Tâm lý

Rối loạn tức giận là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Bạn cho rằng giận dữ là một cảm xúc bình thường, nên bạn luôn nổi giận khi bạn không vui? Bạn cảm thấy những người xung quanh đang nói quá lên về tính khí xấu của bạn, và bạn có lý do để tức giận? Rất có thể bạn đang mắc phải rối loạn tức giận. Vậy, rối loạn tức giận là gì? Rối loạn tức giận có đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn không?

Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần này nhé.

Tổng quan về rối loạn tức giận

rối loạn tức giận

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y Harvard, gần 8% thanh thiếu niên thể hiện các vấn đề rối loạn tức giận. Tức giận là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người, nhưng sự tức giận thái quá có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe tâm lý khác.

Tức giận có nhiều khả năng làm hỏng mối quan hệ của bạn, làm hỏng sự phán xét của bạn và cản trở cuộc sống của bạn. Tức giận cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bạn.

Các loại rối loạn tức giận

Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận hoặc trải qua cơn giận vượt quá phạm vi cảm xúc bình thường có thể xuất hiện các loại rối loạn tức giận khác nhau. Các chuyên gia có sự mâu thuẫn trong danh sách các loại rối loạn tức giận, nhưng một số loại rối loại được chấp nhận rộng rãi bao gồm:

  • Tức giận mãn tính, kéo dài, có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân của các rối loạn tâm thần khác
  • Gây hấn thụ động, điều mà không phải lúc nào cũng xảy ra như sự tức giận và có thể khó xác định
  • Tức giận tràn ngập, nguyên nhân là do nhu cầu cuộc sống quá nhiều để một cá nhân có thể đối phó với.
  • Tự tức giận, sự giận dữ hướng về bản thân và có thể gây ra bởi cảm giác tội lỗi
  • Tức giận phán xét, hướng về người khác và có thể đi kèm với cảm giác oán giận
  • Tức giận bất định, liên quan đến những cơn giận dữ tự phát và bất định.

Tức giận thụ động

Những người gây hấn thụ động thậm chí có thể không nhận ra họ đang tức giận. Khi bạn trải qua sự tức giận thụ động, cảm xúc của bạn có thể được biểu hiện dưới dạng châm biếm, thờ ơ, hay coi thường. Bạn có thể bỏ học hoặc bỏ làm, xa lánh bạn bè và gia đình hoặc làm biểu hiện tồi trong các tình huống chuyên nghiệp hoặc các tình huống xã hội. Đối với người ngoài, nó sẽ trông giống như bạn đang cố ý phá hủy chính mình, mặc dù bạn có thể không nhận ra điều đó hoặc có thể giải thích hành động của mình.

Bởi vì sự tức giận thụ động có thể bị kìm nén, nên có thể khó nhận ra. Nói chuyện với các chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn xác định những cảm xúc đằng sau hành động của bạn, tìm ra lý do của sự tức giận và bạn có thể đối phó với nó.

Tức giận chủ động

Những người đã trải qua sự tức giận chủ động thường nhận thức được cảm xúc của họ, mặc dù họ không phải lúc nào cũng hiểu nguồn gốc của sự tức giận. Sự giận dữ thường được biểu hiện thành sự tức giận khó chịu hoặc trả đũa và có thể gây tổn hại về thể chất, tài sản cho những người khác. Học cách xác định các yếu tố kích thích và quản lý các triệu chứng tức giận là rất quan trọng để chủ động phản ứng với hình thức tức giận này.

Điều gì gây ra sự tức giận?

Một nguyên nhân hàng đầu của sự tức giận môi trường sống. Căng thẳng, các vấn đề tài chính, sự ngược đãi, gia đình nghèo nàn. Và các vấn đề yêu cầu quá nhiều thời gian và công sức của bạn đều có thể góp phần vào sự hình thành của sự tức giận. Cũng như các rối loạn khác như nghiện rượu, rối loạn tức giận có thể phổ biến hơn ở những cá nhân được nuôi dạy bởi cha mẹ có cùng rối loạn.

Di truyền và khả năng cơ thể chuyển đổi một số hóa chất và hormone cũng đóng một vai trò trong cách bạn đối phó với sự tức giận. Nếu não của bạn không phản ứng bình thường với serotonin, bạn có thể thấy khó kiểm soát cảm xúc hơn.

Biểu hiện của rối loạn tức giận

Triệu chứng cảm xúc của các vấn đề liên quan đến rối loạn tức giận

Bạn có thể nghĩ rằng triệu chứng cảm xúc của các vấn đề liên quan đến rối loạn tức giận chỉ giới hạn ở sự tức giận, nhưng một số trạng thái cảm xúc có thể chỉ ra rằng bạn không thể đối phó với sự tức giận theo cách tích cực và lành mạnh. Khó chịu liên tục, giận dữ và lo lắng là những triệu chứng cảm xúc có thể gặp.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoặc quản lý suy nghĩ, hoặc gặp phải vấn đề về việc muốn làm tổn thương bản thân hoặc người khác, bạn có thể gặp phải một rối loạn tức giận hoặc một vấn đề khác. Bạn cần đi khám bác sĩ.

Triệu chứng thực thể của các vấn đề liên quan đến sự tức giận

Những cảm xúc mạnh mẽ thường mang lại những thay đổi về thể chất cho cơ thể, và sự tức giận cũng không ngoại lệ. Một số triệu chứng thực thể của các vấn đề liên quan đến sự tức giận bao gồm:

  • Tim đập nhanh hoặc thắt ngực
  • Tăng huyết áp
  • Nhức đầu
  • Cảm giác căng đầu
  • Mệt mỏi

Ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn

Các vấn đề tức giận chưa được giải quyết có thể dẫn đến lo lắng. Nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của bạn.

Tác dụng tức thời của lo lắng có thể bao gồm chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, đau cơ, căng cơ, đau đầu và các vấn đề về tập trung và trí nhớ. Các triệu chứng như vậy có thể gây khó khăn khi thực hiện các công việc thông thường và có thể thêm vào sự tức giận chung trong cuộc sống.

Lo lắng lâu dài có thể gây ra rủi ro nguy hiểm cho trạng thái thể chất và cảm xúc của bạn. Những cá nhân bị những cơn lo âu kéo dài có thể có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Mất trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn giấc ngủ mãn tính và vấn đề về các mối quan hệ cũng có thể phát triển.

Có thể tự đánh giá tình trạng bệnh không?

Một số bài kiểm tra tự đánh giá có sẵn trực tuyến để giúp bạn nhận ra bất kỳ vấn đề tức giận và lo lắng nào bạn có thể gặp phải. Nếu bạn làm một bài kiểm tra trực tuyến, đó là một ý tưởng tốt nếu đảm bảo rằng nó được viết và xuất bản bởi một người được công nhận là một chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

Tuy vậy, ngay cả khi bài đánh giá được cung cấp bởi một tổ chức có uy tín, bạn không bao giờ nên cho phép tự chẩn đoán hoặc thông qua internet để điều trị. Bạn nên nói chuyện với các cố vấn chuyên nghiệp, bác sĩ gia đình hoặc các nhà tâm lý.

Điều trị

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần khuyên bạn nên tham gia các buổi trị liệu theo nhóm và các lớp quản lý tức giận như là lựa chọn điều trị cho các rối loạn tức giận.

Trong một số trường hợp, thuốc có thể hữu ích trong việc kiểm soát cảm xúc và phản ứng hóa học trong cơ thể dẫn đến sự tức giận không thể kiểm soát.

Loại thuốc được kê đơn sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân và có tính đến các chẩn đoán khác. Các tùy chọn có thể bao gồm:

  • Prozac hoặc thuốc chống trầm cảm khác
  • Các thuốc Benzodiazepines được biết đến để điều trị chứng lo âu, như Klonopin
  • Lithium hoặc các loại thuốc khác được biết đến để ổn định tâm trạng

Tác dụng phụ của thuốc

Theo báo cáo, có tới 50 phần trăm bệnh nhân sử dụng lithium gặp các tác dụng phụ liên quan đến thận. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc cho các triệu chứng tức giận trong khi dưới sự chỉ định của bác sĩ. Các tác dụng phụ khác cho các loại thuốc bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Thay đổi cách suy nghĩ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Run rẩy
  • Sốt
  • Nghiện

Sự phụ thuộc và gây nghiện

Liệu thuốc chống tức giận của bạn có thể gây nghiện hay không? Khả năng gây nghiện sẽ phụ thuộc vào tính cách của chính bạn, tình trạng cơ thể và đặc điểm của loại thuốc. Thảo luận về những nguy hiểm liên quan đến sự phụ thuộc và gây nghiện với bác sĩ của bạn và đảm bảo bạn tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về liều lượng. Nếu bạn gặp tác dụng phụ, thấy mình muốn dùng thuốc nhiều hơn hoặc không thể ngừng dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.

Trầm cảm và tức giận

Trầm cảm và giận dữ song hành với nhau và có thể gây ra một vòng tuần hoàn xấu. Sự tức giận có thể dẫn đến sự tha hóa và cảm giác tội lỗi, điều này có thể gây trầm cảm. Trầm cảm lâu dài cũng có thể gây khó khăn cho việc xử lý cảm xúc, làm tăng khả năng bùng phát cơn giận. Thông thường, cách duy nhất để phá vỡ vòng tuần hoàn này là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

Lời kết

Bước đầu tiên để kiểm soát cuộc sống của bạn là tìm kiếm sự giúp đỡ cho rối loạn tức giận. Điều trị có thể bao gồm các trị liệu cá nhân, điều trị tâm lý và dùng thuốc. Tìm hiểu về các triệu chứng tức giận, nguyên nhân và ảnh hưởng sẽ giúp bạn giải quyết rối loạn của mình một cách lành mạnh và tích cực. Hãy tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và điều trị sớm nhất có thể.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment