Chăm sóc da Thành phần mỹ phẩm

Citronellol là gì? Citronellol trong mỹ phẩm có tác dụng gì?

Bạn có thích mùi hương trong các sản phẩm mỹ phẩm không? Bạn có biết những mùi hương đó được tạo ra như thế nào không? Một trong những thành phần tạo hương thơm được biết đến nhiều nhất là Citronellol. Đây là một thành phần có nguồn gốc tự nhiên được thêm vào mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân do có mùi hương hoa ngọt ngào.
Để hiểu rõ hơn về thành phần tạo hương thơm này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc

Citronellol
Citronellol còn được gọi là dihydrogeraniol. Đây là một monoterpenoid acyclic tự nhiên (một loại terpene biến đổi). Terpenes là một lớp lớn các loại hợp chất hữu cơ được sản xuất bởi nhiều loại thực vật. Chúng thường có mùi hương mạnh mẽ và có thể bảo vệ các loài thực vật tạo ra chúng bằng cách ngăn chặn động vật ăn cỏ và thu hút động vật ăn thịt và ký sinh trùng của động vật ăn cỏ.
Citronellol có 2 đồng phân đối quang trong tự nhiên. Một đồng phân đối quang là hình ảnh phản chiếu của một phân tử chiral/ ion. Đây không phải là superimposable trên hình ảnh phản chiếu của nó. Citronellol (+) – được tìm thấy trong các loại dầu sả bao gồm Cymbopogon nardus (50%) và là đồng phân phổ biến hơn. Citronellol (-) – được tìm thấy trong các loại dầu của hoa hồng (18 đến 55%) và hoa phong lữ Pelargonium. Theo hệ thống dữ liệu về độc tính, chất này đã được báo cáo là tìm thấy trong khoảng 70 loại tinh dầu như sả, hoa hồng, hoa phong lữ, dầu hoa cam, hoa cúc, cúc vạn thọ, sả, húng quế và hoa oải hương.
Có hai loại sả chính có chứa citronellol là thành phần hoạt động: Loại Java và loại Ceylon. Cả hai đều có nguồn gốc ban đầu từ các vùng của châu Á đặc biệt là các khu vực đồng cỏ của Sri Lanka. Loại Java chứa 10,45% citronellol và có mùi hương tương tự như chanh và sả. Loại Ceylon chứa 11,85% citronellol và có mùi hương tương tự như trái cây họ cam quýt, gỗ và quế.

Citronellol trong mỹ phẩm có vai trò gì?

Citronellol có chức năng như một thành phần hương liệu và thuốc chống côn trùng khi được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Trong nước hoa, chất này có chức năng như một chất tăng cường hương thơm vì nó có khả năng tăng cường hương thơm của các loại hoa, đặc biệt là hoa hồng. Trong ngành chăm sóc da, nó được sử dụng nổi bật như một thành phần hương thơm cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Theo L’Oreal Paris, các nghiên cứu cho thấy ứng dụng tại chỗ của citronellol có tính thấm và hiệu lực thấp, chứng tỏ khả năng dung nạp da tốt. Vì lý do này, đây là một thành phần chăm sóc da mong muốn để bổ sung vào các sản phẩm như dầu gội, lotion, kem dưỡng ẩm, kem cạo râu và các sản phẩm tắm để tạo một mùi hương hoa ngọt ngào.
Bạn có thể quen thuộc với chất này vì nó là một trong những thành phần hoạt động của dầu sả và nến sả chống côn trùng. Trên thực tế, sả đã được kiểm định là một loại thuốc chống côn trùng có nguồn gốc thực vật nhẹ nhàng ở Hoa Kỳ kể từ năm 1948. Citronellol hoạt động hiệu quả như một chất đuổi muỗi ở khoảng cách ngắn. Thuốc chống côn trùng này thậm chí đã được chứng minh là có tác dụng đuổi muỗi Aedes aegypti nguy hiểm, có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika.

Mức độ an toàn

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận citronellol là an toàn (GRAS) trong thực phẩm và có thể bổ sung trực tiếp vào thực phẩm. Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã nhường lại đánh giá các thành phần hương thơm riêng lẻ cho chương trình Hiệp hội nước hoa quốc tế (IFRA). Hội đồng chuyên gia CIR chỉ đánh giá khi thành phần này có công dụng quan trọng khác ngoài mùi hương.
Mức độ an toàn của citronellol đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia về nghiên cứu vật liệu tạo mùi thơm (REXPAN). Dựa trên đánh giá này, một Tiêu chuẩn IFRA đã được thiết lập nhằm hạn chế việc sử dụng citronellol trong nước hoa vì khả năng nhạy cảm. Tuy nhiên, mức độ mà citronellol có thể gây ra phản ứng dị ứng ở người đang bị tranh cãi.
Như đã đề cập ở trên, citronellol có độ thấm thấp khi thoa lên da. Điều đó có nghĩa là nó không được hấp thụ vào các lớp sâu hơn của da. Tuy nhiên, chuyên gia chăm sóc da Paula Begoun giải thích rằng khi các sản phẩm có chứa citronellol được áp dụng cho da, một vấn đề phát sinh khi citronellol tiếp xúc với không khí. Sự tiếp xúc này làm cho phân tử citronellol không ổn định bị oxy hóa và  gây ra tình trạng nặng thêm trên da.
Theo EWG, citronellol được đánh giá là 5 trên thang điểm từ 1 đến 10. Trong đó 1 là mức độ nguy cơ thấp nhất đối với sức khỏe và 10 là mức độ cao nhất. Mối quan tâm chính được EWG trích dẫn liên quan đến citronellol là chất gây độc cho hệ thống miễn dịch ở người hoặc chất gây dị ứng.
Do khả năng phản ứng dị ứng, những người có làn da nhạy cảm nên cố gắng tránh chất nàyl hoặc thực hiện Patch test với bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần này.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment