Nhu động ruột không đều gây ra cảm giác đầy hơi, bí bách, tắc nghẽn là trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Không chỉ tác động đến sức khỏe mẹ bầu, nó còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi và giai đoạn hậu sản của người mẹ.
Mục lục
Táo bón khi mang thai là gì?
Trong thời kỳ mang thai do rối loạn chức năng đường ruột nên nhiều mẹ bầu thường mắc phải chứng táo bón. Những mẹ bầu khi mang thai bị táo bón rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sẩy thai. Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột.
Sau đó nó bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Táo bón khi mang thai thường gặp khi nào?
Táo bón có xu hướng bắt đầu sớm khi nồng độ progesterone tăng. Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất.
Nếu thắc mắc bà bầu bị táo bón có nên rặn thì bạn nên quên việc này đi. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai
Khi mới có thai, các hormone thai kỳ tiết ra nhiều, đặc biệt là progesterone gây cản trở tới hoạt động của cơ quan tiêu hóa, cụ thể là nó làm cho nhu động đường ruột kém co bóp hơn, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, khi mới mang thai, mẹ bầu nào cũng cẩn thận hơn, hạn chế đi lại, cơ thể không được vận động cũng làm cho táo bón trở lên nghiêm trọng.
Một số mẹ bầu còn bị ốm nghén “quấy rầy” không ăn uống được nhiều hoặc chỉ ăn được một vài món khiến lượng chất xơ hấp thụ vào cơ thể quá ít, không đủ để nhu động ruột di chuyển chất thải.
Một lý do nữa là trong thời gian này, mẹ hay uống bổ sung sắt và canxi – để hấp thu hai loại thuốc bổ này, cơ thể mẹ cần một lượng lớn nước, trong khi đó, một phần của sắt và canxi không được hấp thu mà bị thải ra ngoài, tạo ra một “gánh nặng” đối với đường tiêu hóa.
Ngoài ra các nguyên nhân sau cũng góp phần làm mẹ bầu hay bị táo bón:
- Thay đổi trong vận động, chế độ ăn uống và buồn nôn. Lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Trọng lượng của thai nhi trong tử cung, đè lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
- Hoạt động của ruột non bị suy yếu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.
- Chuyển động trong ruột bị chậm lại.
- Một số thực phẩm có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón như sữa, thực phẩm từ sữa, phô mai và quá nhiều thịt đỏ. Thức ăn đậm đặc protein có thể khó tiêu hóa hơn so với thức ăn thực vật giàu chất xơ và ngũ cốc.
- Táo bón khi mang thai cũng thường gặp ở những phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.
- Bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể… đều có thể dẫn đến táo bón.
Cách trị táo bón cho bà bầu
Bạn không phải cam chịu 9 tháng khổ sở. Có rất nhiều phương pháp để táo bón (chính là tránh khỏi bệnh trĩ, một tác dụng phụ phổ biến của táo bón):
Ăn nhiều chất xơ
Một chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bạn chống lại tình trạng táo bón. Chất xơ sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều nước hơn, từ đó hỗ trợ làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển của các chất thải này trong quá trình cơ thể.
Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch và ngũ cốc yến mạch nguyên cám, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, bánh xốp nướng, trái cây sấy khô, trái cây và rau tươi. Ngoài ra bạn hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30 g chất xơ mỗi ngày. Tuy vậy, bạn không cần phải đong đếm chính xác từng li từng tí một. Bạn sẽ biết được mình đã nạp đủ lượng chất xơ và chất lỏng khi thấy phân thải ra lớn và mềm. Tuy nhiên, hãy chắc chắn kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn làm điều này, vì chất xơ có thể mang đi các chất dinh dưỡng quan trọng trước khi chúng có thể được hấp thụ. Bạn cũng cần biết rằng nếu bạn nạp quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Tránh các thực phẩm tinh chế
Bạn cần chủ động tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón, bao gồm ngũ cốc tinh chế (bánh mì trắng, mì ống…).
Uống nhiều nước
Bạn cần cố gắng uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng. Và bạn có biết nước là cần thiết cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể?
Ngoài uống nước, bạn có thể nhận nước qua rau nước canh hoặc nước trái cây mỗi ngày. Bạn cũng có thể chuyển sang uống nước ấm, nước chanh ấm, để giúp kích thích nhu động ruột. Nước ép mận là một lựa chọn tốt cho các trường hợp táo bón nhiều vì nó là thuốc nhuận tràng nhẹ.
Chia nhỏ các bữa ăn
Những bữa ăn lớn có thể vượt qua ngưỡng hấp thu ở đường tiêu hóa của bạn, dẫn đến những thứ này bị tồn đọng lại. Hãy thử ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn và bạn cũng sẽ ít bị đầy hơi và chướng bụng hơn .
Đi vệ sinh ngay khi bạn thấy cần đi
Đừng cố gắng trì hoãn việc đi vệ sinh, kể cả đi tiểu lẫn đi ngoài. Thường xuyên nhịn đi ngoài có thể làm suy yếu các cơ kiểm soát và dẫn đến táo bón, vì vậy hãy cố gắng đi bất cứ khi nào bạn thấy cần đi.
Xem xét thực phẩm chức năng và thuốc của bạn
Trớ trêu thay, nhiều thực phẩm chức năng và thuốc có lợi cho bà bầu (vitamin trước khi sinh, bổ sung canxi và sắt, thuốc kháng axit) có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón. Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột. Hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn về các lựa chọn thay thế (chẳng hạn như bổ sung sắt giải phóng chậm ) hoặc điều chỉnh liều lượng cho đến khi tình hình được cải thiện. Trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung magiê để giúp chống táo bón. Uống nó vào ban đêm có thể thư giãn cơ bắp và cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bổ sung men vi sinh
Thật sự thì vi khuẩn cũng có thể là một thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Vi khuẩn acidophilus có trong sữa chua sẽ kích thích các vi khuẩn trong đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn, hỗ trợ bộ máy tiêu hoá trong nỗ lực duy trì tiến trình hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ giới thiệu một số chất bổ sung vi sinh tốt trong viên nang hoặc dạng bột có thể thêm vào sinh tố.
Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán
Tiêu thụ thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này? Giải pháp cho bạn là dùng dầu ăn oliu. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ khuyến khích đi ngoài đều đặn. Thậm chí chỉ cần đi bộ 10 phút cũng có thể khiến mọi thứ chuyển động, vì vậy hãy tập cái bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu, chẳng hạn như bài tập Kegel. Kegel là những bài tập giúp tăng cường cơ bắp của sàn chậu đồng thời hỗ trợ niệu đạo, bàng quang, tử cung và trực tràng.
Tránh xa thuốc kích thích nhuận tràng
Không phải tất cả các thuốc nhuận tràng và làm mềm phân (đặc biệt là thảo dược hoặc tự chế) đều an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc táo bón nào. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ liệu uống bổ sung magiê có phải là một biện pháp hỗ trợ giúp giảm tình trạng táo bón không. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm magiê vào chế độ ăn uống dưới dạng các loại thực phẩm chống táo bón như quả hạnh, mơ khô, mận khô, mầm lúa mì, đậu và các loại rau xanh.
Làm thế nào để tránh táo bón khi mang thai?
Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên khuyến khích hệ thống tiêu hóa làm việc tốt, có thể giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu), uống đủ nước và tập thể dục nhẹ nhàng đều có thể kết hợp để ngăn ngừa táo bón bằng cách chống lại sự chậm tiêu hóa tự nhiên của thai kỳ.
Khi nào thì táo bón thai kỳ chấm dứt?
Đối với một số phụ nữ, táo bón kéo dài trong suốt thai kỳ khi mức progesterone đạt đỉnh. Tuy nhiên nếu bạn thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục, mọi thứ thường bắt đầu chuyển động trơn tru hơn. Bạn có thể thực hiện các bước để chống táo bón tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Chúc bạn luôn có một thai kỳ khỏe mạnh!