Tâm lý

Trầm cảm kéo dài (Dysthymia) là gì? Những điều bạn cần biết về nó

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực, bạn có thường cảm thấy buồn bã, chán nản?

Nếu bạn gần như ngày nào cũng cảm thấy không vui vẻ trong một thời gian rất dài, đây không hẳn là một tâm lý bình thường. Bạn có thể đang mắc phải trầm cảm kéo dài hay còn gọi Dysthymia.

Dysthymia hay trầm cảm kéo dài là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị? Hãy cùng drcuaban tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trầm cảm kéo dài hay Dysthymia là gì?

Dysthymia hay trầm cảm kéo dài là gì

 

Trầm cảm kéo dài hay Dysthymia là một dạng trầm cảm liên tục và kéo dài, người bệnh luôn cảm thấy buồn bả hoặc chán nản. Nhưng không chỉ đơn giản là cảm thấy buồn, dysthymia có thể khiến mọi người mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày bình thường, lòng tự trọng thấp và cảm giác không thoải mái, cảm giác khó khăn khi đưa ra các quyết định, thậm chí là có cảm giác tuyệt vọng.

Do tính chất mãn tính của dysthymia, những cảm giác này có thể kéo dài trong nhiều năm và tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, việc làm, học tập và các hoạt động hàng ngày khác.

Những người mắc chứng dysthymia thường cảm thấy khó khăn để trở thành một người lạc quan, ngay cả trong điều kiện tốt. Họ có thể bị coi là ảm đạm, bi quan hoặc là một người thích phàn nàn.

Thống kê về Dysthymia

Trong khi các biểu hiện cảm xúc của dysthymia không nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm nặng, một chẩn đoán dysthymia đòi hỏi phải trải qua sự kết hợp của các triệu chứng trầm cảm trong hai năm trở lên.

Theo viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), trầm cảm kéo dài ảnh hưởng đến khoảng 1,5% dân số trưởng thành tại Hoa Kỳ. 49,7% trong số những trường hợp này được coi là nghiêm trọng và độ tuổi khởi phát trung bình là 31 tuổi.

Dysthymia có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên. Dữ liệu từ NIMH cho thấy các rối loạn trầm cảm (trầm cảm nặng hoặc dysthymia) ảnh hưởng đến khoảng 11,2% những người từ 13 đến 18 tuổi tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ, và các cô gái có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn các chàng trai.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của trầm cảm kéo dài vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể là sự kết hợp nhiều hơn một nguyên nhân, bao gồm một số nguyên nhân sau:

  • Hóa học não – một số vùng não liên quan đến dysthymia.
  • Di truyền học – có người thân trong gia đìng mắc trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các sự kiện cuộc sống – mất cha mẹ trong thời thơ ấu, các sự mất mát, vấn đề tài chính và mức độ căng thẳng cao có thể gây ra dysthymia.
  • Đặc điểm tính cách bao gồm tiêu cực – lòng tự trọng thấp, bi quan, tự ti, phụ thuộc vào người khác.
  • Có tiền sử rối loạn tâm thần khác.

Biểu hiện

Đặc điểm cơ bản của dysthymia là tâm trạng chán nản xảy ra hầu hết trong ngày, số ngày buồn chán nhiều hơn số ngày không có, trong ít nhất hai năm đối với người lớn hoặc một năm đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Các triệu chứng dysthymia có thể đến và đi theo thời gian, và cường độ của các triệu chứng có thể thay đổi, nhưng các triệu chứng thường không biến mất trong hơn hai tháng.

Các triệu chứng của dysthymia có thể bao gồm:

  • Ăn kém hoặc ăn quá nhiều
  • Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Mệt mỏi
  • Lòng tự trọng thấp, tự ti hoặc cảm thấy vô dụng
  • Tập trung kém hoặc khó đưa ra quyết định
  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Giảm hoạt động
  • Cách ly xã hội
  • Hay khó chịu hoặc tức giận
  • Buồn hay cảm thấy hụt hẫng
  • Cảm giác tội lỗi
  • Ở trẻ em, tâm trạng chán nản và khó chịu thường là triệu chứng chính

Điều trị

Do sự mãn tính của các triệu chứng, đôi khi mọi người cảm thấy nỗi buồn dai dẳng chỉ là một phần của cuộc sống. Nếu bạn có các triệu chứng của dysthymia, tìm cách chữa trị là điều rất quan trọng.

Việc quan trọng đầu tiên là có được một đánh giá về thể chất từ bác sĩ chăm sóc chính của bạn để loại trừ bất kỳ nguyên nhân y tế tiềm ẩn nào của các triệu chứng. Theo dõi các triệu chứng của bạn trong vài tuần có thể giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Hai phương pháp điều trị chính dùng cho dysthymia bao gồm dùng thuốc và tâm lý trị liệu, nhưng kế hoạch điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, sở thích của bạn, khả năng thích nghi thuốc và các điều trị sức khỏe tâm thần trước đó. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý trị liệu là phương pháp ưu tiền hàng đầu.

Thuốc

Các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất để điều trị dysthymia bao gồm:

  • SSRIs (Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc)
  • TCAs (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
  • SNRIs (Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và norepinephrine)

Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết thông tin chi tiết về bất kỳ tác dụng phụ tiềm tàng nào của thuốc. Hãy báo cho bác sĩ ngay khi bạn ý nghĩ hoặc nỗ lực tự tử trong quá trình sử dụng thuốc. Mặc dù thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu cho một số người, nhưng bạn không bao giờ nên đột ngột ngừng dùng các loại thuốc này. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ kê đơn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thuốc.

Tâm lý trị liệu

Bằng cách thảo luận về các triệu chứng của bạn và cách chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn với bác sĩ hay các chuyên gia. Nói chuyện trị liệu, hoặc tư vấn, là một hình thức điều trị dysthymia. Có nhiều lợi ích đối với tâm lý trị liệu, bao gồm:

  • Quản lý các biểu hiện
  • Xác định các yếu tố gây ra dysthymia và đưa ra phương án giúp bạn đối phó nó.
  • Xác định những ý nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng ý nghĩ tích cực
  • Học kỹ năng giải quyết vấn đề thích hợp
  • Học cách để xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác
  • Cải thiện lòng tự trọng
  • Học cách thiết lập và đạt được mục tiêu cá nhân

Có nhiều loại trị liệu tâm lý khác nhau, và nhiều người cần kết hợp các phương pháp điều trị cùng lúc. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tùy chọn sau:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
  • Liệu pháp gia đình
  • Trị liệu nhóm
  • Liệu pháp nói chuyện theo định hướng

Thay đổi lối sống

Các kế hoạch điều trị dysthymia nên bao gồm những thay đổi lành mạnh trong lối sống, bao gồm:

  • Thiết lập giấc ngủ lành mạnh
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
  • Học các kĩ năng sống khi cần thiết.

Mặc dù không thể hoàn toàn chữa khỏi hoàn toàn vấn đề trầm cảm, mọi người vẫn có thể sống với dysthymia một cách vui vẻ. Các triệu chứng sẽ nhẹ dần theo thời gian, thiệt lập một kế hoạch sống lành mạnh và khám bác sĩ định kỳ sẽ giúp bạn sớm phục hồi.

Vài điều về tác giá

Đàm Ngọc

Leave a Comment