Chăm sóc da

Chăm sóc da, làm đẹp da: Tất cả những điều cơ bản bạn cần biết

Bạn mới bắt đầu tìm hiểu đến việc chăm sóc da hay làm đẹp da? Bạn thật sự đang cảm thấy rất mông lung vì chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Có rất nhiều thông tin, rất nhiều sản phẩm chăm sóc da mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Nhưng không phải lúc nào nhiều cũng tốt!

Mình hiểu những gì bạn đang gặp phải và bài viết này ra đời nhằm giúp bạn giải quyết những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Trong bài viết này Bloggiamgia.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề cơ bản về chăm sóc da, làm đẹp da.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem:

  • Cấu tạo của da gồm những lớp nào, thành phần nào? Mỗi lớp có đặc điểm gì nổi bật và tác dụng của chúng ra sao?
  • Có những loại da mặt nào? Đặc điểm nổi bật và cách nhận biết chúng ra sao?
  • Quy trình chăm sóc da cơ bản gồm những bước nào?
  • Có những sản phẩm chăm sóc da nào? Mỗi sản phẩm có tác dụng và đặc điểm ra sao? Chọn sản phẩm như thế nào?
  • Những thành phần phổ biến được sử dụng trong mỹ phẩm và tác dụng của chúng?
  • Có những vấn đề hay bệnh lý về da nào thường gặp?

Nào bắt đầu thôi!

Cấu tạo của da

chăm sóc da mặt, làm đẹp da

Những gì bạn nhìn thấy ở bên ngoài da không phải là tất cả mọi thứ về làn da của bạn. Các tình trạng sức khỏe của da như: Mụn trứng cá, mồ hôi, dầu, da khô… bị ảnh hưởng bởi các lớp nằm phía sâu bên trong. Da có cấu tạo gồm 3 lớp chính, mỗi lớp lại đảm nhiệm một vai trò riêng.

Lớp biểu bì

Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da. Nó là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể để chống lại vi khuẩn, virus và thậm chí là các yếu tố môi trường. Lớp này bao gồm các lớp nhỏ hơn sau:

  • Lớp trên cùng là lớp sừng. Nó có độ dày khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trên cơ thể. Đó là lý do tại sao, da trên gót chân của bạn dày hơn nhiều so với mí mắt của bạn.
  • Lớp tiếp theo là lớp mô hạt. Các tế bào ở đây tạo ra một chất liệu sáp làm cho làn da của bạn không thấm nước.
  • Lớp thứ ba được tạo thành từ các tế bào liên kết. Chúng như chất keo liên kết các tế bào khác của da lại với nhau.
  • Lớp dưới cùng của lớp biểu bì là lớp đáy. Nó chứa các tế bào gốc, phân chia để tạo ra các tế bào da mới. Những tế bào này sau đó được đẩy dần lên bề mặt da.

Lớp hạ bì

Collagen và elastin chiếm phần lớn lớp hạ bì, cũng như nguyên bào sợi (loại tế bào tạo ra collagen và mô đàn hồi). Lớp này phục vụ một vài mục đích sau:

  • Lớp hạ bì bao gồm các mạch máu và bạch huyết, chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng cho da của bạn. Nó cũng giúp loại bỏ các sản phẩm phụ hoặc độc tố.
  • Các tuyến mồ hôi nằm trong lớp hạ bì. Chúng thải mồ hôi qua lỗ chân lông của bạn, có tác dụng làm mát cơ thể và loại bỏ độc tố.
  • Lớp hạ bì cũng chứa các nang tóc (nơi tóc của bạn được giữ cố định) và các tuyến dầu. Đây là nơi sản sinh ra dầu làm mềm và làm mịn da. Nếu nó sản xuất quá nhiều sẽ dẫn đến làn da dầu, dễ sinh mụn.

Lớp dưới da hay lớp mỡ dưới da

Lớp mỡ dưới da là lớp sâu nhất của da. Trên thực tế, nó ở một vị trí rất sâu, các thành phần hoạt động có trong các sản phẩm chăm sóc da của bạn sẽ không bao giờ tiếp cận được đến lớp này. Lớp này có một vài nhiệm vụ quan trọng sau:

  • Lớp dưới da giống như một bộ điều nhiệt. Nó cách ly cơ thể với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
  • Nó giống như đệm giúp bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể chống lại các tác nhân gây chấn thương
  • Cuối cùng, lớp dưới da chứa nhiều mạch máu, đầu dây thần kinh, rễ của nang lông và tuyến bã nhờn sâu nhất, tạo ra dầu.

Có những loại da mặt nào?

Sau khi đã hiểu một cách tổng quát nhất về cấu tạo của da. Việc quan trọng tiếp theo là bạn cần xác định chính xác xem mặt của bạn thuộc loại da nào. Biết được loại da mặt của bạn sẽ giúp bạn định hướng được nên chọn lựa quy trình chăm sóc da mặt ra sao? Chọn sản phẩm mỹ phẩm có thành phần nào?

Để tìm ra loại da của bạn, hãy quan sát cách da của bạn hoạt động khi không trang điểm, không sử dụng sản phẩm chăm sóc da sau vài giờ sau khi tắm.

  1. Nếu nó có một chút nhờn hoặc sáng bóng, bạn có thể có làn da dầu.
  2. Nếu cảm thấy khô hoặc bong tróc, bạn có làn da khô.
  3. Nếu bạn có làn da khô ở một số nơi và da dầu ở những nơi khác (thường là trên vùng chữ T). Bạn có làn da hỗn hợp.
  4. Nếu bạn không có những thứ đó, bạn sẽ được coi là có làn da bình thường.

Ngoài 4 loại da cơ bản chúng ta còn có thêm da nhạy cảm và da lão hóa

Nếu da bạn có xu hướng bị kích thích khi bạn sử dụng một số sản phẩm, nếu bạn đã từng bị dị ứng với sản phẩm hoặc nếu bạn có một số tình trạng da trên mặt (bệnh chàm, bệnh vẩy nến, bệnh hồng ban, v.v.). Bạn có thể có một làn da nhạy cảm. Những người có làn da nhạy cảm cũng có thể có da dầu, da khô, da hỗn hợp hoặc da bình thường. Nhưng cần phải cẩn thận hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm không gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng da.

Nếu bạn đã bước qua tuổi 30, cái tuổi mà sự lão hóa bắt đầu tìm đến với cơ thể. Rất có thể làn da của bạn đã bắt đầu lão hóa. Lúc này việc chăm sóc da sẽ có đôi chút khác biệt vì sẽ có nhiều dưỡng chất chống lão hóa cần được bổ sung.

[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Bạn vẫn chưa biết chính xác da mặt của bạn thuộc loại nào? Mỗi loại da sẽ cần được chăm sóc ra sao? Nếu vậy hãy tìm ngay câu trả lời qua bài: Các loại da mặt: Đặc điểm và cách nhận biết từng loại da
[/wpsm_box]

Các bước chăm sóc da cơ bản

Chăm sóc da không cần phải phức tạp nếu bạn không muốn. Ba bước cơ bản của quy trình chăm sóc da là làm sạch, dưỡng ẩm và thoa kem chống nắng (ít nhất là SPF 30 và phổ rộng). Bạn nên làm sạch sau đó dưỡng ẩm mỗi sáng và tối. Bạn cũng nên thoa kem chống nắng mỗi sáng, nhưng bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có chỉ số từ 30 SPF trở lên và bảo vệ phổ rộng để kết hợp hai bước dưỡng ẩm và chống nắng.

Nếu bạn trang điểm đậm hoặc dùng kem chống nắng vào ban ngày, bạn có thể thấy rằng sữa rửa mặt của bạn không làm mất hết lớp trang điểm hoặc vẫn khiến bạn cảm thấy hơi nhờn. Trong trường hợp đó, bạn có thể được hưởng lợi từ việc làm sạch kép. Quá trình này bắt đầu bằng chất tẩy rửa gốc dầu, sau đó là sữa rửa mặt dạng nước để loại bỏ bất cứ thứ gì còn sót lại.

Serum, toner, tẩy da chết và phương pháp điều trị theo toa nên được áp dụng sau khi rửa mặt nhưng trước khi dưỡng ẩm.

Quy trình chăm sóc da cơ bản cho ban ngày khác với ban đêm. Ban đêm sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc da cũng như cho dưỡng chất trong mỹ phẩm thấm vào da. Quy trình chăm sóc theo từng độ tuổi cũng sẽ có sự khác biệt.

[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Bạn chưa biết cụ thể các bước chăm sóc da cơ bản gồm những bước nào? Sử dụng sản phẩm nào cho từng bước? Các bước chăm sóc da ở từng độ tuổi khác nhau như thế nào? Nếu vậy hãy tìm câu trả lời ngay qua bài: Các bước chăm sóc da mặt cơ bản bạn cần biết
[/wpsm_box]

Bạn cần những sản phẩm chăm sóc da nào?

Có lẽ bạn sẽ thấy khá đau đầu khi đứng trước vô vàn sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. Thậm chí bạn còn không biết nên mua loại nào? Không nên mua loại nào? Những món đồ mỹ phẩm cơ bản mà bạn nhất thiết phải có bao gồm những gì? Khi đã biết cần loại mỹ phẩm nào rồi thì nên chọn mua cụ thể như thế nào?

Đừng lo lắng quá nhiều! Đơn giản là vì mình đã tổng hợp được danh sách 10 sản phẩm chăm sóc da mặt cơ bản mà bạn nên có để chăm sóc da. Bạn chỉ cần đọc nó là có thể chọn được loại mỹ phẩm ưng ý!

Có thể tra cứu thành phần mỹ phẩm ở đâu?

Chắc hẳn bạn đã đôi lần thấy một vài thành phần mỹ phẩm hay dưỡng chất chăm sóc da được quảng cáo ở đâu đó. Bạn muốn tìm hiểu chi tiết xem nó là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Tác dụng của thành phần đó với da thế nào? Có tác dụng phụ nào không?

Nhưng lại không biết nên đi tìm câu trả lời ở đâu? Sau một khoảng thời gian dài dày công tìm hiểu và biên soạn mình đã tổng hợp được một danh sách bao gồm các thành phần mỹ phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu tra cứu danh sách đó bằng cách Click vào đây.

Có những bệnh về da thường gặp nào?

Đôi khi làn da của bạn sẽ không được khỏe? Nếu nó chỉ đơn thuần là bị khô, bị quá dầu hay nổi vài mụn trứng cá nhỏ bạn có thể sử dụng những quy trình chăm sóc da cơ bản để khắc phục. Nhưng cũng có thể các tình trạng bất thường trên da của bạn chính là triệu chứng của một bệnh về da.

Một số bệnh về da thường gặp có thể kể đến như:

  • Mụn trứng cá
  • Mụn nước
  • Vết loét lạnh
  • Mụn cóc
  • Phát ban
  • Bệnh chàm
  • Vảy nến
  • Hồng ban
  • Lông mi rụng
  • Nấm da
  • Hắc lào
  • Chốc lở
  • Viêm mô tế bào

Nếu bạn đang lo lắng không biết liệu những biểu hiện trên da có phải là một bệnh của da không hãy tìm đến với bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về chăm sóc da mà mình tổng hợp được. Mong rằng bài tổng hợp này có ích với bạn nào mới bắt đầu tìm hiểu về chăm sóc da. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống!

Cảm ơn bạn đã ghé thăm Bloggiamgia.vn

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment