Mang thai

8 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên bạn nên biết

Bạn nóng lòng muốn biết mình có thai hay không thật sớm kể từ ngày quan hệ. Sau đây là 8 dấu hiệu giúp bạn nhận biết có thai ngay từ tuần đầu tiên trước cả khi xuất hiện trễ kinh và khi que thử hiện 2 vạch.

8 ngày sau thụ tinh

dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

Đây chính là tuần tiên mang thai. Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng nghi ngờ có thai trong thời gian này cho tới khi xuất hiện trễ kinh (trễ kinh xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng 15 ngày).

Mỗi tháng, chỉ có một trứng trưởng thành trong buồng trứng của bạn. Một khi nó đạt đến một kích thước nhất định, trứng được giải phóng khỏi buồng trứng, hiện tượng này gọi là sự rụng trứng. Trứng di chuyển đến ống dẫn trứng và chờ thụ tinh bởi một tinh trùng. Sau khi trứng được thụ tinh, nó lại tiếp tục hành trình tới tử cung để làm tổ.

Có nhiều triệu chứng xuất hiện sớm báo hiệu bạn đã mang thai.

Sau khi thụ thai, cơ thể bạn sản xuất một loại hormone thai kỳ có tên là hCG, đóng vai trò gây ra một số triệu chứng trong thai kì. Những triệu chứng này khác ở từng người và ở từng giai đoạn khác nhau trong thai kì.

Một số người không xuất hiện các triệu chứng mang thai sớm. Tuy nhiên có những người xuất hiện triệu chứng ngay từ 8 ngày sau khi trứng được thụ tinh cấy vào niêm mạc tử cung (8 days past ovulation hay 8DPO). Những người đang mong ngóng có thai từng ngày thường có thể nhận ra những thay đổi tinh tế này.

Nếu bạn thử thai bằng que thử sau khi trứng thụ tinh, kết quả có thể trả lời âm tính do cơ thể mới chỉ sản xuất được một lượng thấp hCG chưa đủ ngưỡng để que thử phát hiện ra. Để có kết quả chính xác hơn, bạn nên làm xét nghiệm nồng độ hCG trong máu.

Ngay cả khi quá sớm để thử thai bằng que thử thai, vẫn có những triệu chứng khác giúp bạn nhận biết có thai sớm sau 8 ngày thụ tinh.

1. Máu báo thai

Trứng sẽ di chuyển về buồng tử cung và làm tổ sau 8-10 ngày kể từ ngày thụ tinh. Quá trình làm tổ sẽ khiến niêm mạc tử cung bị bong ra một vài mảnh và gây xuất huyết nhẹ. Máu báo thai xảy ra khá phổ biến, khoảng 25% trường hợp mang thai. Trong nhiều trường hợp, nó là dấu hiệu báo mang thai đầu tiên.

Máu báo thai có thể xảy ra vào khoảng thời gian bạn mong đợi một chu kỳ kinh nguyệt, do đó bạn có thể nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt. Nhiều người nghĩ kinh nguyệt của tháng này ít nhưng đó chính là máu báo thai. Họ không nhân ra mình mang thai cho tới khi thử thai.

Máu báo thai ít và rải rác hơn so với máu trong chu kì kinh nguyệt. Máu báo thai rất ngắn, thường kéo dài không quá 24 đến 48 giờ. Đây là khoảng thời gian cần thiết để trứng được thụ tinh được cấy vào niêm mạc tử cung.

Dưới đây là một số khác biệt chính.

Máu kinh nguyệt

  • kéo dài 3 đến 7 ngày, trong đó 2 đến 3 ngày chảy máu đỏ tươi
  • chảy máu bắt đầu nặng và nhẹ dần về những ngày cuối
  • tử cung co rút nhiều, có thể bắt đầu trước khi hành kinh và kéo dài trong 2-3 ngày

Máu báo thai

  • thường không kéo dài quá 24 đến 48 giờ
  • chảy máu có xu hướng rất nhẹ và thường có màu nâu, hồng hoặc đen
  • co rút tử cung nhẹ hơn (hoặc không có)

Sự làm tổ của phôi gây ra các triệu chứng mang thai sớm như đau bụng dưới, co rút tử cung nhẹ hoặc tăng thân nhiệt. Chảy máu báo thai thường nhẹ và không kéo dài và sẽ tự dừng lại mà không cần điều trị. Nếu bạn lo lắng về chảy máu, hãy gặp hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa.

2. Chóng mặt và đau đầu

Mang thai sớm cũng có thể gây ra đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt vì thay đổi nội tiết tố và thay đổi thể tích dịch trong cơ thể.

Những triệu chứng này xảy ra do thay đổi lượng máu và lưu thông máu. Ngất xỉu là hiếm, nhưng nó có thể xảy ra.

Để chống lại chứng đau đầu và chóng mặt, hãy cân bằng lượng nước trong cơ thể và uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày.

3. Ngực mềm hơn và sưng

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.

Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường, nhưng bạn sẽ chẳng thấy vui vì điều này, vì ngực đang bị sưng và đau. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh nhũ hoa của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn có thể thấy ngực mình mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu khi mặc áo ngực.

Cơ thể bạn sẽ mất vài tuần để làm quen với sự thay đổi hormone, và một khi đã thích ứng được, những cảm giác khó chịu ở vùng ngực cũng sẽ biến mất.

4. Táo bón hoặc đầy hơi

Nồng độ hormone tăng lên không chỉ ảnh hưởng đến vú và núm vú của bạn mà nó còn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của đường tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa có thể chậm lại, dẫn đến việc đi tiêu ít hơn hoặc táo bón.

Táo bón cũng có thể khiến cảm giác đầy bụng tăng lên.

Lời khuyên: Tăng lượng nước và chất xơ trong bữa ăn, hạn chế đồ uống có gas và thực phẩm dễ sinh hơi sau khi tiêu hóa (bông cải xanh, đậu, sữa, vv) có thể làm giảm táo bón và đầy hơi.

5. Ốm nghén

Nhiều phụ nữ bị ốm nghén tại một số thời điểm trong ba tháng đầu. Điều này bao gồm buồn nôn hoặc nôn. Các nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ rang nhưng hormone có thể đóng vai trò chính.

Mặc dù đây là triệu chứng mang thai sớm, nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Một số phụ nữ không bị nôn mửa và buồn nôn, nhưng những người khác trải qua cả hai triệu chứng ngay sau khi rụng trứng. Bệnh chỉ có thể xảy ra vào buổi sáng, hoặc trong suốt cả ngày.

Trong 3 tháng đầu tiên (tam cá nguyệt đầu tiên), nhiều mẹ bầu trải qua ốm nghén nhẹ hoặc nhẹ, có người lại không hề bị ốm nghén.

Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc nôn khan bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay cả khi chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn thấy buồn nôn và nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.

Một số ít thai phụ lại có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như nôn mửa nhiều lần và không thể kiểm soát, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc (ói mửa do thai nghén). Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh phát sinh các trường hợp xấu.

Mùi hương và thực phẩm nặng mùi cũng có thể làm ốm nghén nặng hơn

6. Đi tiểu nhiều hơn

Nếu bạn phải liên tục chạy vào toilet để đi tiểu – mặc dù  trên thực tế là bạn không uống nhiều nước – đó có thể là một triệu chứng sớm khác của thai kỳ.

Lưu lượng máu tăng lên thận của bạn sản xuất nhiều nước tiểu hơn, có thể bắt đầu ngay sau khi thụ thai.

Hiện tượng đi tiểu nhiều hơn thường giảm dần trong ba tháng đầu tuy nhiên lại tăng trở lại trong ba tháng cuối do tử cung phát triển to, chèn ép, gây nhiều áp lực lên bàng quang.

7. Nhạy cảm hơn với mùi và thay đổi khẩu vị

Nhạy cảm hơn với mùi là triệu chứng hay gặp trong đầu thai kì. Bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi nước hoa, mùi thơm của một loại trái cây hay đơn giản là mùi của món ăn nào đó cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn và nôn. Nó cũng có thể gây ra sự thay đổi khẩu vị.

Một số thực phẩm và đồ uống bạn yêu thích có thể không còn hấp dẫn vị giác của bạn, hoặc bạn lại cảm thấy chúng có vị thật “buồn cười”.

Một số phụ nữ có cảm giác hương vị kim loại trong miệng. Bạn cũng có thể thèm thực phẩm mới. Ví dụ, bạn có thể là một người uống cà phê, nhưng bây giờ bạn có thể chịu đựng được hương vị và đột nhiên thích trà.

8. Mệt mỏi

Cơ thể của bạn sẽ sản xuất nhiều hormone progesterone khi mang thai.  Lượng progesterone tăng cao có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, uể oải, thiếu sức sống. Bạn có thể đi ngủ sớm và ngủ suốt đêm, nhưng thức dậy cảm thấy không được sáng khoái. Bạn có thể xuất hiện mệt mỏi và kiệt sức trong bất cứ thời điểm nào trong thai kì, tuy nhiên triệu chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn đầu.

Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể bạn và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nhiều

Để chống mệt mỏi, cũng hãy thử tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày để tăng mức năng lượng, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tránh các chất kích thích như caffeine.

Vậy bạn nên làm gì tiếp theo?

Nếu bạn đang trải qua lần mang thai đầu tiên, bạn có thể không nhận ra các triệu chứng mang thai sớm. Bạn có thể không nghĩ rằng các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi rụng trứng.

Làm xét nghiệm thử thai tại nhà là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu xem bạn có đang mang thai không. Nhưng nếu bạn làm xét nghiệm quá sớm, bạn có thể nhận được kết quả âm tính mặc dù đang mang thai.

Bạn có thể kiểm tra lại tại nhà sau khi trễ kinh để có kết quả chính xác hơn. Sử dụng que thử thai cho phép phát hiện thai sớm sau 8 ngày trễ kinh. Nó sẽ phát hiện trong nước tiểu của bạn có hCG hay không và hiển thị kết quả âm tính hoặc dương tính. Nếu bạn muốn xác định chính xác nhất mình có thai hay không thì nên xét nghiệm hCG trong máu. Xét nghiệm máu có thể phát hiện mang thai sớm hơn xét nghiệm mang thai nước tiểu.

Lưu ý nhỏ:

  • Làm xét nghiệm để xác định bạn có thai hay không
  • Nếu test thử thai dương tính, hãy đi khám bác sĩ phụ khoa ngay
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem nó có gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai hay không

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment