Cơ-Xương-Khớp

Viêm khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biến chứng

Viêm xương khớp là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong độ tuổi trung niên trở lên. Năm 2011, hơn 28 triệu người ở Hoa Kỳ được ước tính bị viêm xương khớp. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường phát triển nhất ở các khớp chịu trọng lượng, chẳng hạn như khớp háng

Viêm khớp háng gây đau và cứng khớp, làm cản trở các hoạt động hàng ngày như cúi xuống buộc giày, đứng lên khỏi ghế hay đi bộ quãng ngắn.

Viêm khớp hang sẽ dần xấu đi theo thời gian, do vậy bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để làm giảm bớt các tác động xấu đối với cuộc sống của bạn. không có cách để làm đảo ngược lại quá trình viêm khớp hang nhưng có nhiều cách điều trị giúp kiểm soát đau và duy trì hoạt động. Đọc bài viết dưới đây để biết tất cả những gì bạn cần.

Cấu trúc giải phẫu

viêm khớp háng

Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể. Đây là khớp chỏm cầu nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống dây chằng.

Các bề khớp được phủ bằng sụn khớp, bề mặt trớn láng giúp bảo vệ và bọc đầu xương, cho phép chúng ta di chuyển dễ dàng.

Bề mặt của khớp được bao phủ bởi một lớp lót mỏng gọi là synovium. Ở người có khớp háng khỏe mạnh, synovium tạo ra một lượng nhỏ chất lỏng bôi trơn sụn và hỗ trợ vận động.

Viêm khớp háng là gì?

Viêm xương khớp là một loại viêm khớp thoái hóa xảy ra thường xuyên nhất ở những người từ 50 tuổi trở lên, mặc dù nó cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Trong viêm xương khớp, sụn ở khớp háng dần bị bào mòn theo thời gian. Khi sụn mòn đi, nó trở nên thô ráp và sần sùi, mất tác dụng bảo vệ hai đầu xương. Điều này có thể dẫn đến xương cọ xát vào xương khi di chuyển. Để bù đắp cho sụn bị mất, xương bị tổn thương có thể bắt đầu phát triển ra bên ngoài và hình thành các gai xương.

Viêm xương khớp phát triển chậm và gây đau tăng dần theo thời gian

Nguyên nhân

Không chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây viêm khớp háng, nhưng có một số yếu tố khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn, bao gồm:

  • Tuổi cao: Khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp háng.
  • Tiền sử gia đình bị viêm xương khớp: Việc các sụn khớp khiếm khuyết bẩm sinh không đảm bảo cho các hoạt động của xương khớp và khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
  • Chấn thương khớp háng: Trong quá trình lao động, vui chơi, tập luyện thể thao hay gặp tai nạn bất ngờ gây tổn thương tới khớp háng thì lâu ngày sẽ dẫn tới viêm đau.
  • Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn thì sẽ làm tăng áp lực cũng như sức ép lên xương khớp và dễ dẫn tới tổn thương.
  • Sự hình thành khớp háng bất thường khi sinh, đây là một tình trạng được gọi là loạn sản phát triển của háng.

Ngay cả khi bạn không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được liệt kê ở trên, bạn vẫn có thể bị viêm khớp háng.

Xem thêm: 7 nguyên nhân viêm khớp bạn cần biết

Triệu chứng viêm khớp háng

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp háng là đau quanh khớp háng. Thông thường, cảm giác đau xuất hiện từ từ tăng dần, mặc dù đau đột ngột cũng có thể xảy ra. Đau và cứng khớp nhiều hơn vào buổi sáng, hoặc sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi một lúc. Theo thời gian, các triệu chứng như đau có thể xảy ra thường xuyên hơn, bao gồm cả khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Triệu chứng đau ban đầu có thể xuất hiện ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Cảm giác khớp háng cứng, chặt.
  • Người bệnh không thể vặn mình, xoay chân vào hoặc ra người, còn không thể cúi người về phía trước được dễ dàng. Giảm phạm vi chuyển động của khớp háng khiến người bệnh dần mất khả năng đi lại và gây ra đi khập khiễng.
  • Dễ bị cứng khớp và khi đi lại có thể nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ trong khớp háng khi vừa ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu do các mảnh sụn và các mô thoái hóa làm cản trở chuyển động trơn tru của khớp háng.
  • Khớp đau tăng lên khi trời mưa

Xem thêm: Triệu chứng viêm khớp: Những dấu hiệu bạn cần biết

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử mắc bệnh của bạn. Sau đó tiến hành khám lâm sàng và có thể yêu cầu các xét nghiệm máu, dịch khớp và chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khám:

  • Các điểm đau của khớp háng
  • Phạm vi của chuyển động thụ động và chủ động của khớp háng
  • Tiếng lạo xạo hay lục khục trong khớp khi chuyển động.
  • Đau khi tác động lực nhẹ lên hông
  • Dáng đi tập tễnh
  • Các dấu hiệu tổn thương gân, cơ, dây chằng bao quanh khớp háng.

Chẩn đoán hình ảnh

X-quang

Phương pháp này không thu được hình ảnh của sụn khớp nhưng mất sụn được thấy thông qua thu hẹp khoảng cách giữa 2 đầu xương trong khớp. X-quang cũng có thể cho thấy sự thay đổi của xương,  các gai xương xung quanh khớp. Một số người có thể có triệu chứng viêm xương khớp trên phim chụp X-quang trước khi họ gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm, bao gồm cả sụn khớp. MRI thường không cần thiết để chẩn đoán viêm xương khớp nhưng có thể giúp cung cấp thêm thông tin trong các trường hợp phức tạp.

Xem thêm: Viêm, thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điều trị

Mặc dù không có cách chữa viêm xương khớp, nhưng có là một số lựa chọn điều trị sẽ giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Điều trị bảo tồn

Cũng như các tình trạng viêm khớp khác, điều trị ban đầu cho viêm khớp háng là điều trị bảo tồn tức là điều trị không cần phẫu thuật. Bác sĩ có thể đưa ra một loạt các biện pháp điều trị khác nhau như:

Thay đổi lối sống

Một số thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của bạn có thể bảo vệ khớp háng và làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp.

  • Giảm thiểu các hoạt động làm nặng thêm tình trạng, chẳng hạn như leo cầu thang.
  • Chuyển từ các hoạt động nhịp độ cao (như chạy bộ hoặc tennis) sang các hoạt động có nhịp độ thấp hơn (như bơi lội hoặc đi xe đạp) sẽ giảm bớt căng thẳng cho khớp háng của bạn.
  • Giảm cân: Béo phì hoặc thậm chí là hơi thừa cân làm tăng thêm áp lực cho các khớp chịu trọng lượng của bạn, chẳng hạn như đầu gối và hông. Ngay cả khi bạn giảm được một trọng lượng nhỏ cũng có thể giảm bớt áp lục cho khớp và giúp giảm đau.
  • Nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng về những biện pháp lành mạnh để giảm cân. Hầu hết mọi người kết hợp những thay đổi trong chế độ ăn uống với tăng cường tập thể dục.

Vật lý trị liệu

Các bài tập cụ thể có thể giúp tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt, cũng như tăng cường cơ bắp ở hông và chân của bạn và giảm đau. Bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý có thể giúp bạn tạo ra một chương trình luyện tập cá nhân đáp ứng nhu cầu và lối sống của bạn.

Thiết bị hỗ trợ

Sử dụng các hỗ trợ đi bộ như gậy, nạng hoặc xe tập đi có thể cải thiện khả năng di chuyển và tính độc lập. Ví dụ như dùng thiết bị để nhặt những đồ vật ở thấp có thể giúp bạn tránh được các cử động gây đau khớp háng.

Thuốc

Nếu cơn đau của bạn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, hoặc không thuyên giảm bằng các phương pháp không phẫu thuật khác, bác sĩ có thể kê thuốc vào phác đồ điều trị của bạn.

  • Acetaminophen (Tylenol, Paracetamol, Efferalgan) là một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể có hiệu quả trong việc giảm đau viêm khớp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, giống như tất cả các loại thuốc, thuốc giảm đau không kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4-6 tiếng. Dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo của acetaminophen có thể gây tổn thương gan.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm. Một số hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như aspirin,ibuprofen hay meloxicam. NSAID có thể gây khó chịu cho dạ dày, các vấn đề về tim mạch, chảy máu và tổn thương gan và thận. NSAID tại chỗ có ít tác dụng phụ hơn và cũng có thể giảm đau.
  • Corticosteroid (còn được gọi là cortisone) là những chất chống viêm mạnh mẽ có thể uống hoặc tiêm vào khớp bị đau, có thể giảm đau và viêm nhưng tác dụng chỉ là tạm thời.

Điều trị phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu đau do viêm khớp gây ra tàn tật và không thuyên giảm khi điều trị bảo tồn.

Đục xương sửa trục (Osteotomy)

Đầu xương đùi hoặc ổ khớp bị cắt và được sắp xếp lại để giảm áp lực của khớp háng. Thủ tục này hiếm khi được sử dụng để điều trị viêm khớp háng.

Tái tạo bề mặt khớp háng

Trong phẫu thuật này, xương và sụn bị hư hỏng trong ổ cối được loại bỏ và thay thế bằng vỏ kim loại. Đầu xương đùi, không được loại bỏ, mà thay vào đó được phủ một lớp kim loại mịn.

Thay khớp háng toàn bộ

Bác sĩ của bạn sẽ loại bỏ cả ổ cối và đầu xương đùi bị hư hỏng, sau đó lắp ráp các bề mặt khớp bằng một thiết bị nhân tạo bằng kim loại, nhựa hoặc gốm mới để khôi phục chức năng của khớp háng.

Biến chứng

Bất kì phẫu thuật nào cũng có thể gặp biến chứng. Các biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu quá nhiều
  • Các cục máu đông
  • Trật khớp háng
  • Khác biệt chiều dài giữa chân trái và chân phải
  • Tổn thương mạch máu

Phục hồi

Sau bất kỳ loại phẫu thuật nào điều trị viêm khớp háng đều cần có một thời gian phục hồi. Thời gian phục hồi và tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện.

Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để giúp bạn lấy lại sức mạnh ở khớp háng và để khôi phục phạm vi chuyển động. Sau khi làm phẫu thuật, bạn có thể cần sử dụng gậy, nạng hoặc xe tập đi trong một thời gian.

Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật làm giảm đau do viêm xương khớp và giúp thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn, nhưng kết quả nhìn chung rất tốt.

Biến chứng sau phẫu thuật

Giống như các loại phẫu thuật, có một số rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Các vấn đề tiềm ẩn sau phẫu thuật vai bao gồm nhiễm trùng, chảy máu quá nhiều, cục máu đông và tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận về các biến chứng có thể xảy ra với bạn trước khi phẫu thuật.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment