Mang thai

Mệt mỏi khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Kiệt sức, mệt mỏi, mệt nhọc, bất kể bạn gọi nó là gì, đều xảy ra với hầu hết các bà bầu. Bạn đang gặp khó khăn khi nhấc đầu khỏi gối mỗi buổi sáng, bạn cảm thấy rã rời cả ngày và bạn không thể chờ đợi để bò lên giường ngay khi về đến nhà vào ban đêm. Nghe có vẻ quen? Nếu đúng như vậy, bạn đang ở trạng thái mệt mỏi trong thai kỳ. Việc bạn cảm thấy mệt mỏi khi mang bầu là điều bình thường – đặc biệt là trong những tháng đầu và trong những tuần trước khi sinh.

Khi nào mệt mỏi trong thai kỳ bắt đầu?

mệt mỏi khi mang thai

Cảm giác mệt mỏi là triệu chứng thường thấy ở hầu hết các thai phụ, đặc biệt trong khoảng thời gian ba tháng đầutam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, khi cơ thể sản xuất ra nhiều loại hormone mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, những sự thay đổi về tâm lý và thể chất trong quá trình thai nghén cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng về mặt tâm thần và cảm xúc đối với chị em.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể thai phụ phóng thích ra nhiều hormone progesterone, tạo cho chị em cảm giác uể oải và buồn ngủ. Ngoài ra, cơ thể thai phụ còn sản xuất ra nhiều máu để giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới bào thai, khiến tim và các cơ quan khác phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể thai phụ cũng có những thay đổi để phù hợp với quá trình xử lý thực phẩm và dinh dưỡng trong thời gian này.

Cảm giác này thường trở tốt hơn vào khoảng đầu của tam cá nguyệt thứ hai và trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba , mặc dù nó thay đổi tùy theo từng thai kỳ. Trong ba tháng cuối thai kỳ, việc gia tăng trọng lượng của bào thai sẽ tạo thêm gánh nặng cho sức khỏe của chị em. Các thai phụ thường có những triệu chứng như: khó ngủ, tiểu nhiều lần về đêm, đau nhức cơ bắp chân, ợ nóng.

Nguyên nhân gây ra mệt mỏi khi mang thai

Tình trạng mệt mỏi của cơ thể mẹ bầu còn do 6 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt

Một trong những nguyên nhân chính có thể khiến mẹ dễ cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi là do cơ thể bị thiếu đi lượng sắt cần thiết. Với các mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ bầu dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo.

Mất ngủ thường xuyên

Những mẹ bầu thường bị mất ngủ, nghỉ ngơi không đủ số giờ cần thiết hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hoóc môn, căng thẳng và tiểu đường.

Tiểu đường khi mang thai

Những mẹ bầu vốn bị bệnh tiểu đường thì khi mang thai sẽ càng dễ mệt mỏi, khó chịu và sây sẩm mặt mày. Mẹ còn có cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều và cân nặng bị giảm. Do đó, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì cần được theo dõi kĩ càng trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ

Với những mẹ bầu sử dụng thuốc khi đang mang thai như thuốc chống dị ứng, thuốc trị nghén hay thuốc giảm đau thường sẽ gặp phải một số tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng mệt mỏi.

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu có vấn đề

Nếu quá trình trao đổi chất của mẹ bầu diễn ra không hiệu quả do các nguyên nhân như cơ thể nạp chưa đủ số calo cần thiết, ít vận động, mẹ bầu bị căng thẳng, thiếu ngủ hay không uống đủ nước. v.v. Sự trao đổi chất bị chậm lại sẽ khiến cho mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn so với bình thường.

Hiện tượng hạ đường huyết

Khi mẹ bầu thấy mình có các biểu hiện như run rẩy, tim đập nhanh, đói cồn cào, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, choáng váng thì có nghĩa là mẹ bầu đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Điều này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy rất mệt.

Cách đối phó với sự mệt mỏi khi mang thai

Hãy nhớ rằng mệt mỏi khi bạn mang thai là một tín hiệu từ cơ thể của bạn. Vì vậy, lắng nghe và tìm một số biện pháp để giảm nhẹ nó. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây:

Tự chăm sóc bản thân

Nếu bạn mang thai lần đầu, hãy tận hưởng những gì có lẽ sẽ là cơ hội cuối cùng của bạn trong một thời gian dài để tập trung vào việc chăm sóc bản thân. Nếu bạn đã có con ở nhà, bạn sẽ phải phân chia sự tập trung của mình. Dù bằng cách nào, đây không phải là thời gian để tự tạo áp lực cho mình. Vì vậy, nếu bạn mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi khi bạn có thể và chăm sóc bản thân thật tốt. Thỉnh thoảng hãy ăn những món ăn mà bạn yêu thích, đi shopping, tự tạo cho mình không gian thoải mái và nhẹ nhõm. Nếu bạn thích mua sắm, tại sao không đi chọn đồ cho em bé, trang trí nhà cửa… Đón một thiên thần cần chuẩn bị kha khá đồ đó, ngắm những bộ quần áo hay đồ dùng nhỏ xinh sẽ làm bạn háo hức chờ mong em bé ra đời và xua đi mệt mỏi.

Yêu cầu giúp đỡ

Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong những tháng tới, những triệu chứng khó chịu khác, vì vậy hãy cho chồng của bạn biết cảm giác của bạn và sẻ chia công việc với anh ấy. Nếu bạn bè hoặc gia đình hỏi họ có thể giúp gì cho bạn không, hãy nói đồng ý! Nếu có thể, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp bạn quán xuyến công việc nhà. Trong trường hợp thai phụ cảm thấy quá căng thẳng, hãy trao đổi với bạn bè hoặc người thân, những người có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ về các phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, như tham gia nhóm các bà bầu hoặc vài cách khác…Mở lòng ra và bạn sẽ thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn rất nhiều đấy!

Đi ngủ đúng giờ

Nếu bạn thường xuyên buồn ngủ, điều đó là hoàn toàn bình thường. Bạn nên đi ngủ đúng giờ, ngủ sâu giấc vào ban đêm để buổi sáng cảm thấy tràn đầy năng lượng. Đừng ngủ quá nhiều ban ngày bởi vì điều này có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngâm châm nước ấm với thảo dược vào mỗi tối cũng là một cách hiệu quả để giúp máu lưu thông, kích thích hệ tuần hoàn và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon, phòng tránh hiệu quả hiện tượng mệt mỏi do mang thai.

Thư giãn nhiều hơn

Kiệt sức vào cuối ngày? Dành buổi tối thư giãn, tốt nhất là ở nhà thay vì bước ra ngoài. Bạn có thể nghe nhạc nhẹ, trò chuyện với chồng, gọi điện tâm sự với bạn thân. Nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần lẫn thể chất cho chị em trong suốt thai kỳ. Đọc sách, nghe nhạc, xem tivi…sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả nhất vì nó không đòi hỏi phải tiêu hao quá nhiều năng lượng. Buổi trưa bạn cũng nên dành khoảng thời gian ngắn để nghỉ. Tốt nhất là ngủ một chút.

Nếu chưa có thói quen ngủ trưa, bạn nên tranh thủ chợp mắt ở nơi làm việc hoặc tại nhà. Chỉ 15 phút ngắn ngủi cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn khó ngủ, ít nhất hãy cố gắng nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn đang làm việc, không thể ngủ ở văn phòng, hãy ngồi tựa trên ghế và nhắm mắt lại thư giãn. Đừng quên kê một chiếc ghế thấp ở dưới để gác chân lên.

Lên thời gian biểu hợp lý

Giảm thời lượng dành cho công việc bên ngoài hoặc việc nhà để nghỉ ngơi nhiều hơn. Đừng cố gắng tham dự những sự kiện, cuộc hẹn không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, không nên cố gắng dọn dẹp nhà cửa tinh tươm mỗi ngày khi bạn quá mệt. Việc đó có thể để dành đến cuối tuần. Nếu bạn là một người nội trợ, nên nhờ người quen đến trông con và giúp nấu nướng 1-2 lần trong tuần để có một chút thời gian cho bản thân.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để giữ năng lượng ổn định, bạn cần một nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định. Thực hiện theo các hướng dẫn cho chế độ ăn uống khi mang thai, tập trung vào các chất tăng cường năng lượng lâu dài, khỏe mạnh, chẳng hạn như protein và carbohydrate phức tạp. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn nhận đủ calo (nếu bạn bị ốm nghén, điều này là hơi khó). Bạn nên nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và protein dưới đây thực đơn mỗi ngày nhé:

  • Hải sản: Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa quan trọng. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn với số lượng vừa phải bởi trong hải sản có chứa thủy ngân, khi dung nạp quá nhiều có thể gây hại cho trẻ.
  • Sữa chua: Chứa nhiều canxi và các loại vitamin. Đặt biệt, vi khuẩn có lợi probiotic có trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp chống lại mệt mỏi cho thai phụ.
  • Rau bina: Những loại rau lá xanh thẫm như rau bina rất giàu vitamin, khoáng chất và protein cần thiết. Ngoài ra còn giàu axit folic, sắt giúp chống lại cơn mệt mỏi khi có thai.
  • Chuối: Axit folic và kali trong chuối có tác dụng làm tăng hồng cầu, giảm đau nhức cơ thể và ngăn ngừa dị tật thai nhi.
  • Hạnh nhân: Có chứa chất chống oxy hóa và vitamin giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, làm cho mẹ cảm thấy ngon miệng hơn và đặc biệt rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Cam: Trái cây thuộc họ cam quýt rất giàu vitamin C và axit folic. Đây là thực phẩm chống mệt mỏi cực kỳ tốt, mẹ nên uống nước cam, chanh hàng ngày.
  • Đậu đỏ: Hầu hết thai phụ bị thiếu máu. Để tăng lượng hemoglobin, mẹ nên đưa đậu đỏ vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Cà rốt: Cà rốt giàu vitamin A và axit folic rất cần thiết cho thai kỳ và giúp thai nhi sáng mắt hơn.
  • Củ cải: Ăn củ cải thường xuyên sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi và tăng sức đề kháng.
  • Bông cải xanh (súp lơ xanh): là thực phẩm giàu các loại vitamin và protein. Đây là một trong những loại rau có công dụng chống lại mệt mỏi rất hiệu quả.

Bổ sung sắt

Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi. Bạn nên bổ sung sắt từ những thực phẩm hàng ngày như thịt bò, bí đỏ, nho…Ngoài ra bà bầu có thể bổ sung sắt bằng cách uống thuốc sắt (dạng lỏng). Loại thuốc này thường kết hợp với acid folic, vitamin B6, vitamin B12 là các thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống theo sự chỉ định và theo dõi từ bác sĩ.

Tránh những đồ uống chứa chất kích thích

Bạn cần đặc biệt tránh các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, trà, cà phê…các chất này sẽ cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Thay vào đó khi mệt mỏi mẹ hãy uống 1 ly nước cam, trong cam có chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hoặc các loại trà thảo mộc, trà bạc hà hỗ trợ hệ tiêu hóa, trà gừng làm giảm buồn nôn hay trà hoa cúc giúp bạn thư giãn.

Uống đủ nước

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Vì tình trạng mất nước sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.

Ăn thường xuyên

Giống như rất nhiều triệu chứng mang thai khác, mệt mỏi đáp ứng tốt với giải pháp ăn sáu bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa lớn. Giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định cũng sẽ giúp giữ năng lượng của bạn ổn định – vì vậy hãy lựa chọn bữa ăn nhỏ và bữa ăn nhẹ lành mạnh thường xuyên bao gồm protein, carbs phức tạp và các chất dinh dưỡng quan trọng khác để duy trì năng lượng.

Massage

Các động tác massage nhẹ nhàng không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn đem lại cảm giác thư giãn, xoa dịu cảm giác mệt mỏi. Lưu ý là bạn không nên thực hiện các bài tập bấm huyệt để tránh tạo những ra các cơn co thắt. Hai vùng nhạy cảm là ngực và bụng cũng không nên massage vì sẽ tạo ra cơn gò tử cung.

Vận động nhẹ nhàng

Khi đang mệt mỏi, không ít thai phụ nghĩ rằng việc tập thể dục sẽ khiến họ kiệt sức hơn. Theo các chuyên gia, điều này là hoàn toàn không đúng. Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho việc thư giãn, tăng sức bền, sự linh hoạt, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giảm đau nhức. Yoga, đi bộ hay bơi lội được xem là một trong những bài tập thể dục tốt nhất cho thai phụ. Bạn hãy đi bộ nhẹ nhàng, chạy bộ chậm xung quanh khu nhà hoặc công viên, tham gia vào lớp yoga trước khi sinh hoặc thậm chí đi bộ nhanh đến cửa hàng tạp hóa khi bạn có thể.

Bạn sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn nhờ những hormone tăng cường tâm trạng (endorphin) mà bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tập thể dục tốt cho cả bạn và bé theo nhiều cách. Đừng vận động quá sức để kết thúc buổi tập luyện của mình, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, không bị kiệt sức.

Tránh trở dậy nhiều lần trong đêm

Các thai phụ nên uống đủ nước vào các thời điểm sớm trong ngày. Đừng uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, nhằm giúp bạn không phải trở dậy để đi tiểu về đêm. Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên ăn bữa cuối trong ngày vào khoảng vài ba giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ. Thực hiện thao tác co, duỗi chân nhẹ nhàng trước khi ngủ, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị đau nhức cơ chân – một triệu chứng bình thường đối với hầu hết các thai phụ.

Hướng đến tương lai

Nếu đang ở 3 tháng đầu, bạn có thể nghĩ đến thời gian “huy hoàng” của tam cá nguyệt tiếp theo. Thông thường, những cơn mệt mỏi sẽ biến mất trong khoảng thời gian này và bạn có thể làm mọi điều mình thích, miễn là chúng không nằm trong danh sách những việc cấm kỵ đối với bà bầu.

Nếu đang ở 3 tháng cuối, hãy nghĩ về ngày mình được đón bé yêu chào đời. Cả một chặng đường dài sắp kết thúc! Không có lý do gì để không vui lên.

Nếu tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, sự mệt mỏi trở nên nghiêm trọng và dai dẳng, hoặc nếu kéo dài trong toàn bộ thai kỳ của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, đặc biệt nếu bạn gặp các triệu chứng khác như tức ngực, khó thở cực độ hoặc thậm chí ngất xỉu (có nghĩa là bạn có thể thiếu máu do thiếu sắt, một tình trạng phổ biến nhưng có thể điều trị được). Và nếu bạn cảm thấy buồn bã hay thờ ơ, cảm thấy hoảng loạn hoặc lo lắng hoặc thay đổi khẩu vị, bạn có thể trải qua trầm cảm trước khi sinh, một tình trạng khác bác sĩ có thể giúp bạn đối phó và điều trị.

Mệt mỏi khi mang thai có thể làm tổn thương em bé không?

Đối với đại đa số phụ nữ, mệt mỏi khi mang thai gây ra một chút khó khăn với họ, nhưng nó không gây hại cho em bé. Rốt cuộc, khi mang thai, cơ thể bạn đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoành tráng là tạo ra một con người mới, vì vậy việc cảm thấy mệt mỏi hơn là điều bình thường. Nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến thiên thần nhỏ bé đang phát triển bên trong bạn.

Điều đó nói rằng, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục hoặc lo lắng về sức khỏe của mình, đừng ngần ngại đi khám bác sĩ. Bac sĩ có thể loại trừ bất kỳ điều kiện cơ bản có thể gây ra các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể lấy mẫu máu của bạn để kiểm tra thiếu máu (thiếu sắt), một tình trạng mà không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn. Tin mừng là, thiếu sắt có thể được điều trị; bác sĩ của bạn có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống của bạn và / hoặc bổ sung sắt. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, mệt mỏi cực độ có thể là dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mãn tính, thường không gây hại cho thai nhi nhưng có thể liên quan đến một dạng ốm nghén hoặc buồn nôn nghiêm trọng hơn được gọi là gravidarum hyperemesis. Dù bằng cách nào, gặp bác sĩ của bạn có thể giúp đảm bảo bạn có được các phương pháp điều trị bạn cần để cảm thấy tốt hơn

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment