Có rất nhiều các bệnh lý về da khác nhau, chúng khác nhau cả về triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng. Một số là tạm thời, một số là vĩnh viễn, có thể đau hoặc không đau. Một số tình trạng là nhỏ có thể khắc phục bằng cách thực hiện chăm sóc da đúng nhưng một số khác có thể đe dọa tính mạng.
Hầu hết các bệnh về da đều nhẹ, nhưng có một số triệu chứng gợi ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang mắc một vấn đề về da phổ biến. Dưới đây là một số bệnh lý về da thường gặp, cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa.
Các bệnh về da thường gặp nhất hiện nay
Có nhiều loại bệnh lý về da khác nhau. Sau đây là danh sách 25 bệnh thường gặp.
Mụn trứng cá
- Thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, ngực và phần trên lưng
- Các loại mụn trên da bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt hoặc các nang và cục gây đau đớn
- Có thể để lại sẹo hoặc làm thâm da nếu không được điều trị.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Mụn trứng cá là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về mụn trứng cá
[/wpsm_box]
Lở môi hay vết loét lạnh
- Xuất hiện nhiều mụn mủ, đỏ và đau gần miệng và môi
- Khu vực bị ảnh hưởng thường có cảm giác râm ran hoặc bỏng trước khi nhìn thấy vết đau
- Thời kì bùng phát cũng có thể đi kèm với các triệu chứng nhẹ, giống như cúm, bao gồm: Sốt nhẹ, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Mụn rộp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ra sao?
[/wpsm_box]
Mụn nước (Rộp da)
- Mụn nước là một túi nhỏ chứa đầy dịch trong, thường hình thành ở các lớp trên của da sau khi bị tổn thương.
- Kích thước có thể nhỏ hơn 1 cm (mụn nước) hoặc lớn hơn 1 cm (bọng nước) và xuất hiện một mình hoặc theo nhóm, có thể ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Rộp da là gì? Cách nhận biết rộp da bị nhiễm trùng và điều trị
[/wpsm_box]
Mày đay
- Các nốt ngứa, nổi lên trên da xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Đỏ, ấm và đau nhẹ khi chạm vào
- Có thể có hình tròn, vòng, hình dạng bất kì; kích thước nhỏ hoặc lớn.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Mề đay (Mày đay) là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị ra sao?
[/wpsm_box]
Dày sừng quang hóa (Actinic keratosis)
- Dày sừng quang hóa dễ dàng cảm nhận hơn là nhìn thấy. Đó là những chấm gồ cao nhỏ, thường được mô tả là thô ráp khi chà sát.
- Theo thời gian, những sang thương lớn dần, thường trở nên đỏ và tróc vẩy, hầu hết chỉ 3-10mm, nhưng chúng có thể lớn hơn đến vài cm.
- Xuất hiện trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời (tay, cánh tay, mặt, da đầu và cổ)
- Thường có màu hồng nhưng có thể có màu nâu, màu rám nắng hoặc xám.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Dày sừng quang hóa là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
[/wpsm_box]
Chứng đỏ mặt (Rosacea)
- Bệnh da mãn tính này trải qua các chu kỳ thoái lui và tái phát
- Tái phát có thể được kích hoạt bởi thức ăn cay, đồ uống có cồn, ánh sáng mặt trời, căng thẳng và vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori
- Có bốn loại bệnh hồng ban và chúng bao gồm rất nhiều triệu chứng
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm da ửng đỏ, đỏ da liên tục, nổi mụn đỏ hay mụn mủ, nhìn thấy rõ các mạch máu, có cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở mặt, da khô, da nhạy cảm, da bị dày lên. Nếu tình trạng da dày lên ở mũi, làm cho mũi có hình dáng phình to, gọi là mũi sư tử (rhinophyma).
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Chứng đỏ mặt (Rosacea) là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị?
[/wpsm_box]
Nhọt
- Nhọt là khối u đỏ, sưng đau dưới da, bên trong có thể chứa đầy mủ
- Có thể kèm theo sốt, đau nhức và mệt mỏi
- Tình trạng này có thể gây sẹo da vĩnh viễn và dễ dàng lây nhiễm vào các bộ phận khác của cơ thể
- Nó có khả năng lây cho những người khác
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Nhọt là gì? Hậu bối là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ra sao?
[/wpsm_box]
Dị ứng với latex
Tình trạng này được coi là một cấp cứu y tế. Chăm sóc khẩn cấp là điều cần thiết.
- Phát ban có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với sản phẩm chứa latex
- Phát ban đỏ, ngứa, nóng, nứt và phồng rộp ở vị trí tiếp xúc với Latex.
- Các hạt latex trong không khí có thể gây ho, sổ mũi, hắt hơi và ngứa, chảy nước mắt.
- Triệu chứng khác nghiêm trọng hơn có thể gồm phát ban, khó thở, khó nuốt, thậm chí sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng).
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Dị ứng Latex là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
[/wpsm_box]
Bệnh chàm (Eczema)
- Các mảng vảy da màu vàng hoặc trắng dễ bong ra
- Các khu vực bị ảnh hưởng có thể có màu đỏ, ngứa, nhờn hoặc dính
- Rụng tóc có thể xảy ra trong khu vực bị chàm
Bệnh vẩy nến
- Vết đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong rất giống với giọt nến.
- Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.
- Có thể bị ngứa, châm chích, bỏng rát hoặc không có triệu chứng
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ra sao?
[/wpsm_box]
Viêm mô tế bào
Tình trạng này được coi là một cấp cứu y tế. Chăm sóc y tế khẩn cấp có thể cần thiết.
- Nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập qua vết nứt hoặc vết cắt trên da
- Da đỏ, đau, sưng, có hoặc không chảy dịch và lan nhanh
- Nóng và mềm khi chạm vào
- Sốt, ớn lạnh và vệt đỏ do phát ban có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Viêm mô tế bào là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về căn bệnh này
[/wpsm_box]
Bệnh sởi
- Các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, đỏ, chảy nước mắt, chán ăn, ho và sổ mũi
- Phát ban đỏ lan từ mặt xuống cơ thể, xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay ba đến năm ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện
- Những đốm nhỏ màu đỏ với trung tâm màu trắng xanh xuất hiện bên trong miệng
Ung thư biểu mô tế bào đáy
- Là một dạng phổ biến của ung thư da, tiến triển chậm
- Khu vực bệnh nổi gồ lên, săn chắc và nhợt nhạt có thể giống như một vết sẹo
- Thông thường có hình dạng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm vào bên trong, nhìn thấy rõ mạch máu nhỏ đan xuyên do giãn mạch
- Dễ chảy máu hoặc vết thương chảy dịch dường như không lành, hoặc lành và sau đó xuất hiện trở lại.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Ung thư biểu mô tế bào đáy là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về nó
[/wpsm_box]
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Thường xảy ra ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với bức xạ UV, như mặt, tai và mu bàn tay. Tuy nhiên chúng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng và hậu môn, và trên bộ phận sinh dục ở cả nam giới và phụ nữ.
Thương tổn dạng sùi hoặc mảng cứng nổi cao, chắc, màu hồng đến màu đỏ, loét, dễ chảy máu, đóng vảy tiết nâu đen. Trường hợp không điều trị kịp thời, khối ung thư phát triển nhanh, xâm lấn xuống tổ chức xung quanh và di căn xa. Khối u có thể loét, nhiễm khuẩn, mùi hôi thối, di căn tới các hạch lân cận hoặc đến các cơ quan nội tạng như phổi, não.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Ung thư biểu mô tế bào vảy là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về nó
[/wpsm_box]
U hắc tố (Melanoma)
- Mặc dù không phổ biến nhưng đây là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất
- Nốt ruồi ở bất cứ đâu trên cơ thể, phẳng hoặc gồ lên, có các cạnh hình dạng không đều, hình dạng bất đối xứng và nhiều màu sắc, nhiều kích thước khác nhau
- Nốt ruồi đã thay đổi màu sắc hoặc ngày càng lớn hơn theo thời gian
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: U hắc tố là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ra sao?
[/wpsm_box]
Lupus
- Đây là một bệnh tự miễn biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và cơ quan khác nhau
- Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau đầu, sốt và sưng hoặc đau khớp
- Phát ban có vảy, hình đĩa mà không ngứa hoặc đau
- Các mảng màu đỏ có vảy hoặc hình dạng vòng phổ biến nhất nằm ở vai, cẳng tay, cổ và thân. Phát ban có thể xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi phơi nắng.
- Phát ban đỏ, sờ thấy ấm, lan ra khắp má và sống mũi như cánh bướm ở mặt và xấu đi dưới ánh mặt trời.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Lupus là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và cách điều trị
[/wpsm_box]
Viêm da tiếp xúc
- Xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Có giới hạn rõ ràng và xuất hiện nơi da bạn chạm vào chất kích thích
- Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy hoặc thô ráp
- Mụn nước mà dễ vỡ, rỉ nước hoặc trở nên đóng vảy cứng.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
[/wpsm_box]
Bệnh bạch biến
Bệnh xuất hiện do mất sắc tố trong da do sự phá hủy tự miễn của các tế bào sắc tố.
Triệu chứng chủ yếu của bệnh bạch biến là các mảng trắng trên da. Và nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, kích thước to, nhỏ khác nhau.
Thể đứt đoạn (segmental vitiligo – SV): Các mảng trắng có xu hướng nhỏ hơn và xuất hiện ở một hoặc một vài khu vực. Ở thể này, bạch biến có xu hướng ở một khu vực một bên của cơ thể, thường khởi phát ở tuổi thiếu niên, tiến triển nhanh trong thời gian ngắn rồi ổn định và thường không tiến triển tiếp, nhìn chung tiến triển chậm hơn so với thể không đứt đoạn.
Thể không đứt đoạn (non segmental vititligo – NSV) hay lan tỏa (generalized vitiligo): Các mảng trắng lan rộng xuất hiện đối xứng ở cả hai bên của cơ thể. Đây là thể phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng đến các tế bào sắc tố ở bất cứ đâu trên cơ thể. Bệnh dạng này tiến triển mạn tính, khó tiên lượng.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
[/wpsm_box]
Mụn cóc
- Mụn cóc rất phổ biến, do siêu vi trùng, thông thường nhất là loại Virus papilloma ở người (HPV)
- Mụn cóc là một khối nhỏ trên da hoặc niêm mạc, trông giống như một vết phồng rộp hoặc súp lơ nhỏ, có thể xảy ra đơn lẻ hoặc theo nhóm
- Mụn cóc dễ lây, có thể mọc tràn lan và thường tan biến sau vài tuần hay vài năm
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Mục cóc là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về mụn cóc
[/wpsm_box]
Thủy đậu
- Các nốt mụn nước đỏ, trong có chứa nhiều dịch, ở nhiều giai đoạn khác nhau xuất hiện khắp cơ thể.
- Phát ban đi kèm với sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn
- Có khả năng lây truyền cho đến khi tất cả các mụn nước đã vỡ.
Bệnh chàm da tiết bã
- Da có các vảy bong màu vàng hoặc trắng
- Da ở các khu vực bị ảnh hưởng có thể đỏ, ngứa, dính hoặc nhờn
- Rụng tóc có thể xảy ra ở vùng phát ban
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Bệnh viêm da tiết bã nhờn là gì? Chẩn đoán, điều trị ra sao?
[/wpsm_box]
Dày sừng nang lông
- Tình trạng da thường gặp nhất ở cánh tay và chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở mặt, mông và thân
- Thường tự hết ở tuổi 30
- Mảng da khô, đỏ và bóng nhỏ li ti như u, thường xuất hiện ở mặt duỗi cánh tay trên, cẳng chân, đùi, gò má, mông. Các u hay bóng nhỏ li ti này thường không đau hay ngứa
- Có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời tiết khô
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Dày sừng nang lông là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
[/wpsm_box]
Hắc lào
- Phát ban có vảy hình tròn với đường viền nổi
- Da ở giữa khu vực trung tâm hình tròn có xu hướng lành hơn khu vực ở rìa, tổn thương có xu hướng lan rộng
- Ngứa
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Hắc lào là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
[/wpsm_box]
Nám da
- Tình trạng da phổ biến với các mảng tối xuất hiện trên mặt, hiếm khi ở cổ, ngực hoặc cánh tay.
- Phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai (chloasma) và những người có màu da sẫm hơn và phơi nắng nhiều.
- Không có triệu chứng khác ngoài sự đổi màu da.
- Có thể tự biến mất trong vòng một năm hoặc có thể trở thành vĩnh viễn.
[wpsm_box type=”info” float=”none” text_align=”left”]
Xem thêm: Nám da: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và cách điều trị
[/wpsm_box]
Chốc lở
- Bệnh chốc lở Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Thường nằm ở khu vực xung quanh miệng, cằm và mũi
- Phát ban khó chịu và mụn nước chứa chất lỏng dễ vỡ và tạo thành một lớp vỏ màu mật ong
[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”]
Xem thêm: Các loại da mặt: Đặc điểm và cách nhận biết loại da của bạn
[/wpsm_box]
Các bệnh lý da tạm thời
Nhiều tình trạng da chỉ tồn tại tạm thời, bao gồm viêm da tiếp xúc và dày sừng nang lông
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất. Tình trạng này thường là hậu quả của việc tiếp xúc với hóa chất hoặc các vật liệu gây kích ứng khác. Những chất này có thể gây kích ứng khiến da bị ngứa, đỏ và viêm.
Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc không nghiêm trọng, nhưng chúng có thể khá ngứa. Kem bôi và tránh các chất gây kích ứng là phương pháp điều trị điển hình.
Dày sừng nang lông (Keratosis pilaris)
Đây là một tình trạng nhỏ gây ra những nốt sẩn nhỏ, sần sùi trên da. Những nốt này thường xuất hiện ở phần trên cánh tay, đùi hoặc má. Thường có màu đỏ hoặc trắng, không đau và ngứa. Điều trị là không cần thiết, nhưng dùng kem bôi có thể cải thiện vẻ ngoài của da.
Các bệnh lý da vĩnh viễn
Chúng bao gồm một số tình trạng da mạn tính xuất hiện từ khi sinh ra, một số khác xuất hiện về sau này.
Nguyên nhân của những rối loạn này không phải lúc nào cũng được biết đến. Nhiều bệnh lý da vĩnh viễn có phương pháp điều trị hiệu quả cho phép thời gian thuyên giảm kéo dài. Tuy nhiên, những bệnh này không thể chữa được và các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào. Ví dụ về tình trạng da mạn tính bao gồm:
- Chứng đỏ mặt, được đặc trưng bởi da ửng đỏ, nổi mụn đỏ hay mụn mủ trên mặt
- Bệnh vẩy nến, gây ra các vảy, ngứa và khô
- Bạch biến, dẫn đến các mảng da lớn, màu trắng, kích thước không đều.
Bệnh lý da ở trẻ em
Bệnh lý da thường phổ biến ở trẻ em. Trẻ có thể mắc nhiều tình trạng da giống như người lớn. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về da liên quan đến tã, bỉm. Vì trẻ em thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác và vi trùng khác, chúng cũng có thể bị mắc bệnh về da hiếm khi xảy ra ở người lớn. Nhiều vấn đề về da thời thơ ấu biến mất khi lớn lên, nhưng cũng có một số bệnh lý vĩnh viễn. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ có thể điều trị bệnh lý da ở trẻ em bằng các loại kem bôi, thuốc bôi hoặc thuốc đặc trị.
Các bệnh lý da phổ biến ở trẻ em bao gồm:
- Bệnh chàm
- Hăm tã
- Viêm da tiết bã
- Thủy đậu
- Bệnh sởi
- Mụn cóc
- Mụn trứng cá
- Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn (Fifth Disease)
- Mày đay
- Hắc lào
- Phát ban do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
- Phát ban do dị ứng
Triệu chứng của các bệnh lý da
Bệnh lý về da có rất nhiều triệu chứng. Các triệu chứng xuất hiện trên da không phải lúc nào cũng là bệnh của da.
Những bất thường trên da thường là triệu chứng của rối loạn da bao gồm:
- Các nốt trên da màu đỏ hoặc trắng
- Phát ban, có thể đau hoặc ngứa
- Da có vảy hoặc thô ráp
- Da bong tróc
- Loét
- Vết loét mở hoặc tổn thương
- Da khô, nứt nẻ
- Mảng da bị đổi màu
- U, cục, mụn cóc
- Thay đổi màu sắc hoặc kích thước nốt ruồi
- Mất sắc tố da
- Đỏ da mặt quá mức
Nguyên nhân gây bệnh lý về da
Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Vi khuẩn bị tích tụ trong lỗ chân lông và nang lông
- Nấm, ký sinh trùng hoặc vi sinh vật sống trên da
- Virus
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích hoặc người khác bị nhiễm bệnh
- Yếu tố di truyền
- Bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp, hệ thống miễn dịch, thận và các hệ thống cơ quan khác
Nhiều tình trạng sức khỏe và các yếu tố lối sống cũng có thể dẫn đến sự phát triển của một số bệnh lý da. Một số tình trạng da không có nguyên nhân được biết đến.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột là một thuật ngữ cho một nhóm các rối loạn đường ruột gây viêm đường tiêu hóa kéo dài. Những rối loạn liên quan đến ruột thường gây ra các vấn đề về da. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh này có thể gây ra một số tình trạng da, chẳng hạn như:
- Mụn thịt (skin tags)
- Nứt kẽ hậu môn
- Viêm miệng
- Viêm mạch
- Bạch biến
- Bệnh chàm dị ứng
Bệnh tiểu đường
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường gặp phải một vấn đề về da do tình trạng của họ tại một số điểm. Một số bệnh lý về da chỉ ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường. Một vài bệnh lý khác xảy ra thường xuyên hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường vì bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề lưu thông máu. Tình trạng da liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn, chẳng hạn như nhọt, chắp và viêm nang lông
- Nhiễm nấm, chẳng hạn như nhiễm nấm chân, hắc lào và nấm men
- Acanthosis nigricans hay bệnh gai đen
- Bệnh teo da tiểu đường (diabetic dermopathy)
- Mụn phỏng nước trên da
- Xơ cứng ngón tay
Lupus
Lupus là một bệnh viêm mãn tính có thể làm tổn thương da, khớp hoặc các cơ quan bên trong cơ thể. Các vấn đề về da phổ biến xảy ra do bệnh lupus bao gồm:
- Tổn thương tròn trên mặt và đầu
- Tổn thương dày, đỏ, có vảy
- Tổn thương hình tròn màu đỏ trên các bộ phận cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Phát ban phẳng trên mặt và cơ thể trông giống như bị cháy nắng
- Đốm đỏ, tím hoặc đen trên ngón tay và ngón chân
- Vết loét bên trong miệng và mũi
- Đốm đỏ nhỏ trên chân
Mang thai
Mang thai gây ra những thay đổi đáng kể về nồng độ hormone có thể dẫn đến các bệnh về da. Các vấn đề về da từ trước có thể thay đổi hoặc trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Hầu hết các tình trạng da phát sinh trong thai kỳ sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Một số tình trạng da cần được chăm sóc y tế trong khi mang thai.
Tình trạng da phổ biến do mang thai bao gồm:
- Vết rạn da
- Nám da
- Pemphigoid
- Nổi mày đay mẩn ngứa
- Bệnh chàm
Stress
Stress có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh về da. Các vấn đề về da liên quan đến stress bao gồm:
- Bệnh chàm
- Bệnh vẩy nến
- Mụn trứng cá
- Chứng đỏ da mặt
- Bệnh khô da vảy cá
- Bạch biến
- Mày đay
- Viêm da tiết bã
- Bệnh rụng tóc
Mặt trời
Mặt trời có thể gây ra nhiều bệnh về da khác nhau. Một số là phổ biến và vô hại, trong khi những rối loạn khác là hiếm hoặc đe dọa tính mạng.
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các tình trạng sau:
- Nốt ruồi
- Nếp nhăn
- Cháy nắng
- Dày sừng quang hóa (actinic keratosis)
- Ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư sắc tố
- Nhạy cảm ánh sáng
Điều trị các bệnh về da
Nhiều bệnh lý về da có thể điều trị. Các phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng da bao gồm:
- Thuốc kháng histamine
- Kem và thuốc mỡ
- Kháng sinh
- Tiêm vitamin hoặc steroid
- Trị liệu bằng laser
- Thuốc điều trị đích
Không phải tất cả các rối loạn da đáp ứng với điều trị. Một số điều kiện biến mất mà không cần điều trị. Những người có tình trạng da vĩnh viễn thường trải qua các giai đoạn tái phát hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Điều trị sẽ làm các bệnh lý không thể khỏi được trở nên thuyên giảm. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng da xuất hiện trở lại do một số tác nhân, chẳng hạn như căng thẳng hoặc bệnh tật.
Bạn thường có thể điều trị các bệnh lý da một cách tạm thời và thẩm mỹ bằng:
- Thuốc trang điểm
- Sản phẩm chăm sóc da không kê đơn
- Thực hành vệ sinh tốt
- Điều chỉnh lối sống nhỏ, chẳng hạn như thực hiện một số thay đổi chế độ ăn uống
Ngăn ngừa các bệnh về da
Một số bệnh lý da không thể phòng ngừa, bao gồm các tình trạng do di truyền và một số vấn đề về da do các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa một số bệnh lý về da khác.
Thực hiện theo các mẹo sau để ngăn ngừa bệnh lý da nhiễm trùng:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên.
- Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và ly uống nước với người khác.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với da của những người bị nhiễm trùng.
- Làm sạch mọi thứ ở nơi sinh hoạt công cộng trước khi sử dụng chúng, chẳng hạn như thiết bị phòng tập thể dục.
- Không dùng chung, chia sẻ các vật dụng cá nhân, như chăn, lược chải tóc hoặc đồ bơi với người khác
- Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
- Uống nhiều nước.
- Tránh căng thẳng quá mức về thể chất hoặc tinh thần.
- Áp dụng chế độ ăn đủ dinh dưỡng.
- Tiêm vắc-xin phòng một số bệnh da nhiễm trùng, chẳng hạn như thủy đậu.
Đối với bệnh lý không nhiễm trùng:
Các bệnh về da không nhiễm trùng, chẳng hạn như mụn trứng cá và viêm da dị ứng, đôi khi có thể phòng ngừa được. Phương pháp phòng ngừa khác nhau tùy thuộc vào điều kiện. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa một số rối loạn da không nhiễm trùng:
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng và nước sạch mỗi ngày.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Tránh các chất gây dị ứng từ môi trường và từ chế độ ăn uống.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất khắc nghiệt hoặc các chất kích thích khác.
- Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
- Uống nhiều nước.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Bảo vệ làn da của bạn khỏi quá lạnh, nóng và gió.
Tìm hiểu về các bước chăm sóc da và điều trị bệnh lý về da đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của da. Một số tình trạng đòi hỏi sự bạn cần đi khám bác sĩ, trong một số khác bạn có thể giải quyết ở nhà một cách an toàn. Bạn nên tìm hiểu về các triệu chứng hoặc tình trạng của bạn và nói chuyện với bác sĩ để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.