Mang thai

Đi tiểu nhiều khi mang thai là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục?

Đi tiểu nhiều khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải vào giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là vấn đề bình thường do nhiều yếu tố gây ra và có khá nhiều cách để khắc phục, hạn chế tình trạng này.

Nhà vệ sinh có thể không phải là nơi có chỗ ngồi tốt nhất trong nhà, nhưng đối với phần lớn các mẹ bầu thì đây lại là nơi mà mẹ bầu phải vào ngồi thường xuyên nhất. Hãy đối mặt với việc đi tiểu nhiều khi mang thai.

Khi có nhu cầu thì bạn phải đi vệ sinh thôi, và hãy chuẩn bị tinh thần vì trong thời gian mang thai này bạn sẽ phải đi rất thường xuyên đấy. Và nếu bình thường việc phải đi tiểu không ngừng nghỉ này rất bất tiện thì nó lại là việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng không có mẹ bầu nào thích (đặc biệt là khi nó phá vỡ giấc ngủ ngon của bạn hoặc khi bạn ra ngoài và không thể tìm thấy nhà vệ sinh…).

Khi nào đi tiểu nhiều bắt đầu trong khi mang thai?

tiểu nhiều khi mang thai

Đi tiểu thường xuyên là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kỳ bắt đầu trong ba tháng đầu tiên, vào khoảng tuần thứ 4. May mắn là áp lực này thường giảm bớt khi tử cung dâng lên ổ bụng của bạn trong tam cá nguyệt thứ hai, mặc dù bạn có thể không thấy giảm đau nhiều. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ thấy rằng họ phải đi tiểu nhiều tới tận cuối thai kỳ, từ khoảng tuần 35 trở đi.

Nguyên nhân đi tiểu nhiều khi mang thai

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể bạn sản xuất ra một hormone gọi là Human Chorionic Gonadotropin (hCG) có vai trò điều chỉnh lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận. Do lúc mang thai, cơ thể bạn sẽ tích trữ rất nhiều nước và chất lỏng, thế nên khi thận tăng năng suất hoạt động để lọc các chất thải ra khỏi cơ thể (cho cả bạn và em bé) thì sẽ khiến bạn có hiện tượng đi tiểu thường xuyên hơn.

Mặt khác, sự phát triển của tử cung cũng tạo nên sự chèn ép lên bàng quang, làm nó có ít chỗ để chứa nước tiểu hơn và gây ra cho bạn hiện tượng mắc tiểu. Áp lực này sẽ giảm xuống trong giai đoạn ba tháng giữa thai kỳ. Nhưng đặc biệt đến ba tháng cuối, khi tử cung hạ thấp xuống để chuẩn bị cho em bé ra đời thì nhu cầu đi tiểu của bạn sẽ lại càng tăng cao, bạn cần đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm và có thể sẽ gặp tình trạng són tiểu nếu cơ xung quanh niệu đạo yếu.

Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, thậm chí bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn nữa do cơ thể bạn cố gắng loại bỏ lượng nước dư thừa của thai kì. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ tự động biến mất sau khoảng năm ngày, nhu cầu tiểu tiện của bạn cũng sẽ trở lại bình thường.

Một số thai phụ sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ nhưng một số khác thì vẫn vậy. Do đó, nên cố gắng không để tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai ảnh hưởng đến bạn, vẫn có khả năng bạn sẽ cảm thấy khá hơn trong ba tháng giữa thai kỳ và không phải chạy vào nhà vệ sinh cả ngày nữa.

Bạn có thể làm gì khi đi tiểu nhiều khi mang thai?

Cố gắng làm trống bàng quang hoàn toàn bằng cách nghiêng về phía trước khi bạn đi tiểu để hy vọng bạn sẽ đi đến nhà vệ sinh ít hơn. Ngoài ra, sau khi đi tiểu xong, hãy cố gắng rặn thêm một chút nữa.

Đừng nhịn uống nước nếu nghĩ rằng nó sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai. Cơ thể của mẹ và của em bé cần phải có một lượng nước cung cấp ổn định và đầy đủ – thêm vào đó thì tình trạng thiếu nước có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu đấy, vì vậy mẹ vẫn cần phải bổ sung nước đầy đủ nhé!

Làm gì để cải thiện tình trạng tiểu nhiều trong thai kỳ?

Bên cạnh việc làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn mỗi khi bạn đi vệ sinh, hãy thử những phương pháp sau để giảm tần suất đi tiểu:

Hãy giảm đi lượng caffeine hoặc không dùng

Caffeine có tính lợi tiểu sẽ làm bạn muốn đi tiểu nhiều hơn, do đó bạn nên tránh uống các loại như trà, cà phê, nước ngọt và những loại nước có chứa caffeine khác. Thay vào đó, cố gắng uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước đã thải ra. Bạn cũng có thể bổ sung bằng một số loại nước trái cây, ăn hoa quả mọng nước…Tuyệt đối không nên cắt giảm việc uống nước, nếu bạn không muốn gặp phải những tình trạng không mong muốn khác khi cơ thể thiếu nước.

Xem thêm: Chế độ ăn cho bà bầu dựa theo khoa học

Tập Kegel

Những bài tập đơn giản sẽ làm tăng sức mạnh vùng cơ xung quanh niệu đạo, giúp bạn điều khiển tốt hơn và giảm tình trạng són tiểu. Đây cũng là một bước chuẩn bị tốt cho việc mang thai và sinh nở.

Tránh uống nước trước khi ngủ

Để ban đêm được ngon giấc, bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ và vào giấc chiều tối. Hãy tranh thủ uống nhiều nước hơn vào ban ngày để không làm mất đi các chất lỏng cần thiết cho cơ thể cũng như cho thai nhi.

Khi nào tình trạng tiểu nhiều kết thúc?

Sự sắp xếp của các cơ quan nội tạng có thể hơi khác nhau giữa các mẹ bầu nên mức độ đi tiểu ở mỗi mẹ cũng sẽ khác nhau. Một vài mẹ bầu có thể hoàn toàn không nhận thấy tình trạng đi tiểu thường xuyên này; một số khác lại bị tình trạng này kéo dài trong hầu như suốt 9 tháng mang thai cho đến khi sinh con.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn luôn trong tình trạng cảm thấy muốn đi tiểu (thậm chí là ngay cả khi bạn vừa mới đi tiểu xong), thì hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn đi làm xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không.

Còn nếu bạn không đi tiểu nhiều khi mang thai thì đây cũng là điều hoàn toàn bình thường, đặc biệt là nếu lúc bình thường bạn đã có thói quen đi tiểu khá thường xuyên. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đang uống đầy đủ lượng nước cần thiết, ít nhất là 2l/ngày. Và cũng đừng quên theo dõi màu sắc nước tiểu, nước tiểu trong hoặc màu vàng nhẹ chứng tỏ bạn đã uống đủ nước rồi.

Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment