Tâm lý

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Trẻ em thiếu tập trung, tăng động, có hành vi bốc đồng – đây có phải là bệnh không?

Nhiều trẻ em có những hành vi kỳ quặc, chúng không thể ngồi im và giao tiếp với những người bình thường trong cuộc sống. Chúng có thể đang bị rối loạn tăng động giảm chú ý!

Vậy rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Hãy cùng Drcuaban tìm hiểu về tình trạng sức khỏe tâm thần rối loạn tăng động giảm chú ý qua bài viết dưới đây nhé.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

rối loạn tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một bệnh tâm thần phổ biến được đặc trưng bởi là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Tuy nhiên, khi mọi người nghĩ về ADHD, có lẽ hình ảnh sẽ là một đứa trẻ đang ngồi vắt vẻo trên ghế. Sự thật là tình trạng này biểu hiện theo những cách khác nhau giữa người này với người khác. Bệnh nhân cũng không phải lúc nào cũng là trẻ em.

Nguyên nhân của ADHD

Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý không rõ ràng, các chuyên gia cho rằng là do sự tương tác của các yếu tố khác nhau. Các yêu tố bao gồm:

Di truyền

Các nghiên cứu gia đình chỉ ra rằng yếu tố di truyền là nguyên nhân quan trọng của ADHD với khả năng di truyền trung bình khoảng 76%.

Dẫn truyền thần kinh

Các nghiên cứu về thần kinh và tâm sinh lý đã phát hiện ra rằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bị mất cân bằng, chẳng hạn như rối loạn chức năng của dopamine và norepinephrine. Một số học giả đã đề xuất giả thuyết dopamine, norepinephrine và serotonin (5-HT) của ADHD, nhưng không có giả thuyết nào có thể giải thích đầy đủ về nguyên nhân và cơ chế của ADHD.

Giải phẫu thần kinh và sinh lý thần kinh

Hình ảnh cộng hưởng từ cấu trúc não (MRI) cho thấy những bất thường và MRI chức năng cũng phát hiện ra rằng bệnh nhân mắc ADHD có khiếm khuyết về chức năng não. Chẳng hạn như chức năng thùy trán thấp và kích hoạt chức năng bất thường.

Yếu tố môi trường

Bao gồm các yếu tố trước khi sinh và sau sinh. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mang thai và sinh nở bao gồm: Mẹ bệnh nhi ADHD hút thuốc và uống rượu, sinh non ở trẻ em, bệnh não do thiếu máu cục bộ thiếu oxy sau khi sinh, rối loạn chức năng tuyến giáp.

Các bệnh ở trẻ em liên quan đến ADHD bao gồm: nhiễm virus, viêm màng não, viêm não, chấn thương đầu, động kinh, độc tố và thuốc.

Các yếu tố gây tranh cãi bao gồm: Suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống, tiêu thụ quá nhiều đồ uống hoặc thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm, thiếu sắt ở trẻ em, nồng độ chì trong máu tăng và giảm nồng độ kẽm trong máu, nhưng bằng chứng hiện tại là không đủ.

Yếu tố gia đình và tâm lý xã hội

Mối quan hệ cha mẹ không hòa thuận, gia đình tan vỡ, cách nuôi dạy con cái không đúng mực, cha mẹ có tính cách xấu, mẹ bị trầm cảm, cha có tính bốc đồng, hành vi chống đối xã hội hoặc nghiện vật chất, gia đình khó khăn, nhà cửa xa cách, phương pháp giáo dục không phù hợp có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hoặc sự tồn tại của các triệu chứng.

Triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Giảm chú ý

Các triệu chứng cơ bản của bệnh là khó tập trung và thời gian tập chung quá ngắn so với người cùng lưới tuổi. Khi nghe giảng, làm bài tập về nhà hay tham gia các hoạt động khác, người bệnh đều rất khó tập trung lâu dài, họ dễ bị phân tâm bởi kích thích bên ngoài. Hoặc cố tình tránh hay không muốn thực hiện các công việc cần tập trung liên tục lâu dài.

Tăng động

Biểu hiện là bệnh nhân thường có vẻ bồn chồn, tay chân có các hoạt động nhỏ, không thể ngồi yên. Tự ý rời khỏi chỗ ngồi khi không được phép trong lớp học hay trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên, chạy hay trèo khắp nơi. Họ rất khó để tham gia vào những hoạt động hay trò chơi tĩnh lặng.

Hành vi bốc đồng

Phản ứng hành động nhanh khi thông tin không đầy đủ. Hành động bốc đồng, bất chấp hậu quả, vì vậy thường có các cuộc gây gổ hay tranh cãi với đối tác, dẫn đến hậu quả xấu. Người bệnh chen ngang hoặc gián đoạn cuộc nói chuyện của người khác. Ví dụ: Họ tranh trả lời khi giáo viên chưa hỏi xong và không thể chờ được đến lượt mình trả lời.

Thiếu chú ý, tăng động và hành vi bốc đồng là triệu chứng của ADHD, chúng có giá trị chẩn đoán.

Học tập khó khăn

Giảm chú ý, tăng động ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng việc nghe giảng, làm bài tập của người bệnh, khiến cho thành tích học tập kém. Và thường thấp hơn so với thành tích mà khả năng trí tuệ của họ có thể đạt được.

Hệ thần kinh phát triển dị thường

Các cử động nhỏ, chuyển động phối hợp và ý thức về vị trí không gian của bệnh nhân rất kém. Ví dụ như, không dễ dàng để xoay tay, di chuyển ngón tay, buộc dây giày và nút áo, nên rất khó để phân biệt trái với phải. Một số bệnh nhân có một số vấn đề như việc phát triển ngôn ngữ chậm trễ, khả năng biểu lộ ngôn ngữ kém và IQ thấp.

Rối loạn cư xử

Tỷ lệ xuất hiện rối loạn cư xử của người bệnh ADHD là 30-58%. Rối loạn cư xử có các biểu hiện như hành vi hung hăng, đánh bạn học, phá hoại đồ vật, ngược đãi người khác và động vật, tấn công tình dục, cướp bóc, v.v… Hoặc một vài hành vi không tuân theo tiêu chuẩn đạo đức như nói dối, nghỉ học, bỏ nhà, phóng hỏa, trộm cắp.

ADHD ở người trưởng thành

Cho dù ở thời thơ ấu có được chữa trị hay không, 60-70% người mắc ADHD vẫn có triệu chứng khi trưởng thành, một số trong đó có thể đạt tiêu chuẩn để chẩn đoán ADHD. Các biểu hiện lâm sàng của ADHD ở người lớn khác với ở trẻ em.

Các biểu hiện chính của ADHD là chứng mất tập trung, trong khi biểu hiện tăng động sẽ giảm. Bởi vì bệnh nhân bốc đồng, liều lĩnh, có xu hướng xung đột với đồng nghiệp, thường thay đổi công việc, họ lái xe rất nhanh, không tuân theo luật giao thông, dẫn đến tai nạn giao thông.

Đánh giá triệu chứng của bệnh nhân ADHD trưởng thành thường đòi hỏi sự trợ giúp của người vợ/chồng, phụ huynh, đồng nghiệp hay cấp trên có quan hệ thân thiết với bệnh nhân.

Chẩn đoán

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM:

I. Có tiêu chuẩn A hoặc B

A. Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

  1. Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
  2. Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
  3. Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
  4. Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu hướng dẫn).
  5. Thường khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
  6. Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).
  7. Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở).
  8. Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
  9. Thường quên làm các công việc hằng ngày.

B. Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng tăng động-bồng bột trong thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

Tăng động:

  1. Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
  2. Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
  3. Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp (ở thiếu niên và người lớn, điều này có thể giới hạn ở mức họ cảm giác bồn chồn).
  4. Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí chỉ cần các hoạt động nhẹ nhàng.
  5. Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể “đang lái môtô”.
  6. Thường nói quá nhiều.

Bồng bột:

  1. Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.
  2. Thường khó chờ đợi đến lượt mình.
  3. Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi)

II. Một số triệu chứng tăng động – bồng bột hoặc triệu chứng giảm chú ý gây ra suy giảm chức năng xuất hiện trước 7 tuổi

III. Tình trạng giảm chức năng do các triệu chứng này được thấy hiện diện trong ít nhất 2 môi trường khác nhau (ở trường, ở nơi làm việc hoặc ở nhà)

  1. Phải có bằng chứng rõ ràng về tình trạng suy giảm chức năng đáng kể về các mặt xã hội, học tập và công việc.
  2. Các triệu chứng không xảy ra đồng thời với rối loạn phát triển lan tỏa, tâm thần phân liệt. Các triệu chứng cũng không được phù hợp hơn với các rối loạn tinh thần khác như rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách.

Phân loại rối loạn tăng động giảm chú ý

Dạng trội về giảm chú ý: Có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý nhưng lại phải có chưa đến 6 triệu chứng về tăng động-bồng bột tồn tại trong một thời gian ít nhất là 6 tháng.

Dạng trội về tăng động bồng bột: Có ít nhất 6 triệu chứng về tăng động-bồng bột nhưng lại phải có chưa đến 6 triệu chứng về giảm chú ý tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng.

Dạng phối hợp: Có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý và ít nhất 6 triệu chứng tăng động-bồng bột tồn tại trong một thời gian ít nhất là 6 tháng. Hầu hết những trẻ em mắc bệnh đều thuộc dạng này.

Điều trị như thế nào?

Cần sớm kiểm tra khi mang thai để đề phòng và chữa trị các yếu tố môi trường gây nên ADHD. Đối với trẻ học mẫu giáo và tiểu học cần sớm sàng lọc, đồng thời nâng cao mức nhận biết sớm của cha mẹ, giáo viên và bác sĩ chăm sóc y khoa sơ bộ về triệu chứng ADHD, chẩn đoán và chữa bệnh cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Việc nâng cao mức độ nhận biết và điều trị sớm có thể làm giảm mức độ nguy hại cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Về phương pháp điều trị, thuốc thường được cho là lựa chọn hàng đầu để điều trị ADHD, nhưng điều này không đúng. Một phương án can thiệp toàn diện được thực hiện dựa trên đặc điểm của bệnh nhân và gia đình họ. Thuốc có thể giảm bớt một số triệu chứng trong một thời gian ngắn, nhưng đối với các tác động tiêu cực gây ra bởi bệnh nhân và gia đình, các phương pháp điều trị ngoài thuốc sẽ thích hợp hơn.

1. Tâm lý trị liệu

Có chủ yếu hai cách: Điều trị hành vi và điều trị hành vi nhận thức.

Bệnh nhân có mối quan hệ xấu, ngôn ngữ và hành vi có tính công kích đối với người khác,  khả năng tự kiểm soát kém.

Điều trị hành vi sử dụng nguyên tắc phản xạ có điều kiện tác động tăng hành vi của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể học những kỹ năng xã hội thích hợp, sử dụng hành vi mới và hiệu quả để thay thế những hành vi không phù hợp trước đó.

Điều trị hành vi nhận thức chủ yếu giải quyết vấn đề bốc đồng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể học cách giải quyết vấn đề, nhận ra hành vi của họ có phải là thích hợp, và chọn cách ứng xử thích đáng.

2. Thuốc

Thuốc có thể cải thiện sự thiếu chú ý, giảm mức hoạt động, một phần nào đó cải thiện khả năng học tập, và cải thiện mối quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình trong một thời gian ngắn.

Methylphenidate liều thấp có thể cải thiện sự chú ý, liều cao có thể cải thiện chứng tăng động cùng triệu chứng bốc đồng và giảm các vấn đề hành vi, loại thuốc này chỉ thích hợp cho bệnh nhân trên 6 tuổi, và không nên sử dụng vào buổi tối. Tác dụng phụ: biếng ăn, mất ngủ, đau đầu,… hiện nay vẫn chưa chắc chắn và việc nó có ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ nhỏ hay không.Việc dung thuốc lâu dài cũng cần chú ý đến vấn đề lạm dụng thuốc.

Các thuốc ức chế tái hấp thu noradrenaline như tormoxine, có cùng hiệu quả với methylphenidate, ít phản ứng tiêu cực hơn và không gây nghiện. Tuy vậy, nó không phù hợp với bệnh nhân bị ADHD điều trị cấp tính. Phản ứng phụ thường gặp là phản ứng của hệ tiêu hóa, cần phải dùng thuốc sau bữa ăn.

3. Giáo dục và quản lý hành vi

Giáo viên và phụ huynh cần phải thực hiện hiệu quả quản lý hành vi và giáo dục tâm lý dựa theo các đặc điểm của bệnh nhân, tránh mọi sự phân biệt, trừng phạt thể xác hoặc các phương pháp giáo dục thô bạo. Cần sử dụng lời khen ngợi và động viên phù hợp để cải thiện sự tự tin và nhận thức của bệnh nhân. Khi phụ huynh và trường học của trẻ bị ADHD chắc chắn rằng tình trạng hay hành vi của bệnh nhân ảnh hưởng đến học tập, có thể sử dụng phương pháp điều trị ở trường học. Chỗ ngồi của bệnh nhâncó thể được sắp xếp gần giáo viên để làm giảm sự phân tâm của trẻ em trong lớp.

4. Giáo dục cho phụ huynh

Giáo dục cho phụ huynh phù hợp với bệnh nhân có kèm rối loạn cư xử hay các vấn đề tâm lý khác, phụ huynh không đồng ý điều trị bằng thuốc hoặc sự giáo dục của phụ huynh không phù hợp. Sự giáo dục và luyện tập có thể được hình thành từ một hay một nhóm gia đình. Nội dung chính gồm: cung cấp một môi trường hỗ trợ tốt cho phụ huynh, cho họ học kỹ năng giải quyết các vấn đề gia đình, học cách thỏa thuận thưởng và trừng phạt rõ ràng với con cái của họ, tránh các xung đột với con cái, nắm vững đúng cách dùng biện pháp tích cực để khuyến khích con cái, và dùng phương pháp trừng phạt hợp lý.

Lời kết

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường là một rối loạn có thể được quản lý. Trường hợp nghiêm trọng tồn tại có thể đi kèm với các tình trạng tâm thần nghiêm trọng khác, làm phức tạp thêm chẩn đoán.

Cha mẹ thường xuyên truyền điều này cho con cái của họ. Vì vậy, người lớn bị ADHD nên theo dõi các dấu hiệu của tình trạng trong gia đình mình, vì liên kết di truyền ở ADHD là rất mạnh.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment