Mang thai

Hội chứng buồng trứng đa nang và khả năng mang thai, sinh sản

Bạn có biết hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nữ. Điều này làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, nhưng bạn có biết vẫn có những cách điều trị cho những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang để có thể rụng trứng như bình thường và mang thai khỏe mạnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết.

Xem thêm: Những điều cần biết khi mang thai: Chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh!

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

bị đa nang buồng trứng có con được không

Trứng phát triển trong buồng trứng bên trong là các túi chứa đầy dịch gọi là nang trứng. Khi trứng phát triển và đạt tới độ chín mỗi tháng, trứng sẽ được phóng thích ra khỏi nang chứa nó, đây được gọi là sự rụng trứng.

Hội chứng buồng trứng đa nang tiếng Anh: Polycystic ovary syndrome) viết tắt là PCOS, là một loạt các hội chứng do có quá nhiều androgen (hormone nam giới) trong cơ thế nữ giới. lượng hormone nam cao đó gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có chu kì rụng trứng không đều hoặc không có chu kì và không rụng trứng. những nang chứa dịch này không vỡ ra mà vẫn ở trong buồng trứng dưới dạng u nang.

Nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Mặc dù các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của PCOS, các yếu tố sau có liên quan đến tình trạng này bao gồm:

Yếu tố di truyền

Đây là yếu tố có nguy cơ cao nhất khiến bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu mẹ, chị gái hoặc em gái của bạn bị buồng trứng đa nang, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này hoặc bị tiểu đường hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ khả năng một số gien nhất định có liên quan với hội chứng buồng trứng đa nang.

Thừa Insulin

Bạn có biết insulin là nội tiết tố quan trọng giúp kiểm soát glucose (đường) trong cơ thể, chuyển hóa đường trong máu vào tế bào. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ mắc PCOS có xu hướng có lượng insulin cao vì cơ thể họ gặp khó khăn khi sử dụng insulin đúng cách. Insulin cũng kiểm soát chức năng buồng trứng và quá nhiều insulin trong cơ thể có thể gây rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng.

Thừa cân hoặc béo phì

Trong khi phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc PCOS cao hơn và đồng thời phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ bị thừa cân cao hơn, và hiện vẫn chưa rõ ràng liệu cân nặng quá mức có gây ra PCOS hay ngược lại. Mặc dù vậy, nếu bạn đang cố gắng thụ thai, thì đây là một động lực để bạn bắt đầu ăn uống cân bằng và tập thể dục.

Các triệu chứng của PCOS là gì?

Chu kì kinh nguyệt không đều không phải là dấu hiệu duy nhất của PCOS. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai, xuất hiện mụn trứng cá, mọc lông nhiều quá mức trên mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể như trên ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi, tăng cân và đôi khi chảy máu âm đạo kéo dài.

Hơn 50% phụ nữ mắc PCOS cũng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 (kháng insulin) hoặc tiền đái tháo đường (rối loạn dung nạp glucose) trước 40 tuổi.

Bởi vì nhiều phụ nữ không mắc PCOS cũng có thể có các triệu chứng này, bạn cần đi khám nếu có chu kì kinh nguyệt không đều hoặc đột nhiên xuất hiện bất kì triệu chứng nào ở trên. Bác sĩ sẽ xem xét liệu bạn đã từng có triệu chứng trên trong quá khứ và xem xét kỹ lịch sử gia đình của bạn, kiểm tra các khu vực mọc lông quá mức, tiến hành xét nghiệm máu và thực hiện kiểm tra vùng chậu hoặc siêu âm để kiểm tra u nang buồng trứng (mặc dù điều đó hoàn toàn có thể mắc PCOS nhưng không có u nang).

Điều trị PCOS

Trong khi PCOS không thể được chữa khỏi, nhưng thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể giúp xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn dựa trên tiền sử về sức khỏe của bạn.

Một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý mà rất giàu carbs phức tạp và ít carbs tinh chế và đường có thể giúp phục hồi sự rụng trứng và chu kì đều đặn ở phụ nữ mắc PCOS.

Giảm cân cũng có thể giúp điều trị PCOS. Các nghiên cứu cho thấy giảm thậm chí 5 % đến 10 % trọng lượng cơ thể có thể cải thiện mức độ insulin, bình thường hóa mức độ hormone và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Và tất nhiên, nếu bạn cần giảm nhiều hơn 5-10% trọng lượng để đạt chỉ số BMI bình thường thì giảm nhiều hơn sẽ tốt hơn.

Nếu hiện giờ, bạn không cố gắng thụ thai (hoặc đã có con), bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng biện pháp tránh thai bằng progesterone để giảm mức độ hormone nam và điều chỉnh chu kì kinh nguyệt của bạn.

Làm thế nào để có thai khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc PCOS và gặp khó khăn trong việc thụ thai, có một số lựa chọn điều trị cho bạn:

Metformin

Mặc dù thuốc trị tiểu đường này, giúp điều chỉnh lượng insulin trong máu, nhưng được FDA phê chuẩn để điều trị PCOS, nghiên cứu cho thấy rằng nó và các loại thuốc trị tiểu đường khác có thể giúp ích cho khả năng sinh sản, vì vậy hãy hỏi bác sĩ nếu nó phù hợp với bạn.

Clomiphene citrate (Clomid)

Thuốc này kích thích rụng trứng và là phương pháp điều trị vô sinh tiêu chuẩn trong nhiều năm, kể cả ở phụ nữ mắc PCOS. Clomid đôi khi có thể được sử dụng kết hợp với metformin trong việc giúp phụ nữ mắc PCOS thụ thai.

Letrozole (Femara)

Thuốc giúp rụng trứng này đang được sử dụng thường xuyên hơn để điều trị các vấn đề rụng trứng, và có thể có hiệu quả rất tốt cho phụ nữ bị PCOS. Femara cũng có thể được sử dụng với metformin để giúp tăng tỷ lệ thành công trong việc thụ thai.

Hormone tiêm

Nếu Femara hoặc Clomid, có hoặc không có metformin, không giúp ích cho việc thụ thai, tiêm hormone sinh sản có thể là bước tiếp theo cho phụ nữ mắc PCOS.

IVF

Nếu không có phương pháp điều trị nào ở trên có hiệu quả, thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp việc mang thai thành hiện thực cho phụ nữ mắc PCOS.

Khoan buồng trứng

Nếu việc điều trị bằng những loại thuốc trên không cho kết quả như ý, lúc này bạn có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật được gọi là khoan buồng trứng.Trong phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng xuyên qua bụng (nội soi) và cắt bỏ (đốt) những vùng nhỏ của buồng trứng để làm giảm mức độ hormone nam mà chúng sản xuất và tăng cường sự rụng trứng.. Ý tưởng đằng sau phương pháp này là giúp cải thiện sự rụng trứng, nhưng các nghiên cứu cho thấy kết quả khoan buồng trứng không nhất quán và không phải tất cả các bác sĩ đều khuyên dùng phương pháp điều trị này cho PCOS.

Một nghiên cứu năm 2017 của Trường Y thuộc Đại học Pennsylvania cho thấy lượng vitamin D đầy đủ có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thụ thai và mang thai thành công và khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ bị PCOS bị thiếu vitamin D có khả năng mang thai và sinh con thấp hơn so với những người không bị thiếu hụt.

Và một nghiên cứu nhỏ năm 2014 cũng cho thấy rằng chỉ cần ăn một muỗng cà phê quế mỗi ngày – một loại gia vị được biết là giúp điều chỉnh nồng độ insulin – là một cách an toàn và có thể hiệu quả để bình thường hóa chu kỳ kinh nguyệt của bạn và cũng tăng khả năng thụ thai.

Xem thêm: Chuẩn bị sức khỏe trước mang thai: Những điều bạn cần biết

Những điều bạn cần biết về PCOS trong khi mang thai

Nếu bạn đã bị PCOS, việc mang thai có thể là một trở ngại. Một khi bạn đã có thai thì xin chúc mừng! Hy vọng thai kì của bạn sẽ thuận buồm xuôi gió – mặc dù bạn nên biết rằng các bà mẹ tương lai mắc PCOS có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng thai kỳ. Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ sảy thai cao gấp ba lần và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm, trầm cảm trước khi sinh, bệnh tim, huyết áp cao và tiền sản giật. Các bà mẹ tương lai cũng có nhiều khả năng phải sinh mổ hơn, trong khi các em bé của họ có khả năng sinh non và có nguy cơ phải ở phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU).

Thảo luận với bác sĩ để quản lí thai nghén một cách cẩn thận. Đạt được số cân nặng phù hợp dựa trên chỉ số BMI bằng cách ăn uống đầy đủ và duy trì hoạt động luôn là một cách tốt để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ. Các nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng metformin thuốc trị tiểu đường có thể làm giảm khả năng gặp vấn đề khi mang thai, vì nó làm giảm nồng độ hormone nam và có thể hạn chế tăng cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận sự an toàn của nó, nhưng cho đến nay các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu nó có phải là một lựa chọn phù hợp cho bạn không.

PCOS có thể có tác động đến khả năng sinh sản và thai kỳ của bạn, nhưng với sự chăm sóc và điều trị đúng đắn, việc thụ thai và mang thai khỏe mạnh là hoàn toàn có thể – và có thể xảy ra!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment