Tâm lý

Trầm cảm ở người cao tuổi: Những điều bạn cần biết

Trầm cảm là một loại bệnh thực sự, có thể xảy ra ở những người cao tuổi, nó không chỉ là nỗi buồn hay sự yếu đuối, cũng không phải là một phần bình thường của tuổi già. Những người cao tuổi bị trầm cảm cần điều trị để trở nên tốt hơn.

Những dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi là gì? Trầm cảm ở người cao tuổi cần điều trị như thế nào? Hãy cùng Drcuaban tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trầm cảm không phải là một phần bình thường của lão hóa

Trầm cảm là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi, nhưng nó KHÔNG phải là một phần bình thường của lão hóa.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy hầu hết người cao tuổi cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ, mặc dù có nhiều bệnh tật hoặc các vấn đề về thể chất. Tuy nhiên, những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra khi chúng ta già đi có thể gây ra cảm giác không thoải mái, căng thẳng và buồn bã.

Chẳng hạn, cái chết của người thân, chuyển từ công việc sang nghỉ hưu hoặc đối phó với một căn bệnh nghiêm trọng có thể khiến mọi người cảm thấy buồn bã hoặc lo lắng. Sau một thời gian điều chỉnh, nhiều người cao tuổi có thể lấy lại cân bằng cảm xúc, nhưng một số người khác thì không và có thể bị trầm cảm.

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở người cao tuổi

trầm cảm ở người cao tuổi

Theo như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì bệnh trầm cảm tác động khoảng 1%-5% người già nói chung, 13.5% những người cao tuổi đang cần người khác chăm sóc tại nhà, và 11.5% những người cao tuổi đang nằm viện.

Người cao tuổi đang gặp nguy cơ chẩn đoán sai và không được điều trị vì một số triệu chứng của họ có thể giống các vấn đề tuổi tác thông thường. Các triệu chứng cũng có thể nhầm lẫn là do các loại bệnh khác, thuốc men, hoặc các thay đổi trong cuộc sống.

Nhiều người cao tuổi cũng không muốn nói về cảm xúc của họ, hoặc không hiểu rằng các triệu chứng thể chất cũng có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Với những người già sống độc lập, sự cô lập có thể làm họ khó khăn trong việc tìm kiếm trợ giúp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 

Một số yếu tố, hoặc sự kết hợp của các yếu tố sau có thể góp phần vào trầm cảm:

Genes – Những người có tiền sử gia đình bị trầm cảm có thể có nhiều khả năng mắc trầm cảm hơn những người có gia đình không mắc bệnh.

Bệnh sử cá nhân – Người bị trầm cảm khi còn trẻ có nguy cơ mắc trầm cảm khi về già nhiều hơn so với những người cao tuổi chưa từng mắc trầm cảm khi còn trẻ.

Hóa học não – Người bị trầm cảm có thể có hóa học não khác với những người không mắc bệnh.

Stress – mất người thân, hoặc bất kỳ tình huống căng thẳng nào có thể gây ra trầm cảm.

Biểu hiện

Đặc trưng của một giai đoạn trầm cảm là khoảng thời gian ít nhất hai tuần khi người bệnh cảm thấy tâm trạng buồn (hầu hết thời gian trong ngày, gần như mỗi ngày) hoặc mất hứng thú hay niềm vui trong hầu hết các hoạt động.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác buồn bã liên tục
  • Cảm giác chán nản
  • Quá lo lắng về tài sản hoặc vấn đề sức khỏe
  • Mất hứng thú với các hoạt động hoặc vui thú trước đây
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Di chuyển hoặc nói chậm hơn
  • Khóc thường xuyên
  • Cảm giác không có giá trị
  • Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, thường là tăng hoặc giảm cân ngoài ý muốn
  • Bồn chồn, đứng ngồi không yên
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Khó tập trung, ghi nhớ, đưa ra quyết định
  • Các biểu hiện cơ thể: đau nhức không thể giải thích hoặc các vấn đề tiêu hóa
  • Cô lập khỏi các hoạt động tập thể
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử

Trầm cảm mạch máu

Đối với người cao tuổi bị trầm cảm lần đầu tiên trong cuộc đời, trầm cảm có thể liên quan đến những thay đổi xảy ra trong não và cơ thể khi một người già đi. Ví dụ, người lớn tuổi có thể bị hạn chế lưu lượng máu, một tình trạng gọi là thiếu máu cục bộ. Theo thời gian, các mạch máu có thể cứng lại và ngăn máu chảy bình thường đến các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả não.

Nếu điều này xảy ra, một người lớn tuổi không có tiền sử gia đình bị trầm cảm có thể mắc trầm cảm mạch máu. Những người bị trầm cảm mạch máu cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc bệnh mạch máu khác.

Bệnh tật và Trầm cảm

Bệnh tật, bao gồm các bệnh mãn tính, có thể gây ra hoặc làm tăng các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi. Một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt bao gồm sự đau đớn, sự suy yếu hay các vấn đề đe dọa tính mạng đều có thể gây ra hoặc cùng tồn tại với chứng trầm cảm, bao gồm:

  • Ung thư
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh tim
  • Bệnh cơ xương khớp
  • Tiểu đường
  • Alzheime

Trầm cảm có thể làm cho những bệnh này tồi tệ hơn và ngược lại. Đôi khi các loại thuốc dùng cho những căn bệnh này có thể gây ra tác dụng phụ gây ra trầm cảm. Một bác sĩ có kinh nghiệm trong việc điều trị những căn bệnh phức tạp này có thể giúp đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Tất cả những yếu tố gây ra trầm cảm này có thể không được chẩn đoán hoặc không được điều trị ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, điều trị trầm cảm sẽ giúp người cao tuổi quản lý tốt hơn các tình trạng khác mà người đó có thể có.

Thuốc và Trầm cảm

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến trầm cảm ở người cao tuổi. Những loại thuốc này bao gồm: thuốc tim mạch, thuốc hóa trị, thuốc thần kinh, thuốc tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng động, thuốc chống viêm, thuốc kích thích, hoormone, và nhiều loại thuốc khác.

Bệnh nhân cao tuổi nếu cảm thấy có các triệu chứng của trầm cảm khi dùng thuốc nên báo cáo các triệu chứng cho bác sĩ ngay lập tức.

Trầm cảm và Mất trí

Trầm cảm và mất trí có một số triệu chứng giống nhau, làm cho chúng trở nên khó phân biệt.

Trầm cảm

  • Cảm xúc suy giảm rất nhanh.
  • Bệnh nhân có thể nói chính xác về ngày giờ, thời gian
  • Bệnh nhân khó tập trung
  • Kỹ năng ngôn ngữ và cử động chậm nhưng chính xác
  • Bệnh nhân chú ý và lo lắng về vấn đề trí nhớ và các rối loạn

Mất trí

  • Cảm xúc suy giảm chậm
  • Bệnh nhân trở nên bối rối và mất phương hướng và có thể bị lạc, nhầm lẫn ngày tháng, hoặc tự hỏi họ đang ở đâu.
  • Bệnh nhân khó khăn với trí nhớ ngắn hạn
  • Viết, nói chuyện và kỹ năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng
  • Bệnh nhân không chú ý hoặc có vẻ không quan tâm đến vấn đề trí nhớ.

Điều trị 

Trầm cảm, thậm chí trầm cảm nặng, có thể được điều trị.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm, hãy bắt đầu bằng cách hẹn gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý. Một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng giống như trầm cảm. Một bác sĩ đa khoa có thể loại trừ những khả năng này bằng cách làm một bài kiểm tra thể chất, hỏi bệnh và xét nghiệm. Nếu bác sĩ cho rằng không có bệnh thể chất nào có thể gây ra trầm cảm, bước tiếp theo là đánh giá tâm lý.

Lựa chọn phương pháp điều trị trầm cảm là khác nhau cho mỗi người, và đôi khi nhiều phương pháp điều trị cùng được sử dụng để đạt hiệu quả tốt hơn. Điều quan trọng là tiếp tục cố gắng cho đến khi bạn tìm thấy một cái gì đó phù hợp với bạn.

Các hình thức điều trị trầm cảm phổ biến nhất là dùng thuốc và tâm lý trị liệu.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu, còn được gọi là “liệu pháp nói chuyện”, là phương pháp hỗ trợ có hiệu quả cho bệnh nhân cao tuổi. Một số phương pháp điều trị là ngắn hạn, kéo dài 10 đến 20 tuần; những người khác dài hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của người đó.

Trị liệu hành vi nhận thức là một loại trị liệu nói chuyện được sử dụng để điều trị trầm cảm. Nó tập trung vào việc giúp mọi người thay đổi suy nghĩ tiêu cực và bất kỳ hành vi nào có thể làm trầm cảm nặng hơn.

Trị liệu giữa các cá nhân hoặc các phương pháp trị liệu khác cũng có thể giúp ích trong điều trị trầm cảm ở người cao tuổi.

Thuốc

Thuốc chống trầm cảm là thuốc điều trị trầm cảm. Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Chúng có thể giúp cải thiện cách não của bạn soát tâm trạng hoặc căng thẳng. Bạn có thể cần thử một vài loại thuốc chống trầm cảm khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc cải thiện triệu chứng của bạn và có tác dụng phụ có thể kiểm soát được.

Thuốc chống trầm cảm mất thời gian, thường là 2 đến 4 tuần, để bắt đầu thấy rõ hiệu quả. Thông thường các triệu chứng như ngủ, thèm ăn và các vấn đề về tập trung thường xuất hiện trước khi tâm trạng tốt lên, vì vậy điều quan trọng là phải cho thuốc một cơ hội để làm việc trước khi quyết định liệu nó có hiệu quả với bạn hay không.

Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm, đừng ngừng dùng chúng mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Đôi khi những người dùng thuốc chống trầm cảm cảm thấy tốt hơn và sau đó tự mình ngừng dùng thuốc, nhưng sau đó trầm cảm sẽ trở lại. Khi bạn và bác sĩ quyết định đã đến lúc ngừng thuốc, thường sau 6 đến 12 tháng, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm liều từ từ và an toàn..

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm nói chung là an toàn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các thuốc chống trầm cảm đều có cảnh báo hộp đen, những cảnh báo nghiêm ngặt nhất đối với đơn thuốc. Cảnh báo nói rằng bệnh nhân ở mọi lứa tuổi dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trong vài tuần đầu điều trị. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ tác dụng phụ của thuốc mà bạn nên theo dõi.

Đối với người lớn tuổi đã dùng một số loại thuốc cho các bệnh khác, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ tương tác thuốc bất lợi nào có thể xảy ra trong khi dùng thuốc chống trầm cảm.

Không sử dụng các loại thuốc thảo dược như St. John wort trước khi có sự đồng ý từ bác sĩ của bạn. Nó không bao giờ được kết hợp với thuốc chống trầm cảm theo toa, và bạn không nên sử dụng nó để thay thế cho việc chăm sóc thông thường hoặc hoãn gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe.

Phòng bệnh

Có thể làm gì để giảm nguy cơ trầm cảm? Làm thế nào mọi người có thể đối phó? Có một vài điều bạn có thể thực hiện:

  • Cố gắng chuẩn bị cho những thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như nghỉ hưu hoặc chuyển nhà trong nhiều năm.
  • Giữ liên lạc với gia đình, hãy cho họ biết khi bạn cảm thấy buồn.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm hoặc nâng cao tâm trạng của bạn nếu bạn bị trầm cảm.
  • Chọn một cái gì đó bạn thích làm và cố gắng thực hiện.
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
  • Có đủ sức khỏe và ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp tránh các bệnh có thể gây ra khuyết tật hoặc trầm cảm.

Bạn bè và gia đình cũng có thể giúp đỡ người cao tuổi bằng cách:

  • Tạo cơ hội cùng nhau đi du lịch
  • Thăm hỏi hàng tuần
  • Cùng người bệnh đi đến các buổi khám sức khỏe định kỳ.

Cảnh báo tự tử

Luôn có nguy cơ tự tử với chứng trầm cảm nặng. Theo các dữ liệu mới nhất, tự tử thường xuất hiện ở người 85 tuổi trở lên.

Nếu một bệnh nhân cao tuổi có dấu hiệu của suy nghĩ tự tự hay hành vi tự tử, cần phải tìm trợ giúp ngay lập tức. Bạn có thể xem các dấu hiệu cảnh báo tự tử trong bài viết này.

Vài điều về tác giá

Đàm Ngọc

Leave a Comment