Chăm sóc da Sữa rửa mặt Thành phần mỹ phẩm

Linalool là gì? Tác dụng của Linalool trong mỹ phẩm là gì?

Bạn có thích mùi hương chứa trong mỹ phẩm không? Thú thật là mình khá thích các mùi hương dịu nhẹ được chứa trong các chai lọ dưỡng da và trang điểm. Mặc dù vậy, có một sự thật không thể chối cãi là khá nhiều làn da không phù hợp với các chất tạo mùi, khiến da bị đỏ, bong tróc, thậm chí nổi mụn. Trong số các thành phần nguyên liệu tạo mùi đó thì linalool là một thành phần có nguồn gốc tự nhiên được thêm vào mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Thành phần này như một hương thơm do mùi hoa dễ chịu của nó. Tuy nhiên, liệu bạn có biết Linalool là gì không? Nó có tác dụng như thế nào trong mỹ phẩm chăm sóc da? Có an toàn không?

Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về thành phần mỹ phẩm này qua bài viết dưới đây!

Nguồn gốc

linalool

Linalool có liên quan đến hai đồng phân đối quang học của một loại rượu terpene. Trong tự nhiên Terpen được tìm thấy trong nhiều loại hoa và cây gia vị. Terpen là một lớp lớn các loại hợp chất hữu cơ được sản xuất bởi nhiều loại thực vật. Chúng thường có mùi hương mạnh mẽ và có thể bảo vệ các loài thực vật tạo ra chúng bằng cách ngăn chặn động vật ăn cỏ và thu hút động vật ăn thịt và ký sinh trùng của động vật ăn cỏ.

Một đồng phân đối quang học là những ảnh gương không đối xứng và không chồng khít lên nhau được. R-linalool còn được gọi là licareol và tạo ra mùi hương giống như gỗ và hoa oải hương. S-linalool còn được gọi là coriandrol và tạo ra một mùi hương hoa ngọt ngào. Cả hai dạng đồng phân đối quang học của Linalool được tìm thấy trong tự nhiên. Bên cạnh đó, Linalool cũng có thể được sản xuất tổng hợp.

Hơn 200 loài thực vật có khả năng tự sản xuất linalool. Chúng chủ yếu từ các họ Lamiaceae (bạc hà và các loại thảo mộc khác), Lauraceae (nguyệt quế, quế, gỗ hồng) và rutaceae (trái cây họ cam quýt).

Tác dụng của Linalool trong mỹ phẩm chăm sóc da

Linalool có chức năng như một thành phần tạo hương thơm trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Trên thực tế, linalool được sử dụng để tạo mùi hương trong 60% đến 80% các sản phẩm vệ sinh thơm và chất tẩy rửa bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội và kem dưỡng da – theo thông tin của Medical News Today.

Linalool cũng được tìm thấy trong nhiều loại tinh dầu có tác dụng chống lo âu, an thần và chống viêm. Trong một nghiên cứu điều tra các tác dụng chống lo âu, những con chuột được tiêm linalool cho thấy sự giảm đáng kể hoạt động cơ bắp khi so sánh với những con chuột không tiêm. Tuy nhiên nghiên cứu này không chứng minh được tác dụng chống lo âu mà chỉ đưa ra được kết quả là linalool có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp.

Linalool cũng có thể có đặc tính chống viêm. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Phytomedicine đã kiểm tra hoạt động chống viêm của linalool cũng như linalyl acetate là este acetate của linalool. Nghiên cứu cho thấy cả hai chất này đóng vai trò chính trong hoạt động chống viêm bởi các loại tinh dầu có chứa chúng và cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các loài sản xuất linalool và linalyl acetate có khả năng chống viêm.

Đáng lưu ý, linalool chỉ có thể hoạt động như một chất chống viêm ở dạng tự nhiên chứ không phải khi nó được sản xuất tổng hợp. Tiến sĩ Joshua Axe đề nghị xem xét cho linalool trên nhãn của sản phẩm. Khi linalool được ghi trên nhãn sản phẩm thì nó có thể là dạng nhân tạo tổng hợp chứ không phải là thành phần tự nhiên của một loại tinh dầu. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 95% hóa chất được sử dụng trong nước hoa tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Có một phương pháp tổng hợp mà trong đó linalool được sản xuất tổng hợp từ dầu mỏ.

Ngoài việc sử dụng như một hương liệu tạo hương thơm, linalool còn được sử dụng như một phương pháp giúp kiểm soát dịch hại chống lại bọ chét, ruồi giấm, gián, bướm đêm và muỗi. Tuy nhiên, EPA lưu ý rằng, nó có thể không hỗ trợ việc đẩy lùi muỗi.

[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Xem thêm: Acetyl Glucosamine là gì? Tác dụng của nó trong mỹ phẩm chăm sóc da là gì?
[/wpsm_box]

Mức độ an toàn

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận nó là chất tạo hương vị an toàn (GRAS).

Sự an toàn của Linalool cũng đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia về nghiên cứu vật liệu tạo mùi thơm (REXPAN). Dựa trên đánh giá này, Hiệp hội Nước hoa Quốc tế (IFRA) đã hạn chế sử dụng linalool trong nước hoa vì khả năng nhạy cảm.

Thật không may, chất này là một thành phần nhạy cảm đối với một số người. Khi nó tiếp xúc với oxy sẽ bị phá vỡ và bị oxy hóa nên có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các nhà sản xuất đã sử dụng các chất khác trong sản phẩm để ngăn cản quá trình oxy hóa này nhưng các chất gây dị ứng vẫn có thể được hình thành từ linalool.

Các bác sĩ da liễu giải thích, một cách giúp giảm tiếp xúc với linalool bị oxy hóa là không nên mua một gói xà phòng hay sữa tắm lớn và luôn luôn thay thế nắp chai nếu sử dụng chai đựng.

Tóm lại, sự an toàn của linalool phụ thuộc vào việc thành phần này được sử dụng ở dạng tự nhiên hay là dạng hương thơm tổng hợp. Linalool tự nhiên của một loại tinh dầu hữu cơ cung cấp tác dụng chống viêm. Nhưng linalool tổng hợp lại dẫn đến kích ứng da hoặc các vấn đề dị ứng.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment