Bệnh về da Chăm sóc da

Dày sừng nang lông là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Keratosis pilaris hay dày sừng nang lông là một tình trạng da phổ biến, vô hại, gây ra các mảng khô, thô ráp và sưng đỏ, thường ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông. Các vết chai này thường không đau hoặc ngứa.

Dày sừng nang lông thường được coi là một biến thể của da bình thường. Nó không thể chữa khỏi hay ngăn ngừa được nhưng bạn có thể điều trị được bằng các chất dưỡng ẩm, kem thoa để giúp cải thiện số lần và diện xuất hiện trên da. Tình trạng này thường biến mất vào tuổi 30, nhưng vẫn có nhiều ca vẫn bị vào lứa tuổi lớn hơn.

Dày sừng nang lông là gì?

Dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông là căn bệnh xảy ra ở ngoài da do sự rối loạn sản sinh tế bào dưới da, tăng tạo nút tại phễu nang lông gây tổn thương tại nang lông. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng điển hình như: Ngứa da, tắc nghẽn tuyến bài tiết gây viêm nang lông, các nang lông sẽ ứ đọng lại các bã nhờn bị ứ đọng gây da sằn sùi, có đầu trắng, sưng đỏ… Dày sừng nang lông được xem là một dạng dày lên ở lớp ngoài của da. Lớp này được làm từ một loại protein xơ được gọi là Keratin. Keratin có thể hình thành và phát triển từ da, móng tay và tóc.

Đây là một căn bệnh mãn tính có thể liên quan đến yếu tố di truyền và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người khác. Do đó, tìm hiểu một số thông tin về bệnh là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa bệnh.

Nguyên nhân của dày sừng nang lông

Đến nay nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông vẫn có nhiều quan điểm và chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa da khô. Đa số các nhà chuyên môn cho rằng đây là bệnh liên quan đến thiếu vitamin A, vitamin C, thiểu năng tuyến giáp, nghề nghiệp có phơi nhiễm/ tiếp xúc với hóa chất, có liên quan đến thể tạng dị ứng.

Dày sừng nang lông có thể do sự tích tụ chất keratin nhiều ở lỗ chân lông. Keratin là loại protein tự nhiên của da, bình thường nó được tạo ra một cách tự nhiên, khi tắm và kỳ cọ mạnh thì chất này sẽ bị bong tróc ra. Trong bệnh dày sừng nang lông thì chất keratin được tạo ra nhiều hơn một cách bất thường làm bít lỗ chân lông, khiến sợi lông không mọc ra ngoài được. Đây là bệnh có thể có liên quan đến yếu tố di truyền.

Tình trạng này gây ra bởi sự sừng hóa phần lót bên trên của nang lông. Thay vì được bong ra như sinh lý bình thường thì những vảy da trở nên lấp đầy tổ chức nang lông.

Có yếu tố về di truyền liên quan đến bệnh lý này với đặc điểm di truyền đột biến trội nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa rằng có đến một nửa số trẻ em của những người bị ảnh hưởng có thể xuất hiện những dấu hiệu của dày sừng nang lông ở nhiều mức độ khác nhau. Những tổn thương tương tự như dày sừng nang lông có thể xuất phát như là những tác dụng phụ của liệu pháp thuốc ung thư.

Như trên đã đề cập, dày sừng nang lông gây ra bởi sự hình thành keratin, loại protein bảo vệ da khỏi nhiễm trùng và các chất gây hại khác. Sự hình thành các nút cồi trên da này sẽ làm tắc nghẽn các lỗ mở ra ở các lỗ chân lông, tóc nhưng bác sỹ không biết cái gì đã thúc đẩy quá trình hình thành này.

Đối tượng nào dễ mắc dày sừng nang lông?

Đây là một bệnh da rất thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ có nguy cơ nhiều hơn nam giới. Theo thống kê, bệnh xảy ra nhiều ở những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và khoảng 40% là ở người lớn. Bệnh cũng thường gặp ở những trẻ em bị viêm da cơ địa, mặc dù tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và tuổi thanh thiếu niên, ít gặp ở người cao tuổi.

Đối tượng dễ mắc bệnh dày sừng nang lông:

  • Căn bệnh này có gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người trưởng thành mắc bệnh này chiếm tỷ lệ cao cao hơn hẳn so với những đối tượng còn lại, và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
  • Bệnh do di truyền nên nếu như người thân cùng huyết thống mắc phải thì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Ở người có thể trạng yếu, mắc phải bệnh lí suy giảm miễn dịch, chấn thương, sống trong môi trường vệ sinh kém cũng rất dễ mắc phải chứng dày sừng nang lông.
  • Những người có cơ địa da khô, viêm da cơ địa, mày đay, thừa cân, béo phì cũng rất dễ mắc phải chứng bệnh ngoài da này

Nhìn chung, đây là một bệnh rất thường gặp, chúng xảy ra gần 50-80% tất cả những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và khoảng 40% ở người lớn. Bệnh cũng ảnh hưởng khoảng một nửa đến 3/4 số trẻ em mà có bệnh da vảy cá thông thường (một tình trạng da khô do đột biến gen mã hóa các filaggri) và cũng thường gặp ở những trẻ em bị viêm da cơ địa.

Các yếu tố nguy cơ

Bạn có thể sẽ dễ bị hơn nếu như đang có một trong những yếu tố dưới đây:

  • Bệnh lý thuộc miễn dịch dị ứng (hen phế quản, viêm da cơ địa, mày đay mạn tính)
  • Chứng khô da hay bệnh da vảy cá thông thường
  • Thừa cân, béo phì
  • U tế bào hắc tố và đang điều trị với vemurafenib (một liệu pháp nhắm đích được chấp nhận trong điều trị ngăn chặn sự lây lan các tế bào ác tính của u hắc tố)
  • Nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm (đặc biệt là nhiễm nấm Candida), mụn cóc hoặc các tổn thương khác trên da mà không được chăm sóc hợp lý, vệ sinh da không sạch sẽ khiến lớp sừng, bụi bẩn tích tụ, lâu ngày có thể gây dày sừng nang lông.

Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và những thanh thiếu niên, ít gặp nhất ở người già. Bệnh nhìn chung xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ có vẻ có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với nam giới.

Triệu chứng của dày sừng nang lông

Biểu hiện của bệnh là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1-2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, ít hơn ở mông, cẳng tay, có thể gặp ở vùng mặt làm dễ lầm với mụn. Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Bệnh không gây tác hại gì, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng được cào cho tróc ra thì có thể thấy có một sợi lông nằm bên dưới, dùng tay khều thì sợi lông sẽ mọc lên được.

Do đặc trưng và biểu hiện lâm sàng của bệnh nên đôi khi còn có tên như tăng sừng (hyperkeratosis), sẩn sừng hóa nang lông (follicular keratotic papules) hay bệnh da gà (chicken skin).

Bệnh dày sừng nang lông phát sinh do vi khuẩn như tụ cầu vàng S. aureus và một ít trường hợp do nấm gây viêm nang lông cấp tính hoặc một số yếu tố sinh bệnh như: Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất… Lúc này biểu hiện thường là mụn mủ hoặc sẩn, mụn mủ ở nang lông, xung quanh có quầng viêm đỏ, nhìn kỹ thấy sợi lông xuyên qua ở giữa, thường gặp ở da đầu, mặt, nách, lông mày, rất ngứa.

Nếu bệnh viêm nang lông ở đầu, mặt: là các sẩn mụn đỏ, có khi loang khắp đầu, mặt, nách, lông mu. Nếu viêm nang lông ở râu bệnh sẽ nặng lên sau mỗi lần cạo râu.

Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có một số người có tình trạng da khô vảy cá đi kèm. Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, bệnh thường kéo dài nhiều năm, đến tuổi trung niên bệnh giảm hoặc tự mất.

Dày sừng nang lông có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường thấy ở trẻ em nhỏ. Các dấu chứng và triệu chứng có thể gặp gồm có:

  • Ít khi gây ngứa cũng không đau hoặc rát khi chạm chạm vào;
  • Các nốt, u hay bóng nhỏ li ti nổi lên bề mặt da không đau, điển hình trên các cánh tay, đùi, gò má, mông;
  • Da khô, đỏ da tại các vùng có u li ti đó, sần sùi và hơi sưng phồng lên so với vùng da xung quanh;
  • Tình trạng sẽ tệ hơn khi có sự thay đổi thời tiết theo mùa, khi thời tiết lạnh, độ ẩm của da giảm xuống da sẽ bị khô khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng;
  • Các u, núm trên đầu chân lông li ti tựa như các tờ giấy nhám trên da thịt.

Ngoài ra, một số bệnh nhân dày sừng nang lông mãn tính có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sắc tố da. Ở các trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, da người bệnh có thể hơi đỏ, sẫm nâu và có thể dễ dàng phân biệt với các vùng da khỏe mạnh xung quanh.

Nút / núm keratin (Keratin plug)

Dày sừng nang lông do hình thành các chất keratin từ một loại protein cứng trên da từ các chất gây hại và nhiễm trùng. Keratin hình thành các nút dạng vảy do tắc nghẽn lỗ mở của các chân lông, nang tóc. Thường có nhiều nút hình thành cùng lúc, gây nên các mảng đỏ da, thô ráp, nhám như cát trên da.

Không ai biết chính xác cơ chế tại sao keratin hình thành, nhưng chúng thường diễn ra có liên quan đến bệnh rối loạn di truyền hay từ các bệnh da khác như viêm da cơ địa (atopic dermatitis). Da khô có xu hướng tồi tệ hơn. Các nút, núm này thường có màu trắng sáng. Vị trí mà chúng thường xuất hiện là trên cánh tay, đùi, mông, đôi khi trên vùng đỏ da và sưng phồng. Chúng cũng có thể xuất hiện trên mặt nhưng hiếm hơn.

Ngoại trừ một số trường hợp gây ngứa, viêm nang lông dày sừng thường không đau và không nghiêm trọng. Nhiều trẻ em và thiếu niên có mắc bệnh sẽ biến mất khi chúng trưởng thành.

Hình thành những chấm gồ nhỏ trên da sờ vào nhám giống như da gà, lông có thể gãy ngang thành những chấm đen hoặc có thể teo xoắn ở cổ nang lông. Có một số người lại nhầm tưởng chúng là những cái mụn nhỏ.

Ngoài ra, một số trường hợp do nấm gây viêm nang lông cấp tính hoặc do yếu tố sinh bệnh như dinh dưỡng kém, cơ địa suy giảm miễn dịch, sang chấn, môi trường vệ sinh kém. Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải dày sừng nang lông đó hay xuất hiện ở những người có da khô, viêm da cơ địa, thừa cân, béo phì, mày đay mạn tính,…

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng dày sừng nang lông khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau, hãy đến bệnh viện. Ngoài ra, nếu khu vực bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như sưng to, tấy đỏ, xuất hiện mủ, người bệnh cũng cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đôi khi tình trạng dày sừng nang lông có thể gần giống với các tổn thương do ung thư da gây ra. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh hoặc kiểm tra sức khỏe để loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Hầu hết các tình trạng dày sừng nang lông đều không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc kiểm tra và xác nhận nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Dày sừng nang lông và vảy nến

Bệnh vảy nến xảy ra do sự rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch của bạn tấn công nhầm lẫn các chất vô hại trong cơ thể. Khi bị vảy nến cơ thể của bạn đẩy mạnh sản xuất tế bào da. Ở những người mắc bệnh vảy nến, các tế bào da được đẩy lên bề mặt da trong vòng 4 – 7 ngày mặc dù quá trình này mất khoảng một tháng ở những người không mắc bệnh vảy nến. Những tế bào da non này, được gọi là keratinocytes, tích tụ trên bề mặt da. Nhận biết bệnh vẩy nến không khó vì các tế bào da chết tạo thành các mảng đỏ, sưng lên và được bao phủ bởi các lớp vẩy bạc. Vẩy nến thường xuất hiện ở đầu gối, da đầu, khuỷu tay,…

Chứng dày sừng nang lông xảy ra khi keratin tích tụ trong nang lông. Nang lông là những túi nhỏ dưới da mà từ đó giúp lông mọc ra. Khi keratin bị bít tắc tại các túi, da phát triển các vết sưng trông giống như mụn đầu trắng nhỏ hoặc da gà ngỗng. Keratin cũng là “thức ăn” chính cho nấm gây ra: Nấm ngoài da, nấm móng chân,… Các nốt da bị dày sừng nang lông có cùng màu với làn da của bạn. Những vết sưng này có thể xuất hiện màu đỏ trên da trắng hoặc màu nâu đậm trên da tối. Các tổn thương da xuất hiện phổ biến nhất trên: Má, cánh tay, mông, đùi,…

Chẩn đoán và điều trị dày sừng nang lông

Chẩn đoán

Bệnh được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các thủ thuật cận lâm sàng như sinh thiết da có thể cho thấy:

  • Tăng sừng hóa lớp thượng bì
  • Tăng tế bào hạt
  • Nang lông bị bít tắc
  • Thâm nhiễm tế bào lympho quanh mạch máu vùng nông nhẹ

Điều trị dày sừng nang lông

Việc điều trị dày sừng nang lông thường là sử dụng các loại kem để dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị hợp lý nhất.

Các biện pháp điều trị y tế bao gồm:

Tẩy tế bào chết

Tẩy tế chết tại chỗ bằng các sản phẩm có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicyclic. Các sản phẩm này có thể tẩy da chết một cách nhẹ nhàng, an toàn và không gây kích ứng da. Tuy nhiên, các loại axit này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ.

Kem có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicylic hoặc urê giúp nới lỏng và loại bỏ các tế bào da chết. Chúng cũng giữ ẩm và làm mềm da khô. Tùy thuộc vào nồng độ, các loại kem (tẩy da chết tại chỗ) có sẵn không cần kê đơn có thể mua ở các cửa hàng mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về lựa chọn tốt nhất và tần suất sử dụng. Các axit trong các loại kem này có thể gây đỏ, châm chích hoặc kích ứng da, vì vậy chúng không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ.

Retinoids

Retinoids tại chỗ có thể ngăn ngừa việc sản sinh Keratin, hạn chế tình trạng bong tróc hoặc gây đỏ da. Các loại phổ biến bao gồm:  Atralin, Avita, Renova, Retin-A, Avage hoặc Tazorac. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng và làm khô da. Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn điều trị retinoid tại chỗ hoặc chọn phương pháp điều trị khác.

Laser

Điều trị bằng laser thường được chỉ định cho các trường hợp nặng khiến da bị viêm sưng và đỏ tấy. Tuy nhiên, việc áp dụng các tia laser trực tiếp lên da có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bao gồm tổn thương da vĩnh viễn hoặc bệnh về da.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có sẵn để giúp cải thiện sự xuất hiện của dày sừng nang lông. Nếu dưỡng ẩm và các biện pháp tự chăm sóc khác không giúp ích, bác sĩ có thể kê toa kem bôi.

Các biện pháp khắc phục tại nhà sẽ không ngăn ngừa dày sừng nang lông hoặc làm cho nó biến mất. Nhưng các biện pháp này có thể cải thiện làn da bị ảnh hưởng.

Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm

Nước nóng, vòi sen hoặc bồn tắm dễ dàng loại bỏ dầu tự nhiên khỏi da. Giới hạn thời gian tắm hoặc tắm trong khoảng 10 phút hoặc ít hơn. Dùng nước ấm, không dùng nước nóng.

Hãy nhẹ nhàng với làn da

Tránh các sản phẩm hóa chất mạnh. Nhẹ nhàng loại bỏ da chết (tẩy tế bào chết) bằng khăn hoặc xơ mướp. Chà mạnh mẽ hoặc loại bỏ các nang lông có thể gây kích ứng da và làm nặng thêm tình trạng này. Sau khi rửa hoặc tắm, nhẹ nhàng vỗ hoặc làm khô da bằng khăn để giữ hơi ẩm còn lại.

Hãy thử các loại kem thuốc

Sử dụng một loại kem không kê đơn có chứa urê (Nutraplus, Eucerin), axit lactic (AmLactin, Lac-Hydrin), axit alpha hydroxy hoặc axit salicylic. Những loại kem này giúp nới lỏng và loại bỏ các tế bào da chết. Chúng cũng giữ ẩm và làm mềm da khô. Sử dụng sản phẩm này trước khi dưỡng ẩm.

Dưỡng ẩm

Trong khi da vẫn còn ẩm khi tắm, hãy thoa kem dưỡng ẩm có chứa lanolin (Lansinoh, Medela), petroleum jelly (Vaseline) hoặc glycerin (Glysolid). Những thành phần này làm dịu da khô và giúp giữ ẩm. Kem dưỡng ẩm dày hơn hoạt động tốt nhất, chẳng hạn như Eucerin và Cetaphil. Thoa lại sản phẩm lên vùng da bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Độ ẩm thấp làm khô da. Sử dụng máy tạo độ ẩm để nhận được độ ẩm thích hợp.

Tránh ma sát từ quần áo chật

Bảo vệ da bị ảnh hưởng khỏi ma sát do mặc quần áo chật.

Ngoài ra, người bệnh dày sừng nang lông nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài. Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, điều này có thể làm kích ứng da. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ

Trước khi gặp bác sĩ da liễu, bạn có thể muốn chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

Đối với bệnh dày sừng nang lông, một số câu hỏi cơ bản bao gồm:

  • Điều gì có khả năng gây ra các triệu chứng?
  • Các nguyên nhân khác cho các triệu chứng là gì?
  • Tình trạng này có khả năng tạm thời hay mãn tính?
  • Kế hoạch khắc phục tốt nhất?
  • Các lựa chọn thay thế cho phương pháp chính mà bạn đang đề xuất là gì?
  • Có biện pháp thay thế nào cho loại thuốc bạn đang kê đơn không?

Những gì mong đợi từ bác sĩ của bạn

Bác sĩ của bạn có thể hỏi bạn một số câu hỏi. Sẵn sàng trả lời họ có thể dành thời gian để đi qua bất kỳ điểm nào bạn muốn thảo luận thêm. Bác sĩ có thể hỏi:

  • Khi nào các triệu chứng bắt đầu?
  • Các triệu chứng xuất hiện liên tục hay thỉnh thoảng?
  • Điều gì bạn làm có thể cải thiện các triệu chứng?
  • Điều gì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng?
  • Các thành viên khác trong gia đình có sự thay đổi da tương tự hay không?
  • Bạn hoặc con bạn có tiền sử hen suyễn hoặc sốt hay dị ứng khác không?
  • Bạn hoặc con bạn bị bệnh chàm hiện tại hay trong quá khứ không?

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment