Tâm lý

Trầm cảm nhẹ: Biểu hiện, điều trị và cách phòng ngừa

Ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải trầm cảm nhẹ. Nhiều triệu chứng của trầm cảm có thể giống như một phản ứng cảm xúc thông thường.

Những thay đổi về cảm xúc có thể trở nên nghiêm trọng hơn và ở mức độ nặng. Trầm cảm có thể gây ra vô số hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trong bài viết này, hãy cùng Drcuaban tìm hiểu cách xác định trầm cảm nhẹ, những gì nó có thể gây ra và khi nào bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ.

Dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm nhẹ

trầm cảm nhẹ

Những thay đổi trong tâm trạng có thể là biểu hiện của trầm cảm nhẹ.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Cáu gắt
  • Suy nghĩ tiêu cực
  • Cảm thấy mệt mỏi khác thường
  • Cảm thấy tuyệt vọng
  • Buồn bã
  • Thường muốn rơi nước mắt
  • Tự thấy tội lỗi
  • Khó tập trung
  • Cảm thấy không có động lực
  • Muốn được ở một mình
  • Đau nhức nhẹ không rõ nguyên nhân
  • Mất sự cảm thông với người khác

Thay đổi trong hành vi cũng có thể là trầm cảm. Ví dụ như: thay đổi thói quen ngủ và chế độ ăn uống. Những người bị trầm cảm nhẹ cũng có thể sử dụng nhiều chất kích thích, chẳng hạn như thuốc lá, ma túy và rượu.

Các loại trầm cảm

Dưới đây là sáu loại trầm cảm phổ biến, theo báo cáo của Trường Y Harvard:

  • Trầm cảm nhẹ: Một người được chẩn đoán mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng được liệt kê ở trên trong khoảng 2 năm. Họ thường có thể quản lý cuộc sống hàng ngày của mình, nhưng có rất ít niềm vui hoặc sự thích thú.
  • Trầm cảm nặng: Có thể liên quan đến tâm trạng rất tồi, có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa: Thường xảy ra khi thời gian ban ngày ngắn hơn vào mùa thu và mùa đông. Việc thiếu ánh sáng mặt trời và thay đổi giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng này.
  • Trầm cảm trước sinh và sau sinh: Có thể ảnh hưởng đến mọi người trong và sau khi mang thai. Trầm cảm này có thể nhẹ hoặc nặng.
  • Rối loạn rối loạn tiền kinh nguyệt: Là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt, thường được gọi là PMS.
  • Rối loạn lưỡng cực: có thể liên quan đến các triệu chứng trầm cảm nhẹ hoặc trầm cảm nặng.

Trầm cảm mức độ trung bình

Theo thời gian, các biểu hiện trầm cảm có thể thay đổi. Các triệu chứng mới có thể xuất hiện, ví dụ như buồn bã hoặc mất ngủ.

Các triệu chứng hiện tại cũng có thể xấu đi. Đôi khi những lo lắng có thể biến thành một sự tập trung gần như liên tục vào những điều tiêu cực. Thường xuyên cáu kỉnh với bạn bè cũng có thể trở thành nỗi thất vọng.

Những loại thay đổi này có thể chỉ ra sự thay đổi từ trầm cảm nhẹ đến trung bình. Nếu bạn nhận ra bất kỳ sự khác biệt nào trong các triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trầm cảm mức độ nặng

Trầm cảm mức độ nặng thường dễ phát hiện hơn. Tình trạng suy nhược rõ ràng, khiến việc thực hiện các hoạt động thông thường trở nên vô cùng khó khăn.

Trầm cảm nặng thường có các triệu chứng tương tự như các dạng nhẹ hơn. Tuy nhiên, một người bị trầm cảm nặng cũng có thể gặp:

  • Ảo tưởng
  • Ảo giác
  • Suy nghĩ về việc tự làm hại hoặc ý nghĩ tự sát.

Một cá nhân với tình trạng này có thể sẽ cần dùng thuốc, và bác sĩ có thể đề nghị một cuộc nói chuyện trị liệu.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) là loại thuốc được kê toa phổ biến nhất cho bệnh trầm cảm nặng. Ví dụ về SSRIs bao gồm: citalopram, escitalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline.

Các thuốc benzodiazepin cũng có thể được sử dụng, nhưng sử dụng lâu dài có thể gây nghiện.

Khi nhiều dạng thuốc và phương pháp điều trị khác không hiệu quả, các bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng liệu pháp sốc điện. Liệu pháp sốc điện có thể được thực hiện hai đến ba lần một tuần.

Cần làm gì với trầm cảm nhẹ?

Đi khám bác sĩ thường là một cách tốt khi bắt đầu đối mặt với trầm cảm. Bác sĩ có thể đánh giá liệu trầm cảm có gây ra triệu chứng hay không và xác định mức độ của tình trạng bệnh.

Nhiều xét nghiệm online cũng có thể xác định trầm cảm. Trắc nghiệm PHQ-9 được phát triển vào năm 1999 dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán chuyên nghiệp. PHQ-9 có chín câu hỏi, được sử dụng bởi các bác sĩ ở nhiều quốc gia để xác định sự hiện diện và loại trầm cảm.

Nếu bạn chưa tự tin về việc nói chuyện với bác sĩ, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra PHQ-9 online.

Trầm cảm nhẹ thường được điều trị bằng những thay đổi lối sống đơn giản. Những điều này có thể liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ ngủ, hoặc cải thiện cân bằng cuộc sống công việc của bạn.

Thay đổi lối sống

Nhiều người thấy rằng việc theo đuổi sở thích có thể giúp trầm cảm nhẹ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người tham gia các trò tiêu khiển sáng tạo, có tâm trạng tích cực hơn, ít căng thẳng hơn và nhịp tim thấp hơn so với những người không tham gia.

Lối sống bận rộn ngày nay, bạn thường sử dụng các phương thức tiết kiệm thời gian, có thể là phương tiện giao thông hoặc những bữa ăn nhanh. Đây có thể là hữu ích, nhưng cũng có thể khiến bạn rời xa các hoạt động lành mạnh.

Lời khuyên để giúp đỡ trầm cảm trong đời sống hàng ngày bao gồm:

  • Dành nhiều thời gian hít thở không khí trong lành hơn
  • Tập thể dục nhiều hơn một chút
  • Ăn thực phẩm tươi mới
  • Thiền, hoặc chỉ ngồi yên, trong 10 phút.
  • Giới hạn thời gian dành cho máy tính hoặc TV, đặc biệt là vào buổi tối
  • Giúp đỡ người khác
  • Nói chuyện với một ai đó

Bạn cũng có thể không thực hiện các lời khuyên này, do vấn đề sức khỏe, tuổi tác hoặc các yếu tố khác. Các lựa chọn điều trị khác được liệt kê dưới đây.

Những lựa chọn điều trị

Một số loại trị liệu bao gồm:

Tư vấn

Một cuộc nói chuyện với chuyên gia có thể giúp xác định nguyên nhân trầm cảm. Các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về một số khía cạnh của cuộc sống cần được thay đổi.

Trị liệu giữa các cá nhân (IPT)

Bạn cảm thấy khó khăn trong việc liên kết với những người khác, điều này có thể dẫn đến sự cô lập và trầm cảm. IPT được thiết kế để giúp làm cho các mối quan hệ dễ dàng hơn.

Liệu pháp tâm lý

Một nhà tâm lý trị liệu có thể yêu cầu bạn nói những gì trong tâm trí của mình, để xác định cách suy nghĩ hay hành vi có vấn đề. Liệu pháp tâm lý có thể cải thiện sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các trở ngại trong cảm xúc và hành vi của bạn.

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)

Thay vì tập trung vào các nguyên nhân trầm cảm, CBT có thể đưa ra những cách thiết thực để đối phó với vấn đề. Điều này có thể liên quan đến việc đánh lạc hướng tâm trí khỏi những suy nghĩ khó chịu. CBT là một lựa chọn phổ biến vì mọi người thường thấy được sự cải thiện trong thời gian ngắn.

Ai có nguy cơ mắc trầm cảm nhẹ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2017, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và khuyết tật trên toàn thế giới.

Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Tuổi dậy thì, mang thai và thời kì kinh nguyệt là những thời điểm phổ biến cho các triệu chứng xuất hiện.

Kết quả thống kê khác nhau giữa các quốc gia, nhưng trầm cảm phổ biến hơn trong các nhóm sau:

  • Những người có kinh tế khó khăn
  • Người mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành hoặc ung thư
  • Những người có bố hoặc mẹ bị trầm cảm
  • Những người có vấn đề tinh thần khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu.

Ngoài ra, nhiều loại thuốc có thể gây nên trầm cảm. Nếu bạn không chắc chắn liệu những thay đổi cảm xúc có liên quan đến thuốc hay không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lời kết

Phát hiện trầm cảm ở giai đoạn đầu là rất hữu ích. Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có bị trầm cảm hay không, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Với trầm cảm nhẹ, thay đổi lối sống đơn giản có thể có hiệu quả đáng kể và lâu dài.

Những người bị trầm cảm vừa hoặc nặng nên giữ liên lạc với bác sĩ và thông báo ngay nếu bạn có suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân, tự tử hoặc gây hại cho người khác.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment