Tê chân là một triệu chứng khá phổ biến, nó có thể xảy ra một cách nhất thời nhưng cũng có thể là kết quả của một bệnh mạn tính nào đó như tiểu đường làm cho cảm giác tê chân kéo dài, tiến triển nặng dần lên. Biết được các nguyên nhân gây ra tê chân, bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh.
Mục lục
Các triệu chứng của tê chân
Triệu chứng chính của cảm giác tê chân là mất cảm giác ở bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến cảm nhận và thăng bằng do bàn chân bị tê sẽ khó cảm nhận được vị trí chân trên mặt đất.
Mặc dù mất cảm giác là triệu chứng chính, bạn sẽ có thể gặp một số triệu chứng bất thường khác ở chận như:
- Cảm giác châm chích hay như có kim đâm
- Ngứa ran
- Cảm giác yếu chân
Những triệu chứng bổ sung này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gì gây ra cảm giác tê chân.
Nguyên nhân gây tê chân
Cơ thể bao gồm một mạng lưới các dây thần kinh phức tạp dẫn truyền tín hiệu từ đầu ngón chân và ngón tay đến não và trở lại. Nếu dây thần kinh chi phối cảm giác ở chân bị tổn thương, tắc nghẽn, nhiễm trùng hoặc bị chèn ép bạn có thể bị tê chân.
Các tình trạng sức khỏe gây tê ở chân bao gồm:
- Nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu bia lâu ngày
- Bệnh teo cơ mác
- Bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường
- Bỏng lạnh
- Hội chứng Guillain Barre
- Thoát vị đĩa đệm
- Bệnh Lyme
- U dây thần kinh Morton
- Đa xơ cứng
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Đau thần kinh toạ
- Zona thần kinh
- Tác dụng phụ của thuốc hóa trị
- Chấn thương tủy sống
- Viêm mạch máu
Bạn cũng có thể bị tê chân sau khi ngồi trong khoảng thời gian dài do các dây thần kinh bị chèn ép. Khi đứng lên, bạn có thể cảm thấy đôi chân mình như tê liệt, nặng chân, châm chích như kim châm, sau một khoảng thời gian cảm giác bàn chân sẽ trở lại như cũ.
Khi nào cần đi khám nếu xuất hiện tê chân?
Khi cảm giác tê ở bàn chân của bạn xảy ra đột ngột kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như khó thở, đây có thể là nguyên nhân gây lo ngại. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn xuất hiện tê chận và các triệu chứng sau đây:
- Lú lẫn
- Khó nói
- Chóng mặt
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện
- Tê kéo dài vài giờ
- Tê ở nhiều vị trí trên cơ thể
- Tê liệt xảy ra sau một chấn thương ở đầu
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
Mặc dù không phải lúc nào cũng là một trường hợp khẩn cấp, sự kết hợp của tê chân và những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của:
- Co giật
- Đột quỵ
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (còn được gọi là TIA hoặc đột quỵ nhỏ)
Bạn cũng nên đi khám nếu cảm giác tê ở chân khiến bạn bị vấp hoặc bị ngã thường xuyên hoặc cảm giác tê chân ngày càng trầm trọng.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên gặp bác sĩ chuyên điều trị bàn chân để điều trị tê chân. Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân phổ biến gây tê chân vì những thay đổi trao đổi chất có thể gây tổn thương thần kinh.
Chẩn đoán
Chẩn đoán tê chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng và hỏi về tiền sử mắc bệnh. Các câu hỏi được hỏi như:
- Cảm giác tê chân kéo dài bao lâu?
- Những triệu chứng khác xuất hiện cùng với tê chân?
- Lần đầu tiên bạn nhận thấy cảm giác tê ở chân là khi nào?
- Khi nào thì tê nặng hơn?
- Điều gì làm đỡ tê chân hơn?
Sauk hi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ tiền hành khám lâm sàng ngay sau đó. Ví dụ bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân của bạn và xác định xem mất cảm giác ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân. Một số phương pháp kiểm tra khác bác sĩ có thể yêu cầu bao gồm:
- Khám phản xạ gân xương
- Điện cơ, đo lường mức độ đáp ứng của cơ bắp với kích thích điện
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem các bất thường ở cột sống, tủy sống hoặc cả hai
- Bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT) nếu bạn có triệu chứng giống đột quỵ. Điều này cho phép bác sĩ xem tình trạng của não và xác định xem có bất kỳ tắc nghẽn hoặc chảy máu nào có thể gây ra các triệu chứng của bạn hay không.
- Các xét nghiệm máu khác phụ thuộc vào các chẩn đoán nghi ngờ.
Điều trị tê chân
Tê ở bàn chân là nguyên nhân phổ biến của sự mất cân bằng và có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Một nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn thiết kế một chương trình tập luyện nhằm tăng khả năng cân bằng giúp giảm nguy cơ té ngã.
Các động tác và bài tập không kích thích tê chân là cách tuyệt vời để cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Nói chuyện với bác sĩ và nhà vật lý trị liệu để có những bài tập phù hợp.
Điều trị tê chân là rất quan trọng. Mất hay giảm cảm giác ở chân có thể làm tăng nguy cơ thương tích ở chân, bước hụt và té ngã. Bạn hoàn toàn có thể không biết mình bị một vết cắt hay chấn thương khác ở chân khi bị tê chân, do vậy vết thương sẽ không được điều trị tốt, vết thương lâu lành thậm chí bị hoại tử.
Điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tê chân của bạn có thể giúp các triệu chứng biến mất.
Dưới đây là một số mẹo cần ghi nhớ:
- Kiểm tra bàn chân của bạn thường xuyên để xem vết cắt hoặc vết thương hay không
- Đặt một tấm gương trên sàn nhà để bạn có thể nhìn thấy lòng bàn chân của bạn tốt hơn
- Mang giày vừa vặn bảo vệ bàn chân, giảm thiểu nguy cơ vết thương ở chân
Ghi nhớ các biện pháp phòng ngừa này có thể giúp giảm thiểu bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào khác có thể gây ra do tê chân.