Ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh ung thư: Ung thư nên ăn gì, ăn như thế nào?

Bạn có biết 80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân và 20% bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết do khối u.

Cuộc chiến với căn bệnh ung thư là một cuộc chiến trường kì và khốc liệt. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân ung thư chỉ chú trọng vào các biện pháp điều trị mà chưa chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện mình bị ung thư, thường có những chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng với suy nghĩ “bỏ đói” tế bào ung thư dẫn tới việc cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật

Vậy, bệnh nhân ung thư nên ăn gì và ăn như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Dinh dưỡng tốt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư như thế nào?

ung thư nên ăn gì

Dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh ung thư. Ăn đúng loại thực phẩm và bữa ăn cân bằng trước, trong và sau khi điều trị ung thư có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn. Ăn uống tốt trong quá trình điều trị giúp duy trì trọng lượng cơ thể, cải thiện sức mạnh và năng lượng, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hỗ trợ cơ thể bạn chữa lành và phục hồi sau các phương pháp điều trị ung thư. Một số phương pháp điều trị ung thư hoạt động tốt hơn khi cơ thể được nuôi dưỡng tốt. Những người mắc bệnh ung thư được nuôi dưỡng tốt và có thể duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh thường có tiên lượng tốt hơn.

Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ăn uống các loại thực phẩm và đồ uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến từ một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng – người có thể giúp bạn duy trì dinh dưỡng trong khi bạn đang áp dụng các phương pháp điều trị và đang gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng

Đối với nhiều bệnh nhân, ảnh hưởng của ung thư và phương pháp điều trị ung thư khiến bệnh nhân khó có thể ăn uống tốt. Các phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng bao gồm:

Khi các bộ phận như: đầu, cổ, thực quản, dạ dày, ruột, tụy hoặc gan bị ảnh hưởng bởi việc điều trị ung thư vì vậy thật khó để có đủ chất dinh dưỡng để giữ sức khỏe.

Ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra suy dinh dưỡng

Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến sự cảm nhận hương vị, mùi, sự thèm ăn và khả năng ăn đủ lượng thực phẩm hoặc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Điều này có thể gây ra suy dinh dưỡng, suy kiệt cơ thể. Lạm dụng rượu và béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng có thể khiến bệnh nhân yếu, mệt mỏi và không thể chống lại nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Suy dinh dưỡng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu ung thư phát triển hoặc lan rộng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Ăn đúng lượng protein và calo rất quan trọng để chữa bệnh, chống nhiễm trùng và có đủ năng lượng.

Chán ăn và suy mòn là nguyên nhân phổ biến của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Chán ăn

Là mất cảm giác ngon miệng hoặc ham muốn ăn. Chán ăn thường gặp ở nhóm bệnh nhân đang điều trị xạ trị, hóa trị với biểu hiện chủ yếu là buồn nôn và nôn. Ngoài ra các sự thay đổi về vị giác, cảm giác đầy bụng và miệng khô cũng gây ra chán ăn. Chán ăn có thể xảy ra sớm trong khi mắc bệnh hoặc muộn hơn khi ung thư phát triển hoặc lan rộng. Một số bệnh nhân cảm thấy chán ăn trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ chán ăn. Chán ăn là nguyên nhân phổ biến nhất của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư. Để kiểm soát điều này hãy:

  • Cố gắng không bỏ lỡ bữa ăn nào
  • Chia thành các bữa ăn nhỏ hơn, sau 2-3 giờ ăn một bữa
  • Tận dụng những thời điểm cơ thể cảm thấy muốn ăn trong ngày
  • Uống sau và giữa các bữa ăn. Tránh uống nước nửa giờ trước bữa ăn và trong giờ ăn – chúng có xu hướng gây no, làm ăn ít hơn.
  • Hãy thử thay thế bằng bữa ăn lỏng hoặc bột, một lựa chọn hữu ích nếu thấy rất khó ăn.
  • Ăn những món yêu thích.
  • Lựa chọn nhiều loại thực phẩm hoặc tập thể dục thường xuyên có thể tăng sự thèm ăn.
  • Ăn cùng gia đình và bạn bè bất cứ khi nào có thể để tạo không khí vui vẻ khi ăn.

Suy mòn

Suy mòn trong ung thư biểu hiện bởi tình trạng sụt cân tiến triển, sụt giảm khối mỡ, khối cơ trong cơ thể và biếng ăn. Mất khối mỡ và khối cơ có thể là rất lớn, như trong ung thư phổi có thể mất đến 32% cân nặng so với lúc chưa bị bệnh. Dù mất tổng lượng 32% số cân nặng, nhưng bệnh nhân suy mòn do ung thư đã mất một lượng 85% khối lượng mỡ và 75% khối lượng cơ vân và một sự sụt giảm đáng kể thành phần chất khoáng, hao hụt khối xương. Sụt giảm lớn khối cơ giải thích tại sao bệnh nhân giảm khả năng đi lại và do vậy giảm chất lượng cuộc sống, cùng với rút ngắn thời gian sống còn, từ việc giảm khối cơ hô hấp dẫn đến chết do suy hô hấp. Tử vong sẽ xảy ra khi bệnh nhân ung thư mất 25-30% cân nặng cơ thể. Nó phổ biến ở những bệnh nhân có khối u ảnh hưởng đến ăn uống và tiêu hóa.

Một số khối u thay đổi cách cơ thể sử dụng một số chất dinh dưỡng. Việc sử dụng protein, carbohydrate và chất béo của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là các khối u của dạ dày, ruột hoặc ở khu vực đầu và cổ. Lượng ăn vào có thể là đủ, nhưng cơ thể có thể không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Bệnh nhân ung thư có thể chán ăn và suy mòn cùng một lúc.

Sụt cân tiến triển là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư, tần suất có thể từ 30-80% tùy thuộc vào loại ung thư. Sụt cân là một yếu tố tiên lượng trong ung thư, sụt cân càng nhiều thì thời gian sống còn càng ngắn. Bệnh nhân ung thư tụy, dạ dày có tỉ lệ sụt cân cao nhất. Có đến 20% bệnh nhân ung thư chết do suy mòn trước khi chết do bệnh lý ung thư gây ra.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 30- 35 kcal/kg/ngày
  • Acid amin hay protein: 1-2g/kg/ngày
  • Chất béo: chiếm 30- 50% trên tổng năng lượng

Cách tăng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, bệnh nhân ung thư đôi khi cần nhiều protein và calo (năng lượng) hơn bình thường.

  • Ăn ít một, thường xuyên ăn vặt hơn trong suốt cả ngày.
  • Ăn thực phẩm yêu thích bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Đừng đợi tới khi đói mới ăn, hãy ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau vài giờ.
  • Ăn bữa ăn lớn nhất của bạn khi bạn đói nhất.
  • Cố gắng chọn thực phẩm giàu calo, protein cao trong mỗi bữa ăn nhẹ.
  • Tập thể dục nhẹ trước bữa ăn để tăng sự thèm ăn.
  • Uống thức uống nhiều calo, giàu protein.
  • Uống các loại đồ uống giữa các bữa ăn thay vì trong khi ăn.

Ăn nhiều đồ ăn nhẹ

Ăn nhẹ giữa các bữa ăn có thể giúp những người bị ung thư tăng cân, tăng lượng protein và lượng calo và tăng mức năng lượng.

Một số đồ ăn nhẹ bổ dưỡng là:

  • Bánh nướng xốp
  • Phô mai
  • Các loại quả hạch, hạt và bơ hạt
  • Các loại sốt chấm làm từ phô mai, đậu, sữa chua hoặc bơ lạc
  • Sữa lắc hoặc sinh tố
  • Trái cây (tươi, đông lạnh, đóng hộp hoặc sấy khô)
  • Rau (sống, nấu chín, nước ép)
  • Súp
  • Bỏng ngô hoặc bánh quy
  • Sữa chua
  • Bánh làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt, mầm lúa mì
  • Sandwich như salad trứng, phô mai nướng hoặc bơ đậu phộng
  • Đồ uống ngay được vào bữa sáng
  • Ngũ cốc (nóng hoặc lạnh)
  • Sữa (trắng hoặc sô cô la).

Ăn nhiều protein

Những người bị ung thư có thể cần ăn một chế độ ăn giàu protein. Protein rất quan trọng cho sự phát triển và sửa chữa tế bào và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Không có đủ protein, cơ thể có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi khi điều trị ung thư.

Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Các sản phẩm từ sữa, hạt và bơ hạt, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng và thực phẩm đậu nành cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng.

Ăn nhiều calo

Calo rất quan trọng để duy trì cân nặng. Bệnh nhân có thể cần ăn một chế độ ăn nhiều calo, đặc biệt nếu người đó đang bị sụt cân. Calo cung cấp thêm năng lượng cần thiết để hồi phục sau phẫu thuật và chiến đấu với bệnh ung thư.

Carbonhydrate (tinh bột) và chất béo là nguồn cung cấp thêm calo.

  • Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
  • Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Nước

Vấn đề uống nước cũng là vấn đề thường gặp. Người bệnh thường ngại uống nước. Nhưng với bệnh nhân ung thư, lời khuyên là nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein.

Cơ thể cần nước để khỏe mạnh. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước và đang gặp các tác dụng phụ của điều trị ung thư như nôn mửa hoặc tiêu chảy, bệnh nhân có thể dễ dàng bị mất nước.

Rượu?

Bạn có thể tự hỏi liệu trong quá trình điều trị ung thư có thể uống rượu hay không?

Rượu có thể tương tác với một số loại thuốc, phương pháp điều trị (như hóa trị liệu) và một số tình trạng sức khỏe. Rượu cũng làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư.

Bên cạnh đó, rượu có ít dinh dưỡng và nhiều calo. Do đó, một hoặc hai ly có thể khiến bạn cảm thấy no và sau đó bạn có thể không cảm thấy muốn ăn bất cứ thứ gì khác.

Nếu không thể ăn được thì làm sao?

Có thể đôi khi bệnh nhân cảm thấy không thể ăn được. Nếu thức ăn không hấp dẫn hoặc bệnh nhân cảm thấy quá mệt mỏi hoặc không ăn được, thì có thể khó đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống một cách đơn thuần. Nếu bệnh nhân không thể ăn được trong nhiều hơn một vài ngày, các biện pháp sau có thể được đưa ra.

Chế phẩm bổ sung dinh dưỡng

Chế phẩm bổ sung dinh dưỡng là một nguồn calo và chất dinh dưỡng tốt. Chúng có nhiều hương vị và hình thức khác nhau, bao gồm một loại đồ uống có sẵn (tương tự như sữa lắc), bột, bánh pudding hoặc thanh dinh dưỡng.

Cung cấp dinh dưỡng qua ống thông dạ dày hoặc đường tĩnh mạch

Nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt, bị đau miệng hoặc đau cổ họng. Nếu hệ tiêu hóa vẫn còn tốt, bệnh nhân có thể được cho ăn qua ống thông dạ dày. Nếu hệ tiêu hóa không làm việc tốt, chất dinh dưỡng sẽ được truyền thẳng vào tĩnh mạch.

Vitamin và các khoáng chất

Cơ thể cần vitamin và khoáng chất để hoạt động tốt. Cách tốt nhất để có được vitamin, khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng khác là ăn thực phẩm tươi, sạch. Nhưng nếu ung thư và các phương pháp điều trị khiến bệnh nhân khó ăn uống bình thường trong một thời gian dài, sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất mỗi ngày là điều cần thiết. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung, đặc biệt nếu bệnh nhân đang điều trị xạ trị hoặc hóa trị.

Một số lưu ý về dinh dưỡng khác

Thay đổi khẩu vị

Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khói chịu. Đó là:

  • Súc miệng trước khi ăn
  • Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng)
  • Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày
  • Tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ
  • Sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…

Khô miệng

Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý:

  • Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước
  • Nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nước bọt hơn
  • Tránh ăn nhiều đường
  • Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh
  • Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày
  • Uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút

Đau vùng miệng

Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng… thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra. Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng (ví dụ như cam, bưởi, chanh… nước sốt cà chua hoặc nước trái cây; thực phẩm cay hoặc mặn; rau sống, bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc các loại thực phẩm thô hoặc khô khác).

Nấu thực phẩm cho đến khi chúng mềm và mềm. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm để xay nhuyễn thực phẩm. Trộn thức ăn với nước thịt hoặc nước sốt để dễ nuốt hơn. Sử dụng ống hút để uống hoặc thức ăn lỏng. Hãy thử thực phẩm lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Thực phẩm nóng có thể gây kích ứng miệng và cổ họng.

Buồn nôn và nôn

Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là:

  • Nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn
  • Uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, ít một và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…
  • Tránh ăn 1 giờ 2 giờ trước khi điều trị nếu điều này làm cho tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn.
  • Ăn trước khi cảm thấy đói, bởi vì đói có thể làm cho cảm giác buồn nôn mạnh hơn.
  • Nghỉ ngơi khoảng 1 giờ sau bữa ăn, vì hoạt động có thể làm chậm tiêu hóa.
  • Nếu nôn liên tục trong 1 hay 2 ngày, báo ngay cho bác sĩ, có thể bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm thuốc chống nôn.

Táo bón

Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón:

  • An chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày)
  • Uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày
  • Nên đi bộ và vận động thường xuyên.

Tăng cân

Đối với một số loại ung thư (ví dụ: ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng), bệnh nhân có thể tăng cân thay vì giảm cân. Mục đích của tất cả các bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư là duy trì trọng lượng cơ thể của họ.

Tăng cân có thể phát sinh từ việc tăng giữ nước trong cơ thể do tác dụng của một số loại thuốc chống ung thư. Tình trạng này được gọi là phù nề. Bệnh nhân bị phù có thể phải hạn chế lượng muối ăn vào, vì muối khiến cơ thể phải giữ thêm nước.  Để khắc phục điều này, bệnh nhân có thể sẽ được kê thuốc lợi tiểu.

Tăng cân cũng có thể là kết quả của việc tăng sự thèm ăn, ăn thêm thức ăn và năng lượng. Đối với bệnh nhân ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng đang tăng cân, các cách sau đây có thể giúp ngăn ngừa tăng cân và duy trì cân nặng trong quá trình điều trị:

  • Tiêu thụ vừa phải của hầu hết các loại rau, trái cây, bánh mì, ngũ cốc và các thực phẩm ít chất béo khác
  • Chọn thịt nạc (thịt bò nạc hoặc thịt lợn cắt mỡ, thịt gà không da) và các sản phẩm từ sữa ít béo (ví dụ: sữa tách béo).
  • Chọn phương pháp nấu ăn ít dầu mỡ như luộc, hấp.
  • Sử dụng ít dầu, bơ, mayonnaise, đồ uống có chứa đường.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng nếu có thể.

Vài điều về tác giá

Dr. Hung

Thích viết, đam mê chia sẻ kiến thức đến cộng đồng và mong muốn mọi người đều có kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân. Ngoài ra còn thích nghe nhạc trữ tình, làm đồ handmade...

Leave a Comment