Tâm lý

Rối loạn ăn uống là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Ngoại hình đẹp là điều vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay, nhiều người đang tìm mọi cách giảm cân để đạt được điều này. Giảm ăn, nhịn ăn hoặc ăn uống điên cuống sau đó gây nôn để thức ăn không hấp thụ? Nhiều người đang đối phải đối mặt với chứng rối loạn ăn uống khi theo đuổi thân hình lý tưởng của mình.

Vậy, rối loạn ăn uống là gì? Nó có phải chỉ đơn thuần là một thói quen ăn uống hay là một tình trạng sức khỏe tâm thần? Hãy cùng Drcuaban tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Rối loạn ăn uống là gì?

rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một nhóm bệnh mà người bệnh thái độ ăn uống bất thường và có sự chú ý quá mức với thức ăn, trọng lượng và hình dạng cơ thể. Đây là bệnh có nguồn gốc tâm lý, người bệnh tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những tác hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Phân loại

Chán ăn tâm thần

Là loại rối loạn ăn uống phổ biến nhất, chán ăn tâm thần – trong nhiều trường hợp, nó giống như rối loạn tâm thần ảo tưởng. Những người biếng ăn thường thấy mình là người thừa cân, họ bị ám ảnh sợ hãi tăng cân, bất kể trạng thái thể chất thực sự của họ. Niềm tin sai lầm này được sử dụng để biện minh cho việc kiêng khem cực độ từ thực phẩm cho đến khi các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe buộc phải điều trị.

Háu ăn tâm thần

Háu ăn tâm thần là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm thường được tìm thấy bên cạnh chứng chán ăn. Cũng như những người biếng ăn, những người mắc háu ăn tâm thần thường xem bản thân họ là những người thừa cân. Tuy nhiên, không giống như chứng chán ăn, nạn nhân của chứng cuồng ăn có thể tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chỉ để sau đó gây nôn trong nỗ lực ngăn chặn sự hấp thụ thức ăn. Nhiều người bệnh có cân nặng bình thường nên những người khác có thể không nghi ngờ họ bị rối loạn ăn uống.

Rối loạn ăn uống do thuốc gây ra

Nhiều loại thuốc có thể đóng một vai trò trong việc hình thành thói quen ăn uống của những người dùng chúng. Mất cảm giác ngon miệng liên quan đến một số tác nhân hóa trị liệu được biết đến. Tuy nhiên, tác dụng phụ này không đáp ứng định nghĩa của chứng rối loạn ăn uống vì nó thiếu yếu tố cần thiết là phụ thuộc tâm lý.

Một số loại thuốc có khả năng thay đổi hoàn toàn hóa học của não và do đó gây ra trạng thái cảm xúc tiêu cực. Một ví dụ điển hình là trầm cảm gây ra bởi nồng độ serotonin dẫn truyền thần kinh thấp, có thể biểu hiện như một rối loạn ăn uống.

Nguyên nhân

Các yếu tố cá nhân

Gồm yếu tố sinh học và yếu tố nhân cách.

Các yếu tố sinh học liên quan đến sự tồn tại của xu hướng di truyền ở bệnh nhân bị rối loạn ăn uống (tỷ lệ mắc bệnh khi trong gia đình có người bị rối loạn ăn uống và các rối loạn tinh thần khác thường cao hơn) và sự bất thường chức năng trong một số vùng bộ não.

Yếu tố nhân cách liên quan đến đặc trưng của tính cách đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân ăn rối loạn- việc kiểm soát cá nhân, tìm kiếm sự hoàn hảo và sự nổi bật đặc biệt, thích hão huyển, sự không chịu trưởng thành, vv.

Yếu tố gia đình

Yếu tố gia đình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xảy ra, phát triển, duy trì và phục hồi các rối loạn ăn. Các gia đình rối loạn ăn uống thường gặp gồm:

  • Cảm xúc của các thành viên trong gia đình quá gắn bó với nhau “yêu những gì bạn yêu, ghét những gì bạn ghét”;
  • Bố mẹ quá bảo hộ cho con cái;
  • Bố mẹ xung đột, và con cái bị ảnh hưởng quá nhiều;
  • Gia đình quá cứng nhắc, luôn coi con cái như trẻ sơ sinh dù chúng đã trưởng thành.

Một số học giả đã đề xuất hành vi ăn uống của bệnh nhân đại diện cho sự kháng cự với việc kiểm soát và bảo vệ quá mức từ cha mẹ của họ, như một cách để giải quyết xung đột gia đình. Một số học giả cho rằng bệnh nhân rất ỷ lại vào cha mẹ, và mối quan hệ của họ với cha mẹ là quá gần gũi và phụ thuộc, và họ tự cho rằng việc tự kiểm soát ăn là biểu tượng của độc lập.

Yếu tố văn hóa xã hội

Trong các khái niệm xã hội và văn hóa hiện đại, cơ thể mỏng manh được coi là đại diện cho tự tin, tự hào và thành công của phái đệp. Do đó nhiều bé gái tuổi dậy thì đang theo đuổi tinh thần độc lập rất dễ đặt mục tiêu vào việc giảm cân.

Hơn nữa, truyền thông cũng thường tuyên truyền các tác dụng của việc giảm cân, ủng hộ rằng ai cũng có thể có được một cơ thể đẹp, và  điều đó cũng làm cho những cô gái theo đuổi sự hoàn hảo bị ảo tưởng và dễ dàng tin vào nó.

Biểu hiện

Các rối loạn ăn uống thường gặp là rối loạn háu ăn tâm thần và chán ăn tâm thần. Cả hai đều có đặc điểm chung là sợ béo! Tuy vậy chứng chán ăn tâm thân thường tồn tại cân nặng quá thấp, trong khi chứng háu ăn tâm thân thường có cân nặng bình thường hoặc hơi cao.

Biểu hiện chính của chán ăn tâm thần: Chủ động tuyệt thực hoặc ăn kiêng quá độ, dẫn đến giảm cân, thân hình trở nên gầy đi, và dẫn đến sự thay đổi của nội tiết tố..

Biểu hiện chính của háu ăn tâm thần: Ham muốn và có hành vi ăn uống không thể cưỡng lại, thường ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn, trong lúc ăn thường né tránh người khác, và cố gắng kiểm soát khi ở nơi công cộng.

Chẩn đoán

Chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần có thể dùng thị giác đánh giá bổ sung: người bệnh thường gầy rõ rệt, chỉ số BMI dưới 17,5 hoặc gia đoạn dậy thì không thể đạt đến cân nặng tiêu chuẩn như dự tính, đồng thời dừng phát triển chiều cao hoặc phát triển chậm

Ngoài ra, việc giảm cân nặng hoặc không tăng cân là do người bệnh cố ý gây nên, bằng cách cự tuyệt ”các thực phẩm gây béo”, cùng với ít nhất một điểm sau: 1. tự gây nôn 2. vận động quá mức 3. dùng thuốc giảm cân.

Đồng thời, người bệnh xuất hiện rối loạn nội tiết, ở con gái là sự ngừng kinh (ít nhất 3 tháng trở lên), ở con trai là sự suy giảm các hứng thú hoặc chức năng tình dục thấp.

Nếu bệnh bắt đầu trước tuổi dậy thì, việc phát triển tuổi dậy thì sẽ chậm hoặc dừng lại: không phát triển chiều cao, còn gái không tăng vòng ngực và không có kinh, con trai bộ phận sinh dục không phát triển. Nếu các triệu chứng xuất hiện trong vòng ba tháng hoặc lâu hơn, cần xem xét chẩn đoán chán ăn tâm thần.

Háu ăn tầm thần

Bệnh nhân háu ăn tầm thần thường không có ngoại hình đặc biệt, trọng lượng của họ thường nằm trong phạm vi bình thường.

Đặc điểm chẩn đoán thường bởi người bệnh không kiểm soát được cơn đói ăn và sự thèm ăn, biểu hiện bởi việc ăn quá nhiều mà không thể kiểm soát trong một thời gian ngắn.

Đồng thời, bệnh nhân sử dụng ít nhất một trong những phương pháp theo đây để chống lại tác dụng “gây béo” của thức ăn:

  1. Gây nôn
  2. Lạm dụng thuốc xổ
  3. Tuyệt thực gián đoạn
  4. Dùng các thuốc giảm cân

Hầu hết các bệnh nhân bị háu ăn tâm thần cũng có nỗi sợ béo phì bệnh nặng nên họ phải tự đặt một giới hạn cân nặng nghiêm ngặt, thường thấp hơn so với sức nặng vừa phải của các bác sĩ trước khi mắc bệnh.

Họ thường có tiền sử chán ăn tâm thần, khoảng thời gian giữa hai loại rối loạn từ vài tháng tới vài năm, một số bệnh nhân có sự thay đổi tuần hoàn điển hình giữa chán ăn và háu ăn.

Điều trị

Chán ăn tâm thần

Với những người mắc chán ăn tâm thần không có động cơ điều trị, không muốn và thậm chí không chịu điều trị, nếu có chỉ số BMI <15 nên nằm viện, để bảo đảm dinh dưỡng được cải thiện và tăng thể trọng, thúc đẩy quá trình trị liệu.

Những người có BMI>12 và có nhận thức về điều trị, không có các bệnh nghiêm trọng đi kèm, có thể thử điều trị ở phòng khám, nếu có hiệu quả có thể tiếp tục, nếu hiệu quả không tốt cần nằm viện điều trị.

Việc điều trị trong bệnh viện giải quyết chủ yếu vấn đề thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng và làm tăng sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh, thúc đẩy động cơ điều trị và đảm bảo khả năng tiếp  tục điều trị sau khi ra viện. Việc điều trị tại phòng khám thường kéo dài đến một năm hoặc hơn.

Điều trị bao gồm: điều trị dinh dưỡng, điều trị tâm lý và sử dụng thuốc.

Điều trị dinh dưỡng tập trung giải quyết tình trạng cân nặng cùng các vấn đề sức khỏe phát sinh do việc chán ăn của bệnh nhân gây nên.

Điều trị tâm lý bao gồm điều trị hành vi, điều trị nhận thức, động viên, và điều trị gia đình. Điều trị hành vi là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị, bao gồm: lên kế hoạch ăn uống cụ thể, thực hiện kế hoạch ăn uống, và điều chỉnh các hành vi sai lệch. Động viên thường được sử dụng cùng lúc với các phương pháp khác giúp bệnh nhân tích cực chữa trị. Điều trị nhận thức giúp bệnh nhân thay đổi quan điểm và lý trí hơn về khái niệm thân thể hoàn mĩ cũng như phương thức ăn uống. Điều trị gia đình giải quyết mối quan hệ gây nên rối loạn của bệnh nhân trong gia đình, nhất là với những người bệnh dưới 18 tuổi vẫn đang sống cùng cha mẹ, cần chú ý điều trị gia đình.

Sử dụng thuốc chủ yếu các triệu chứng trong thời gian ngắn, cần chú ý sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ ít và liều lượng không nên quá nhiều. Thuốc có thể được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân lo âu, trầm cảm hoặc có ý định tự sát.

Háu ăn tâm thần

Bệnh nhân háu ăn tâm thần thường có nhận thức về việc điều trị, mức độ suy dinh dưỡng cũng thường thấp hơn, vì vậy đa phần chọn điều trị tại phòng khám, thường chọn phương pháp tự quản lý kết hợp điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc. Nằm viện điều trị chỉ dùng khi các hành vi bệnh nghiêm trọng, điều trị phòng khám không hiệu quả hoặc bệnh nhân có ý nghĩ tự làm tổn thương hoặc tự sát.

Lời kết

Nhiều bệnh nhân bị rối loạn ăn uống không dám thừa nhận bệnh của mình, đặc biệt là rất nhiều phụ huynh có con bị rối loạn ăn uống không muốn đưa con đi khám vì sợ ảnh hưởng đến đứa bé, họ phân vân trong khi đứa trẻ thực sự cần được điều trị.

Đối với một đứa trẻ bị gãy chân, rất nhiều bố mẹ không hề ngần ngại, lập tức đưa con mình tới bệnh viện; vậy thì, đối với bệnh nhân rối loạn ăn uống, hãy có thái độ quan tâm giống như vậy, đừng né tránh hay phủ nhận, thái độ của bạn làm ảnh hưởng đến con mình, hãy giúp chúng nhanh chóng nhận thức được bệnh tật, và bắt đầu điều trị.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment