Mẹ-Bé

Triệu chứng mang thai sớm: 15 biểu hiện có thai sớm bạn cần biết

Bạn đang mong chờ từng ngày để được lên chức làm mẹ?

Hay bạn đang lo lắng không biết mình có mang thai ngoài ý muốn hay không?

Mặc dù các xét nghiệm và siêu âm là cách xác định chính xác nhất bạn có thai hay không, tuy nhiên có 15 dấu hiệu mang thai sớm sau đây bạn có thể dễ dàng nhận biết mà chưa cần tới bác sĩ.

Khi nào các triệu chứng này xuất hiện?

triệu chứng mang thai sớm

Mặc dù nghe có vẻ kì quặc nhưng tuần đầu tiên của thai kì dựa trên ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. Kì kinh nguyệt cuối cùng của bạn được coi là tuần thứ nhất của thai kì ngay cả khi bạn chưa thực sự mang thai.

Các triệu chứng được tính từ kì kinh nguyệt cuối cùng, do đó vài tuần đầu tiên có thể không có triệu chứng cũng được tính vào thai kì 40 tuần.

Bảng liệt kê các dấu hiệu có thai sớm theo tuần:

Dấu hiệu và triệu chứng Thời gian
Chuột rút và ra máu nhẹ Tuần 1 đến tuần 4
Trễ kinh Tuần 4
Mệt mỏi Tuần 4 hoặc tuần 5
Buồn nôn Tuần 4 đến tuần 6
Ngứa và đau nhức ngực Tuần 4 đến tuần 6
Đi tiểu thường xuyên hơn Tuần 4 đến tuần 6
Đầy hơi và táo bón Tuần 4 đến tuần 6
Chóng mặt buồn nôn giống say tàu xe Tuần 5 đến tuần 6
Tâm trạng thất thường Tuần 6
Tăng thân nhiệt Tuần 6
Huyết áp tăng Tuần 8
Mệt mỏi nhiều và ợ nóng Tuần 9
Nhịp tim nhanh hơn Tuần 8 đến tuần 10
Núm vú sậm màu hơn, căng tức ngực Tuần 11
Nổi mụn Tuần 11

1. Xuất huyết sớm (Máu báo thai) và co rút tử cung nhẹ là dấu hiệu mang thai sớm nhất trong tuần đầu tiên

Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ tư, mọi thứ xảy ra chỉ ở mức độ tế bào. Trứng được thụ tinh tạo thành phôi nang sau này sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé.

Khoảng 10 đến 14 ngày (tuần 4 của thai kì) sau khi thụ thai, phôi nang bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, một vài mảnh niêm mạc tử cung bị bong ra và gây xuất huyết nhẹ.

Một số đặc điểm của máu báo thai:

  • Màu sắc: Có màu đỏ, hồng hoặc nâu, trong khi đó máu kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi trong 2-3 ngày đầu.
  • Lượng máu: Máu báo thai ít và rải rác hơn so với máu trong chu kì kinh nguyệt. Có người chỉ ra vài giọt, có người ra một ít nhưng kéo dài 1-2 ngày, trong khi có những người không có dấu hiệu nào.
  • Đau: bụng dưới có thể đau nhẹ, vừa cho tới nặng. Theo một nghiên cứu trên 4539 phụ nữ, kết quả cho thấy có 28% phụ nữ xuất hiện xuất huyết nhẹ kèm đau. Tuy nhiên đau thường nhẹ hơn đau bụng kinh.
  • Thời gian: máu báo thai thường kéo dài dưới 3 ngày và không cần điều trị.

Bạn cần tránh hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất cấm, điều này sẽ làm chảy máu nặng hơn.

2. Trễ kinh

Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà các chị em đều biết. Sau khi trứng được thụ tinh, cơ thể bạn sẽ sản xuất hormone Human Chorionic Gonadotropin (hCG), có tác dụng duy trì thai kì và phát tín hiệu cho buồng trứng dừng việc phát triển nang noãn và ngưng rụng trứng mỗi tháng.

Bạn sẽ không có kinh nguyệt từ khi trứng được thu tinh cho tới vài tháng sau sinh. Trễ kinh xuất hiện vào tuần thứ 4 kể từ kì kinh cuối. Nếu bạn có chu kì kinh nguyệt không đều, ban nên kiểm tra xem mình có thêm các dấu hiệu mang thai khác  không. Nguyên do là hiện tượng trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt hay đang dùng một số loại thuốc nào đó.

Sử dụng que thử thai cho phép phát hiện thai sớm sau 8 ngày trễ kinh. Nó sẽ phát hiện trong nước tiểu của bạn có hCG hay không và hiển thị kết quả âm tính hoặc dương tính. Nếu bạn muốn xác định chính xác nhất mình có thai hay không thì nên xét nghiệm hCG trong máu. Xét nghiệm máu có thể phát hiện mang thai sớm hơn xét nghiệm mang thai nước tiểu.

Lưu ý nhỏ:

  • Làm xét nghiệm để xác định bạn có thai hay không
  • Nếu test thử thai dương tính, hãy đi khám bác sĩ phụ khoa ngay
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem nó có gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai hay không

3. Tăng thân nhiệt

Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường cũng có thể là một dấu hiệu mang thai nhưng thường xuyên bị bỏ qua hay nhầm lẫn với một số tình trạng như sốt, cảm.  Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể nổi rôm sảy giống em bé do cơ thể ẩm ướt và không thoát được nhiều mồ hôi.

Nhiệt độ cơ thể của bạn cũng có thể tăng hơn khi tập thể dục hoặc trong thời tiết nóng. Trong thời gian này, bạn sẽ cần đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục một cách thận trọng.

4. Mệt mỏi

Bạn có thể xuất hiện mệt mỏi trong bất cứ thời điểm nào trong thai kì, tuy nhiên triệu chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn đầu. Lượng progesterone tăng cao có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, uể oải, thiếu sức sống. Cảm giác này cũng đến từ việc cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với việc phải liên tục cung cấp dưỡng chất cho thai nhi để con yêu có thể phát triển.

Lời khuyên: Những tuần đầu tiên của thai kì có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá nhiều. Giữ cho phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ cũng có thể giúp ích cho việc nghỉ ngơi. Thử tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để tăng mức năng lượng, ăn chế độ cân bằng và tránh các chất kích thích như caffeine.

5. Tăng nhịp tim

Khoảng tuần thứ 8 tới tuần thứ 10, tim của bạn bắt đầu đập nhanh hơn và mạnh hơn. Hiện tượng trống ngực và loạn nhịp tim cũng xảy ra phổ biến trong thai kì. Điều này có thể do hormone.

Quả tim phải làm việc nhiều hơn như vậy vì khi có thai ngoài việc nuôi dưỡng bản thân, cơ thể người mẹ còn phải cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Với những phụ nữ khoẻ mạnh thì thai sản là vấn đề hoàn toàn tự nhiên, những thay đổi trong quá trình mang thai là bình thường. Nhưng với những người mắc bệnh tim và chức năng tim không tốt thì sự thay đổi trong thời gian này sẽ trở nên rất nguy hiểm có thể xảy ra hiện tượng kiệt tim hoặc loạn nhịp tim. Nếu bạn có vấn đề về tim mạch, trước khi có ý định mang thai hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và quản lý thai nghén chặt chẽ.

6. Ngực phát triển to hơn, nóng ran và đau nhức

Những thay đổi ở ngực xuất hiện vào tuần thứ 4 tới tuần thứ 6. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.

Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường, nhưng bạn sẽ chẳng thấy vui vì điều này, vì ngực đang bị sưng và đau. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh nhũ hoa của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn có thể thấy ngực mình mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực.

Cơ thể bạn sẽ mất vài tuần để làm quen với sự thay đổi hormone, và một khi đã thích ứng được, những cảm giác khó chịu ở vùng ngực cũng sẽ biến mất.

Lời khuyên: các mẹ bầu có thể giảm đau ngực bằng việc sử dụng một chiếc áo ngực thoải mái, hỗ trợ cho bà bầu. Chất liệu bằng cotton và không có dây thường sẽ thoải mái nhất. Một chiếc áo có nhiều móc cài khác nhau sẽ giúp bạn điều chỉnh độ rộng cho phù hợp. mua thêm một chiếc đêm vú vừa với áo ngực để làm giảm ma sát trên núm vú và giảm đau núm vú.

7. Thay đổi tâm trạng

Nồng độ estrogen và progesterone của bạn sẽ cao trong thai kỳ. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và khiến bạn buồn vui “sáng nắng chiều mưa” một cách thất thường. Sự thay đổi tâm trạng là phổ biến trong khi mang thai và có thể gây ra cảm giác chán nản, khó chịu, lo lắng và hưng phấn.

8. Đi tiểu thường xuyên hơn, có lúc xuất hiện tiểu không tự chủ

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Do đó, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước tiểu hơn. Tiếp đó, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Hormone cũng đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe của bàng quang. Bạn có thể thấy mình phải đi toilet nhiều hơn hoặc vô tình “tè dầm” một ít nước tiểu.

Lời khuyên: Uống thêm 300 ml nước mỗi ngày. Lên kế hoạch và thời gian đi vệ sinh để tránh hiện tượng tiểu tiện không tự chủ.

9. Đầy hơi và táo bón

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm quá trình tiêu hóa chậm lại dẫn tới việc bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai. Táo bón cũng có thể khiến cảm giác đầy bụng tăng lên.

Lời khuyên: Tăng lượng nước và chất xơ trong bữa ăn, hạn chế đồ uống có gas và thực phẩm dễ sinh hơi sau khi tiêu hóa (bông cải xanh, đậu, sữa, vv) có thể làm giảm táo bón và đầy hơi.

10. Ốm nghén, buồn nôn và nôn

Ốm nghén có thể xuất hiện vài khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Tuy nhiên có người phải chịu đựng triệu chứng này suốt 9 tháng mang thai. Ốm nghén tiếng anh gọi là “morning sickness” tuy nhiên nó xảy ra bất kể ngày hay đêm. Các nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ rang nhưng hormone có thể đóng vai trò chính.

Trong 3 tháng đầu tiên (tam cá nguyệt đầu tiên), nhiều mẹ bầu trải qua ốm nghén nhẹ hoặc nhẹ, có người lại không hề bị ốm nghén.

Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc nôn khan bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay cả khi chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn thấy buồn nôn và nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.

Một số ít thai phụ lại có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như nôn mửa nhiều lần và không thể kiểm soát, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc (ói mửa do thai nghén). Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh phát sinh các trường hợp xấu.

Ốm nghén thường nhẹ hơn khi bước vào ba tháng giữa thai kì (tam cá nguyệt thứ hai).

Lời khuyên:

  • Để một gói bánh quy mặn gần giường và ăn một ít khi thức dậy vào buổi sáng để giúp hạn chế ốm nghén.
  • Uống nhiều nước
  • Nếu bạn bị nôn nhiều và không thể ăn uống được gì hãy tới bệnh viện ngay.

11. Tăng huyết áp và chóng mặt

Khi mang thai, một số thai phụ có thể sẽ bị chóng mặt, váng đầu. Nguyên nhân là do nhịp tim tăng dẫn đến tốc độ bơm máu và lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng, trong khi đó huyết áp lại giảm đầu thai kỳ rồi tăng dần vào cuối thai kỳ. Những thay đổi này trong cơ thể sẽ khiến những cơ quan khác đều phải nhanh chóng điều chỉnh theo để kịp thích nghi. Chúng sẽ làm mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt.

Huyết áp cao do mang thai khó xác định hơn. Hầu hết tất cả các trường hợp tăng huyết áp trong vòng 20 tuần đầu tiên đều có các nguy cơ tiềm ẩn. Huyết áp cao có thể xuất hiện bắt đầu khi mang thai hoặc xuất hiện trước đó.

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO, tăng huyết áp được xác định là khi Huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

Lời khuyên:

  • Theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên
  • Cân nhắc chuyển sang các bài tập thân thiện với thai kì
  • Hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp
  • Uống đủ nước, ăn nhẹ thường xuyên, thay đổi tư thế một cách từ từ để phòng ngừa chóng mặt.

12. Nhạy cảm với mùi và thức ăn

Nhạy cảm hơn với mùi là triệu chứng hay gặp trong đầu thai kì. Bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi nước hoa, mùi thơm của một loại trái cây hay đơn giản là mùi của món ăn nào đó cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn và nôn. Nó cũng có thể gây ra sự thay đổi khẩu vị.

Có rất ít bằng chứng khoa học về nhạy cảm với mùi trong 3 tháng đầu. Một đánh giá đã xem xét các báo cáo từ năm 1922 đến 2014 về mối quan hệ giữa mùi và thai kì.  Các nhà nghiên cứu thấy rằng  phụ nữ mang thai có xu hướng đánh giá mùi dữ dội hơn trong ba tháng đầu.

Một số thực phẩm và đồ uống bạn yêu thích có thể không còn hấp dẫn vị giác của bạn, hoặc bạn lại cảm thấy chúng có vị thật “buồn cười”.

Một số phụ nữ có cảm giác hương vị kim loại trong miệng. Bạn cũng có thể thèm thực phẩm mới. Ví dụ, bạn có thể là một người uống cà phê, nhưng bây giờ bạn có thể chịu đựng được hương vị và đột nhiên thích trà.

13. Tăng cân

Tăng cân trở nên phổ biến hơn vào tháng thứ 3 của thai kì. Bạn có thể thấy mình tăng khoảng 0,5kg tới 2kg. Quần áo trở nên chật chội hơn, cảm giác cơ thể nặng nề hơn. Nhu cầu calo có thể không thay đổi trong giai đoạn sớm tuy nhiên nó sẽ tăng cao về sau.

Ở giai đoạn sau, cân nặng của bạn tăng lên do

  • Ngực 0,5 kg tới 1,5 kg
  • Tử cung khoảng 1 kg
  • Nhau thai khoảng 700 gam
  • Nước ối khoảng 1 kg
  • Thể tích máu và chất lỏng tăng 2,5 kg tới 3,5 kg
  • Mỡ khoảng 3 đến 4 kg

14. Ợ nóng

Hormone thay đổi có thể khiến van giữa dạ dày và thực quản giãn ra, làm cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra ợ nóng.

Lời khuyên:

  • Ngăn ngừa ợ nóng bằng cách ăn nhiều nữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn nhiều hơn trong một bữa
  • Cố gắng ngồi thằng trong vòng ít nhất 1 giờ để thức ăn có nhiều thời gian hơn để tiêu hóa
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần uống thuốc kháng axit

15. Nổi mụn

Sự kết hợp giữa tăng thể tích máu và tăng lượng hormone làm máu lưu thông trong mạch nhiều hơn. Điều này khiến cho các tuyến dầu hoạt động quá mức. Hoạt động tăng lên này mang lại cho bạn một làn da đỏ ửng và bóng nhờn. Ngoài ra bạn có thể bị mụn trứng cá do các tuyến nhờn trên da bị bít tắc.

Các triệu chứng giảm dần trong tam cá nguyệt thứ hai

Nhiều thay đổi trong cơ thể và các triệu chứng mang thai mà bạn gặp phải trong ba tháng đầu sẽ bắt đầu mờ dần sau khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nếu bạn đang lo lắng hay băn khoăn mình đã có thai hay chưa, 15 dấu hiệu trên đã một phần nào giúp bạn nhận biết, tuy nhiên không có gì là chắc chắn 100%. Để biết chính xác bạn nên tới các xơ sở y tế để kiểm tra.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment