số người.
Cơ thể bạn sản xuất vitamin D sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhận được ít ánh sáng mặt trời trong những tháng mùa đông có thể giải thích tính chu kỳ của các triệu chứng trầm cảm, đặc trưng cho rối loạn cảm xúc theo mùa.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi sau để xác định liệu bạn có mắc rối loạn cảm xúc theo mùa có hay không:
- Bạn đã trải qua các triệu chứng bao lâu rồi?
- Các triệu chứng của bạn nghiêm trọng đến mức nào?
- Chúng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày?
- Có bất kỳ thay đổi trong thói quen ngủ hoặc ăn của bạn?
- Trong các mùa khác nhau, bạn có xác định về sự thay đổi trong tư duy và hành vi?
- Bạn có thể cung cấp thông tin về bất kỳ tiền sử gia đình nào có liên quan, chẳng hạn như một thành viên thân thiết trong gia đình bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn cảm xúc khác không?
Do có tương đối nhiều loại trầm cảm và rối loạn cảm xúc, nên có thể mất một thời gian để bác sĩ chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa chính xác. Không có xét nghiệm y tế hoặc phòng thí nghiệm có sẵn nào có thể chẩn đoán tình trạng này. Tuy vậy, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm xét nghiệm máu, để loại trừ các bệnh khác hoặc các nguy cơ tiềm ẩn.
APA không xếp rối loạn cảm xúc theo mùa thành một rối loạn riêng biệt trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5). Nó thuộc một dạng của trầm cảm.
Một chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ chỉ chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa nếu bạn có các triệu chứng của trầm cảm và các triệu chứng suy giảm vào những thời điểm cụ thể mỗi năm.
Xem thêm: Trầm cảm sau sinh là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa
Theo APA, có thể giảm bớt các triệu chứng SAD bằng cách tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ví dụ, đi bộ đường dài khi có một chút ánh sáng mặt trời.
Điều trị SAD thường bao gồm: Thuốc, tâm lý trị liệu và liệu pháp hộp ánh sáng.
Điều chỉnh lối sống cũng có thể giúp giảm tác động của SAD.
Tâm lý trị liệu
Mặc dù SAD dường như xảy ra do những thay đổi trong hóa học não, liệu pháp tập trung vào tâm trạng và hành vi cũng có thể giúp ích. APA cho rằng loại trị liệu này có thể có lợi ích lâu dài hơn so với việc dùng thuốc hoặc sử dụng hộp ánh sáng để kiểm soát tâm trạng.
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể giúp bạn theo dõi và kiểm soát phản ứng của mình đối với các tình huống và môi trường nhất định. Nếu bạn có thể thay đổi nhận thức, các hành vi của bạn cũng sẽ thay đổi theo thời gian.
Một khóa học của CBT thường bao gồm các bài tập độc lập về suy nghĩ và cách thở giúp bạn xác định và điều chỉnh cảm giác tiêu cực.
Bất cứ ai cũng đều có thể tham dự các buổi họp hay hoạt động nhóm nhóm của CBT. Các buổi sự kiện này thường hỗ trợ và cung cấp lời khuyên cho những người đang sống cùng những người bị SAD.
Thuốc
Bác sĩ có thể kê cho bạn một thuốc chống trầm cảm, thường là một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Loại thuốc này làm tăng mức serotonin.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện đã phê duyệt bupropion (Wellbutrin XL) sử dụng cụ thể cho những người bị SAD.
Bạn cần luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng các loại thuốc này và kiểm tra thông tin đơn thuốc để biết các tác dụng phụ và các rủi ro tiềm ẩn.
Ngoài ra, sử dụng vitamin D cũng đem lại hiệu quả tích cực đối với điều trị.
Liệu pháp ánh sáng
Nếu các triệu chứng của bạn đã nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bác sĩ có thể đề nghị bạn trị liệu bằng ánh sáng.
Còn được gọi là liệu pháp quang học, liệu pháp can thiệp này có thể giúp khôi phục nhịp sinh học của bạn.
Trong liệu pháp ánh sáng, bạn sẽ ngồi trước một hộp ánh sáng chuyên dụng trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày trong khoảng thời gian đầu mùa thu tới mùa xuân. NIMH khuyến cáo nên tiếp xúc với hộp ánh sáng càng sớm càng tốt sau khi thức dậy, không nên sử dụng gần thời gian đi ngủ vì điều này có thể dẫn đến việc khó ngủ.
Đèn cực tím, đèn quang phổ đầy đủ và đèn tanning sẽ có các tác dụng khác nhau.
Thông thường, bạn nên sử dụng liệu pháp ánh sáng trong 20 phút 60 phút mỗi ngày, tùy thuộc vào cường độ của ánh sáng.
Trong trường hợp sử dụng không đúng cách, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mỏi mắt, đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra ở những người nhạy cảm với ánh sáng, da hoặc mắt có thể bị tổn thương, vì vậy, liệu pháp ánh sáng chỉ được tiến hành dưới sự quan sát của bác sĩ
Lối sống
Một số người bị SAD cho rằng việc tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Ví dụ như mở rèm và màn cửa, cắt tỉa cây xung quanh nhà và ngồi gần cửa sổ vào ban ngày.
Ra ngoài mỗi ngày trong không khí mở có thể giúp ích cho bạn, bạn cũng có thể tham gia hoạt động xã hội.
Tương tự, duy trì tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng là điều tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể. Chúng cũng có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng lo âu và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.